Ukraine bỏ qua sức ép của châu Âu, quyết không cho Donbass tự trị
Châu Âu đang thúc đẩy chính phủ Ukraine nhượng bộ trong việc thực thi thỏa thuận về tình trạng đặc biệt của khu vực Donbass, nhưng Kiev không sẵn sàng.
Tỷ phú Kolomoisky bỏ túi 2 triệu USD tiền IMF hỗ trợ Ukraine”Nga củng cố kiểm soát Kuril nhằm vào Mỹ nhiều hơn là Nhật Bản”Poroshenko: Nga triển khai 500 xe tăng, 400 pháo, 950 xe bọc thép ở Donbass
Tờ Mirror của Anh hôm 29/8 dẫn lời đại diện của Đức và Pháp tham gia đàm phán về việc giải quyết xung đột tại Donbass cho biết, châu Âu đang thúc đẩy chính phủ Ukraine nhượng bộ trong việc thực thi thỏa thuận về tình trạng đặc biệt của khu vực Donbass, nhưng Kiev không sẵn sàng chấp thuận những yêu cầu này.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. Ảnh RT.
Theo các nguồn tin của Mirror, cho đến nay chính phủ Kiev vẫn từ chối chấp thuận yêu cầu này với lý do không thể thực thi nó trước cuộc bầu cử và không thể triển khai vì lý do pháp lý, chính trị và tổ chức.
Ngày 24/8, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã gặp gỡ Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande tại Berlin. Sau cuộc hội đàm, bà Merkel nói rằng cuộc gặp gỡ được tổ chức nhằm hỗ trợ thỏa thuận Minsk-2, đồng thời nhấn mạnh rằng thỏa thuận Minsk là nền tảng của hòa bình ở Ukraine.
Trước chuyến thăm, có thông tin rò rỉ cho rằng chủ đề của cuộc gặp gỡ này là quyền tự trị của khu vực Donbass.
Tuy nhiên hôm 28/8, Tổng thống Poroshenko đã cho công bố những thay đổi về hiến pháp, trong đó loại bỏ “tình trạng đặc biệt” của tất cả các thành phố ở Ukraine vì lo ngại động thái này sẽ châm ngòi cho các cuộc biểu tình đòi phân chia quyền lực ở Ukraine.
Động thái này của chính phủ Kiev giống như việc đặt một dấu chấm hết cho thỏa thuận Minsk-2 và hy vọng đạt được hòa bình ở Ukraine.
Các nhà lãnh đạo của Nga, Pháp và Đức đã có một cuộc điện đàm về khủng hoảng Ukraine vào ngày thứ Bảy, qua đó kêu gọi tuân thủ các thỏa thuận Minsk.
Các quốc gia đã kêu gọi một lệnh ngừng bắn hoàn toàn ở miền đông Ukraine bắt đầu từ 1 tháng 9 cũng như các cam kết đã được đề cập đến trong thỏa thuận trước đây như rút vũ khí hạng nặng khỏi khu vực tiền tuyến./.
Nguyễn Hường
Video đang HOT
Theo giaoduc
Tân Hoa xã đòi nhà vua Nhật xin lỗi vì chiến tranh bị coi là hết sức vô lễ
Các quan chức Nhật Bản đồng loạt phê phán truyền thông nhà nước Trung Quốc vô lễ đối với nhà vua Nhật Bản, cần chống lại "cuộc chiến lịch sử" của Trung Quốc.
Nhật Bản hạ thủy tàu sân bay Kaga "gây tổn thương người Trung Quốc"Nhật Bản lập phòng nghiên cứu đối phó Trung Quốc ở Hoa Đông, Biển ĐôngAnh kêu gọi tư do hang hai Biên Đông, ghét duyệt binh khoe vũ lực
Tờ "Thơi bao Hoan Câu" Trung Quốc ngày 29 tháng 8 dẫn tờ "Asahi Shimbun" Nhật Bản ngày 28 tháng 8 đưa tin, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga sáng ngày 28 tháng 8 cho biết, việc Tân Hoa xã đòi nhà vua Nhật Bản xin lỗi về tội chiến tranh là "hết sức vô lễ đối với nhà vua, làm tổn hại đến danh dự của nhà vua".
Nhà vua Nhật Bản và hoàng hậu hiện nay
Đồng thời, ông Yoshihide Suga còn cho rằng: "Việc làm này sẽ chỉ dội gáo nước lạnh lên quan hệ Trung-Nhật đang cải thiện, thực sự lấy làm đáng tiếc".
Được biết, sau khi Chính phủ Nhật Bản nhìn thấy bài bình luận của Tân Hoa xã, ngày 27 tháng 8, Bộ Ngoại giao Nhật Bản và Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Bắc Kinh đã lần lượt gửi điện phản đối với Trung Quốc.
Ngoài ra, theo tờ "Sankei Shimbun" Nhật Bản ngày 28 tháng 8, tại cuộc họp báo sáng cùng ngày, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cũng đã bày tỏ bất mãn đối với bài viết này, tuyên bố "việc làm này vô cùng vô lễ đối với nhà vua, cũng mâu thuẫn với lập trường của phía Trung Quốc cho đến nay, tôi đưa ra phản đối mạnh mẽ đối với Trung Quốc".
Tờ "Sankei Shimbun" còn bình luận, nhà vua không có quyền lực chính trị, vì vậy, không thể phản bác phê phán này. Bài báo đi ngược lại sự thật một cách nghiêm trọng, đã làm tổn thương tình cảm của nhân dân Nhật Bản.
Trung Quốc ra sức tiến hành bành trướng lãnh thổ, bành trướng quân sự ở Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.
Chính quyền Shinzo Abe đưa ra phản đối đối với Trung Quốc là đương nhiên. Chính quyền Shinzo Abe tuyên bố, sẽ không cho phép người khác lợi dụng nhà vua về chính trị, chống lại "cuộc chiến lịch sử" do Trung Quốc tiến hành trái với sự thật là rất cần thiết.
Theo bài báo, nếu Trung Quốc muốn bảo vệ tình hữu nghị Trung-Nhật, thì nên nhanh chóng xóa bỏ bài viết, nhận lỗi với Nhật Bản.
Được biết, Tân Hoa xã ngày 25 tháng 8 đăng bài viết "Ai nên xin lỗi về tội ác chiến tranh xâm lược của Nhật Bản" cho rằng, trong thời gian từ Minh Trị duy tân đến Chiến tranh thế giới lần thứ hai, quyền lực của nhà vua Nhật Bản đã đạt lên đến đỉnh điểm.
Khi tại vị, nhà vua Hirohito đã chỉ đạo Nhật Bản lần lượt phát động chiến tranh xâm lược Trung Quốc và chiến tranh Thái Bình Dương, là "đầu sỏ" của chiến tranh xâm lược. Trong chiến tranh xâm lược, Chính phủ Nhật Bản đóng vai trò đại diện của ý chí chủ nghĩa quân phiệt, đã trực tiếp vạch ra chiến lược chiến tranh xâm lược, đã thúc đẩy vận hành cỗ máy chiến tranh.
Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận đối kháng thực binh ở Biển Đông, răn đe vũ lực
Nhà vua Hirohito cho đến khi chết cũng không bày tỏ ý xin lỗi đối với các quốc gia và nhân dân bị hại mà Nhật Bản từng xâm lược, người kế vị của ông cần phải bị lay động bởi việc "Thủ tướng Đức Brandt quỳ xuống, dân tộc Đức đứng lên", lấy nhận tội để đổi lấy "làm tan băng" (quan hệ Trung-Nhật), lấy sám hối để đổi lấy lòng tin, lấy chân thành để đổi lấy hài hòa.
Tờ "Nhật báo Quang Minh" Trung Quốc ngày 26 tháng 8 đăng lại bài viết của Tân Hoa xã, cho rằng, tội ác tày trời của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai không chỉ gây thiệt hại to lớn cho nhân dân Trung Quốc và các nước khác, mà còn gây tổn thương vô tận cho nhân dân các nước này.
Bài báo còn tuyên truyền: "Hiện nay, thế lực cánh hữu Nhật Bản ăn nói bừa bãi, đổi trắng thay đen, tìm cách phủ nhận lịch sử xâm lược, ra sức che đậy tội ác chiến tranh, reo hò sửa đổi Hiến pháp hòa bình, mưu toan chiêu hồn chủ nghĩa quân phiệt.
Khối u ác tính chủ nghĩa quân phiệt này không chỉ đe dọa cuộc sống yên bình của dân thường Nhật Bản, mà còn đe dọa đến cục diện hòa bình của khu vực châu Á và thế giới; không chỉ đã làm tổn thương tình cảm dân tộc của nhân dân châu Á như Trung Quốc, mà còn làm tổn thương tình cảm của người dân bị hại của Nhật Bản trong chiến tranh.
Ngày càng nhiều người dân Nhật Bản đang giác ngộ, quyết không tin vào những phát biểu ác ý trút đi tội ác chiến tranh, quyết không để cho những hành động chiến tranh được khoác bên ngoài chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi gây ra tai họa".
Tháng 7 năm 2015, Quân đội Trung Quốc tiến hành tập trận quy mô lớn đe dọa vũ lực ở Biển Đông, trong hình là tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Trung Quốc được sử dụng làm quân xanh. Trong vài cuộc diễn tập quân sự liên hợp với Nga những năm gần đây, tàu ngầm lớp Kilo cũng được sử dụng làm quân xanh khi diễn tập các khoa mục săn ngầm.
Theo bài báo, không thức tỉnh về tội ác chiến tranh thì làm sao có thể nhận được lượng thứ, trong đó có sự lượng thứ của nhân dân Trung Quốc. Không thừa nhận tội ác chiến tranh thì làm sao có thể nhận được sự tin cậy, bao gồm sự tin cậy của nhân dân nước này. Chỉ có ghi nhớ lịch sử, chủ nghĩa quân phiệt mới không trỗi dậy, bi kịch lịch sử mới không tái diễn, cuộc sống hòa bình mới có thể bảo đảm".
"Chỉ có dũng cảm đối mặt với lịch sử, thanh toán hoàn toàn &'âm hồn' của Chiến tranh thế giới lần thứ hai, giữ vững quốc sách phòng vệ, Nhật Bản mới không quay trở lại con đường cũ, đi vào vết xe đổ, mới có thể thưc sư trở thành quốc gia bình thường, từng bước an ủi vết thương chiến tranh của nhân dân Nhật Bản".
Ngoài ra, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng từng chỉ trích Nhật Bản: "Quan điểm lịch sử sai lầm của nhà lãnh đạo Nhật Bản không chỉ ảnh hưởng tới phương hướng phát triển của Nhật Bản, mà sẽ còn tạo ra mầm họa cho hòa bình, an ninh và ổn định của khu vực, làm cho Nhật Bản trở thành kẻ gây phiền phức, làm tổn hại hòa bình và an ninh khu vực".
Trong tháng 7 năm 2015, Quân đội Trung Quốc tiến hành tập trận đánh chiếm đảo quy mô lớn, trong đó lần đầu tiên sử dụng tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới lớp Zubr (trong hình) mua của Ukraine.
Như vậy, Trung Quốc thực sự đang gây ra một "cuộc chiến lịch sử" với Nhật Bản. Nhiều chuyên gia cho rằng, Trung Quốc chuẩn bị tiến hành duyệt binh quy mô lớn (khoe cơ bắp) và nhiều hoạt động tuyên truyền khác nhân dịp tròn 70 năm chiến thắng chống phát xít cũng nhằm gây sức ép với Nhật Bản và các nước khác.
Trung Quốc tuyên truyền rầm rộ về chiến tranh chống ngoại xâm đến từ nước láng giềng như vậy và luôn đòi láng giềng thức tỉnh lịch sử. Phải chăng chúng ta cũng đòi hỏi giới cầm quyền Trung Quốc phải xin lỗi về tội ác đã tiến hành chiến tranh biên giới xâm lược Việt Nam năm 1979, chiến tranh xâm lược biển đảo các năm 1954, 1974, 1988...
Đây thực sự là bài học hữu ích đối với Việt Nam, nhất là khi Trung Quốc đang hàng ngày hàng giờ ra sức tiến hành bành trướng lãnh thổ, bành trướng quân sự ở Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế.
Những hành động bành trướng đó (theo dã tâm "đường lưỡi bò") cần phải được kiềm chế, ngăn chặn có hiệu quả, không để nó phát tác thành chiến tranh xâm lược như trước đây, không để nó gây họa cho nhân dân Việt Nam, nhân dân khu vực và thế giới - PV.
Quân đội Trung Quốc thường xuyên tiến hành tập trận đổ bộ đánh chiếm đảo đá quy mô lớn ở Biển Đông, đe dọa vũ lực
Đông Bình (nguồn Thời báo Hoàn Cầu)
Teho giaoduc
Nhật Bản hạ thủy tàu sân bay Kaga "gây tổn thương người Trung Quốc" Tàu sân bay trực thăng Kaga và Izumo đã giúp Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản có năng lực điều động như một lực lượng tác chiến biển mạnh cấp độ thế giới. Sức mạnh chiến đấu trên biển của Nhật Bản có 3 điều đứng đầu thế giớiBáo Mỹ: Nhật Bản có 5 vũ khí lợi hại để tác chiến với...