Ukraine: “Cái sảy nảy cái ung”
Khủng hoảng nghiêm trọng không chỉ đẩy quốc gia Đông Âu Ukraine vào cảnh “huynh đệ tương tàn”, mà còn làm dấy lên lo ngại về nguy cơ xảy ra một cuộc Chiến tranh lạnh mới giữa Nga và phương Tây, đặc biệt sau khi Mátxcơva cân nhắc đưa quân tới Ukraine.
Thùng “thuốc súng” Ukraine cần phải được nhanh chóng tháo ngòi, nếu không những lo ngại này sẽ có thể trở thành hiện thực trong tương lai gần.
Không ai có thể ngờ rằng khi thỏa thuận chấm dứt cuộc xung đột đẫm máu làm hàng trăm người thương vong ở Ukraine chưa kịp ráo mực, thì cục diện chính trường tại nước này lại bị đảo ngược nhanh chóng đến vậy.
Không còn cảnh biểu tình hay đụng độ ở Maiden – quảng trường Độc lập ở tâm thủ đô Kiev – như 3 tháng trước đó, song thỏa thuận được ký ngày 21/2 giữa Tổng thống Viktor Yanukovich và phe đối lập dưới sự chứng kiến của 3 nhà đại diện châu Âu vẫn không thể cứu vãn được chính phủ thân Nga ở Kiev.
Một cuộc đảo chính lập pháp đã diễn ra chóng vánh sau đó khi phe đối lập nhanh chóng giành quyền kiểm soát chính quyền Trung ương, phế truất Tổng thống Yanukovich và bầu thủ lĩnh đối lập Alexandre Turchinov làm Chủ tịch Quốc hội kiêm Tổng thống lâm thời. Phe đối lập cũng ấn định bầu cử tổng thống trước thời hạn vào ngày 25/5 tới, trong khi Quốc hội chấp thuận ông Arseny Yatsenyuk làm Thủ tướng tạm quyền đứng đầu một thành phần nội các mới.
Video đang HOT
Những hành động này của đối lập Ukraine đã được phương Tây nhiệt liệt hưởng ứng, ủng hộ. Còn đối với Nga, đó là hành động sai lầm không thể tha thứ, nhất là khi chính phủ lâm thời ở Kiev còn dám bỏ luật cho phép công nhận tiếng Nga là ngôn ngữ chính thức tại Cộng hòa tự trị Crimea.
Và chính từ cái “sảy” này đã dẫn tới một loạt cái “ung”, đẩy quốc gia ở vùng Đông Âu rơi vào tình trạng Đông – Tây chia cắt. Một nước nhưng hai chính quyền. Một ở Crimea với chính phủ mới thân Nga và ủng hộ Tổng thống bị lật đổ Yanukovych. Và một ở những phần còn lại của Ukraine với Kiev là trung tâm.
Nhưng mọi việc không dừng lại ở đó. Sức nóng trên bán đảo Crimea đang tăng lên từng ngày cùng với các hoạt động quân sự mà phương Tây cáo buộc là do Nga thực hiện sau khi Tổng thống Vladimir Putin được Thượng viện cho phép điều quân tới Ukraine cho tới khi tình hình tại đây ổn định trở lại.
Để đối phó với các hoạt động quân sự ở Crimea, chính quyền lâm thời Ukraine đã quyết định tổng động viên quân dự bị toàn quốc, đồng thời đóng cửa biên giới và không phận với Nga. Mỹ, NATO và EU cũng đang ráo riết chuẩn bị các phương án trừng phạt Mátxcơva, cho dù cách thức ứng phó như thế nào vẫn gây tranh cãi trong nội bộ.
Tình hình căng thẳng khiến nhiều người lo ngại cho tương lai bất định của Ukraine, cũng như của nước Cộng hòa tự trị Crimea.
Theo giới chuyên gia, cách thức duy nhất hiện nay là cả Nga và phương Tây đều phải hạ hỏa. Thay vì tiếp tục các hành động gia tăng căng thẳng và cáo buộc lẫn nhau, Nga và phương Tây nên tìm kiếm giải pháp trung dung để buộc các bên liên quan ở Ukraine phải quay lại với thỏa thuận ký ngày 21/2. Suy cho cùng, cả Nga và phương Tây không thể bác bỏ thỏa thuận này vì đây là văn kiện nhận được sự chấp thuận của các phe phái ở Ukraine, lại được ký dưới sự chứng kiến của cả Nga và EU.
Thỏa thuận quy định các bên chấm dứt các cuộc xung đột, khôi phục Hiến pháp 2004 đưa Ukraine trở lại quy chế cộng hòa nghị viện – tổng thống, khởi động thành lập chính phủ đoàn kết dân tộc để chuẩn bị cho các cuộc bầu cử sớm.
Trong trường hợp ngược lại, tức là thỏa thuận bị vô hiệu hóa, Ukraine sẽ tiếp tục phải đối mặt với tình cảnh “huynh đệ tương tàn”, đất nước chia cắt, kinh tế kiệt quệ hay thậm chí trở thành tâm điểm của một cuộc “chiến tranh lạnh” mới giữa Nga và phương Tây.
Anh Ngọc
Theo Dantri
Người Thái Lan đi bầu cử lại
Các điểm bầu cử tại 5 tỉnh ở Thái Lan, từng bị phe đối lập gây cản trở trong cuộc tổng tuyển cử tháng trước, vừa mở cửa cho phép người dân tiếp tục đi bỏ phiếu bầu chính phủ mới.
Người dân Thái Lan giận dữ giơ cao chứng minh thư và hô vang khi bị chặn lối vào một điểm bỏ phiếu ở thủ đô Bangkok hôm 2/2. Cuộc bỏ phiếu tại đây bị hủy do người biểu tình ngăn việc vận chuyển tài liệu bỏ phiếu. Ảnh: AFP.
"Các điểm bầu cử đang diễn ra trong hòa bình, mọi thứ đều nằm trong tầm kiểm soát và không có vấn đề nào cả", AFP dẫn lời Somchai Srisutthiyakorn, ủy viên Hội đồng Bầu cử Thái Lan, nói. Srisutthiyakorn cho biết khoảng 120.000 người đã đăng ký bỏ phiếu tại 101 điểm bầu cử trên cả 5 tỉnh.
Cuộc tổng tuyển cử hôm 2/2 không giúp giải quyết tình trạng khủng hoảng chính trị kéo dài nhiều tháng qua ở Thái Lan, khi phe đối lập cản trở hoạt động bỏ phiếu tại nhiều điểm bầu cử.
Khoảng 10.000 điểm bỏ phiếu, phần lớn là ở thủ đô Bangkok và phía nam Thái Lan, bị người biểu tình ngăn cản ngay từ khi mở cửa, gây ảnh hưởng đến vài triệu cử tri. Ủy ban Bầu cử Thái Lan cho biết, kết quả sẽ không được công bố cho đến khi tất cả điểm bầu cử hoàn thành bỏ phiếu, với thời hạn là tháng 4.
Theo luật bầu cử Thái Lan, nếu việc bỏ phiếu không giúp lấp đầy 95% trên tổng số 500 ghế tại hạ viện, quốc hội Thái Lan sẽ không thể bổ nhiệm chính phủ mới. Bà Yingluck Shinawatra giữ vai trò thủ tướng tạm quyền và bị giới hạn quyền lực trong thời gian này.
Chính phủ của Thủ tướng Yingluck bị phe đối lập cáo buộc tham nhũng, trong khi bản thân bà bị tố là "con rối" của anh trai, cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra. Tỷ phú này đang sống lưu vong để tránh các cáo buộc tham nhũng sau khi bị lật đổ trong một cuộc đảo chính năm 2006.
Những người biểu tình đòi chính phủ đương nhiệm phải được thay thế bằng một hội đồng nhân dân với các thành viên được chỉ định và thực hiện cải cách trước khi tổ chức bầu cử. Họ muốn xóa bỏ tận gốc ảnh hưởng của gia tộc Shinawatra khỏi chính trường Thái Lan.
Theo VNE
Ông Yanukovych xin lỗi nhân dân và cảnh sát, vì để phe đối lập phá hoại thỏa thuận hòa bình Tại cuộc họp báo ở Rostov-na-Donu (Rostov-on-Don) thuộc Liên bang Nga, Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych tuyên bố rằng phe đối lập chính là những kẻ không tuân thủ các thỏa thuận ký kết ngày 21-02, thay vào đó tình trạng vô luật pháp và khủng bố đã ngự trị ở nước này. Ông Yanukovych cho biết: "Kiev tràn ngập những người vũ...