Ukraine cải hoán xe Volga thành cỗ súng máy hạng nặng
Nhiều đoạn video đăng tải trên mạng cho thấy binh sĩ Ukraine dường như đã gắn cỗ súng máy hạng nặng lên phần đuôi chiếc Volga có từ thời Liên Xô.
Mẫu xe GAZ-24-10 được sản xuất từ thời Liên Xô. Ảnh: Wikimedia Commons
Đây không phải là lần đầu tiên quân đội Ukraine có sáng kiến kết hợp vũ khí với phương tiện xe để phù hợp với yêu cầu chiến thuật. Nó là ví dụ điển hình về cải hoán phương tiện dân sự thành vũ khí chiến đấu ở Ukraine trong cuộc chiến với Nga. (Xem video dưới đây. Nguồn: Twitter).
Chiếc sedan này là mẫu GAZ-24-10 Volga có từ thời Liên Xô. Phía sau đuôi xe là cỗ súng máy hạng nặng KPVT 14.5 mm được gắn cố định, có module điều khiển từ xa. Xe cũng được trang bị loại lốp địa hình, độ thêm hệ thống giảm sóc treo, cản va phía trước bằng kim loại, giúp di chuyển thanh thoát hơn trong điều kiện chiến trường.
KPVT 14.5 mm là súng máy bộ binh được đưa vào sử dụng từ năm 1949. Mẫu súng này sau đó được cho là quá nặng nề, không phù hợp với tác chiến và bị ngưng sản xuất vào thập kỷ 1960. Súng máy KPVT sau đó được thiết kế lại, theo hướng phù hợp hơn với vũ khí phòng không, chống thiết giáp hạng nhẹ.
Video đang HOT
Mẫu KPVT cải tiến này được gắn trên xe, hoặc bệ phòng không mặt đất, trên tàu chiến. Trước đó, súng thường được gắn cố định trên dòng thiết giáp BRT, diệt mục tiêu thiết giáp nhẹ, công sự kiên cố vừa phải, tàu nhỏ, máy bay bay tầm thấp.
Binh sỹ Iraq trên một chiếc xe bán tải Dodge Ram được gắn kèm súng máy KPVT ở phía sau. Ảnh: Wikimedia Commons
Tổ hợp xe Volga gắn KPVT này trông bắt mắt, nhưng đây không phải lần đầu tiên có sự kết hợp như vậy. Cảnh sát Iraq đã từng gắn KPVT lên phần sau xe bán tải Dodge Ram khi đối đầu với các phần tử thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Làm giả giấy tờ để thế chấp vay tiền
Phúc lên mạng xã hội đặt, làm giả giấy đăng ký xe. Sau đối tượng sử dụng giấy tờ giả này để vay tiền với một người khác...
Vương Văn Phúc (SN 1991, HKTT Hồng Vân, Thường Tín, Hà Nội) có 1 tiền án về tội gây rối trật tự công cộng, bị TAND TP Hà Nội xử 26 tháng tù treo. Quá trình điều tra, đến ngày 10/6, Đội điều tra tổng hợp Công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã có đủ căn cứ chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát nhân dân huyện Thanh Trì, đề nghị truy tố Phúc về tội "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức".
Vụ án bắt nguồn từ việc 4 nhân viên thuộc bộ phận quản lý rủi ro của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TP Bank) chi nhánh Hoàn Kiếm gồm các anh Nguyễn Trung Hiếu (HKTT tại Văn Yên, Yên Bái); Nguyễn Đình Miện (HKTT Cát Quế, Hoài Đức, Hà Nội) và anh Nguyễn Văn Phóng (HKTT: Văn An, Chí Linh, Hải Dương), phát hiện chiếc ôtô Hyundai Accent đeo BKS 30F-722.73 là tài sản đảm bảo cần thu giữ do anh Vương Văn Phúc là chủ sở hữu đã vi phạm hợp đồng vay thế chấp ở tại tập thể 810 Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì.
Sau khi phát hiện sự việc trên, anh Hiếu đã gặp người điều khiển xe là anh Đào Thế Anh (SN 1995, HKTT Chương Dương, Thường Tín, Hà Nội) để hỏi tình hình. Quá trình trao đổi, anh Thế Anh đã đưa ra 1 giấy mua bán xe giữa Thế Anh và Phúc, 1 giấy đăng ký xe của chiếc xe nói trên. Phát hiện đây là sự việc không bình thường vì trên thực tế, giấy đăng ký xe của chiếc xe trên Ngân hàng TP Bank đang giữ; vụ việc đã được chuyển đến Đội điều tra tổng hợp Công an huyện Thanh Trì điều tra, làm rõ.
Giấy phép lái xe giả đối tượng sử dụng để vay tiền và tham gia giao thông.
Sau khi tiếp nhận thông tin, các điều tra viên Đội điều tra tổng hợp Công an huyện Thanh Trì đã vào cuộc đấu tranh. Xác minh tại Ngân hàng TP Bank chi nhánh Hoàn Kiếm xác định: Chiếc xe Hyundai trên được đăng ký mang tên Phúc, là tài sản bảo đảm trong hợp đồng vay kiêm thế chấp xe ôtô. Do vi phạm hợp đồng giao dịch với ngân hàng về việc Phúc không thực hiện nghĩa vụ nộp tiền theo hàng tháng nên ngày 19/4/2021, ngân hàng đã ra quyết định thu hồi tài sản bảo đảm trước thời hạn là chiếc xe trên. Ngân hàng sau đó đã đề nghị Cơ quan CSĐT Công an huyện Thanh Trì giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật.
Quá trình điều tra, Công an huyện Thanh Trì xác định: Khoảng tháng 5/2019, Phúc cùng vợ là Vũ Thị Ân (cùng trú tại Thường Tín) mua chiếc xe ôtô Hyundai Accent. Sau đó, Phúc và vợ đã liên hệ Ngân hàng TP Bank vay tiền, kiêm thế chấp xe ôtô.
Ngày 14/5/2019, Phúc cùng một nhân viên Ngân hàng TP Bank (không rõ nhân thân lai lịch) đến đăng ký xe ôtô tại Phòng CSGT - Công an TP Hà Nội và được cấp BKS 30F-722.73; giấy hẹn nhận giấy chứng nhận đăng ký xe ôtô thì nhân viên ngân hàng giữ. Sau đó, Phúc cùng vợ đến ngân hàng ký hợp đồng vay tiền kiêm thế chấp xe ôtô Hyundai Accent, BKS 30F-722.73. Khi giấy chứng nhận đăng ký xe ôtô Ngân hàng TP Bank đã giữ, đối tượng Phúc đã sử dụng giấy chứng nhận đăng ký xe bản photo... để lưu thông trên đường.
Khoảng tháng 3/2020, Phúc lên mạng xã hội đặt, làm giả giấy đăng ký xe ban đầu với mục đích sử dụng để lưu thông trên đường với lý do anh ta thường xuyên bị quá hạn giấy biên nhận thế chấp tại ngân hàng nên khi điều khiển xe bị xử phạt lỗi giao thông nhiều lần. Đối tượng Phúc đã cung cấp hình ảnh hai mặt giấy chứng nhận đăng ký xe ôtô Hyundai Accent, BKS 30F-722.73 bản photo mà Phúc giữ cho tài khoản Facebook cùng địa chỉ nhận giấy chứng nhận đăng ký xe giả.
Khoảng một tuần sau, Phúc nhận được giấy đăng ký xe giả giao hàng đến nhà qua nhân viên bưu điện (không rõ là nhân viên giao hàng của bưu cục nào), Phúc thanh toán cho nhân viên giao hàng 1,8 triệu đồng là tiền phí làm giả giấy chứng nhận đăng ký xe và tiền phí giao hàng. Phúc đã sử dụng giấy đăng ký xe giả để lưu hành khi tham gia giao thông và xuất trình cho CSGT khi bị kiểm tra.
Thời gian sau đó, do cần tiền để kinh doanh mặt hàng khẩu trang nên Phúc đã liên hệ với Đào Thế Anh vay tiền. Từ giữa tháng 5/2020 đến tháng 10/2020, Thế Anh đã cho Phúc vay ba lần, với tổng số tiền là 300 triệu đồng. Quá trình điều tra, bị can Phúc khai nhận: Do cần tiền kinh doanh nên đã mang chiếc xe ôtô Hyundai Accent BKS 30F-722.73 với giấy chứng nhận đăng xe ôtô giả đi vay tiền.
Quá trình giao xe, Phúc không nói cho Thế Anh biết về việc chiếc xe ôtô trên đang thế chấp tại ngân hàng và giấy chứng nhận đăng ký xe ôtô là giấy tờ giả. Ngoài ra, để vay được tiền mỗi lần Thế Anh đều yêu cầu Phúc phải viết giấy bán xe làm tin. Tuy nhiên, theo thỏa thuận thì Phúc vay với số tiền 100 triệu đồng thì phải trả 3 triệu đồng/tháng. Quá trình thực hiện giao dịch, Phúc đã trả tiền lãi trực tiếp và qua tài khoản cho Thế Anh.
Vạch trần mánh khoé tinh vi của nữ quái sử dụng giấy tờ giả để lừa đảo vay tiền Sử dụng tài liệu giả, đưa thông tin không đúng sự thật về việc đáo hạn ngân hàng, Trần Minh Huệ (SN 1991, trú tại phường Nguyễn Thái Học, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái) đã thực hiện trót lọt nhiều vụ lừa đảo, chiếm đoạt gần 5 tỷ đồng của người bị hại. Quá trình điều tra, đến ngày 27/5, Văn phòng...