Ukraine: Bí mật chốn “hậu cung” và những điều ông Yanukovych chưa nói
Trong buổi trả lời phỏng vấn tờ Arguments & Facts (Nga) hôm 24/12, cựu lãnh đạo Ukraine Viktor Yanukovych đã buộc tội cựu Chánh văn phòng Phủ Tổng thống Serhyi Lyovochkin là người đứng sau giật dây đảo chính
Ông Lyovochkin được cho là người phải chịu trách nhiệm chính trong vụ đụng độ giữa cảnh sát và đám đông biểu tình sinh viên hôm 30/11/2013, mốc sự kiện quan trọng đưa đến ngã rẽ mới của phong trào Maidan. Liền sau đó, ông này đệ đơn từ chức, nhưng không được chấp nhận. Diễn biến này dường như phù hợp với những gì mà ông Yanukovych mô tả. Vậy sự thực là sao, có những bí mật trong hậu cung ở Kiev mà cựu lãnh đạo Ukraine còn chưa nói?
Đụng độ giữa cảnh sát và đám đông biểu tình hôm 30/11/2013. Ảnh: Reuters
Truyền thông phương Tây thường mô tả ông Yanukovych là Tổng thống thân Nga. Nhưng có lẽ điều này chưa bao giờ là sự thực. Đúng, Yanukovych đã từng cố tìm cách giành được sự ủng hộ của Nga tại thời điểm trước tranh cử Tổng thống. Nhưng ngay sau khi lên nắm quyền, ông ta đã làm xấu đi quan hệ với Nga và với cá nhân Tổng thống Putin.
Từ năm 2010, ông Yanukovych bắt đầu theo đuổi chính sách hội nhập châu Âu. Cả bộ máy chính quyền, do Viktor Yushchenko đạo diễn từ trước, tham gia vào tiến trình này, khi Brussels coi quốc gia Đông Âu này là môt đầu cầu quan trọng để mở ảnh hưởng ra phía Đông. Khởi thủy, nó còn được biết đến với một tên khác là Chiến lược Yalta Châu Âu của Viktor Kuchma. Bản kế hoạch này được con rể của cựu Tổng thống Leonid Kuchma xây dựng hồi năm 2004, lúc mà Lyovochkin là trợ lý cho ông Kuchma, còn ông Yanukovych là Thủ tướng.
Cách mạng Cam đã làm thay đổi bối cảnh chính trị ở Ukraine. Năm 2007, những người theo đuổi Chiến lược Yalta Châu Âu đã tổ chức một loạt các sự kiện có sự tham dự của Thủ tướng Yanukovych, thời điểm mà Lyovochkin là Chánh Văn phòng Nội các. Diễn đàn kinh tế Davos Đông Âu 2007 – 2008 đã được tổ chức ở Kiev, với sự tham dự của nhiều đại diện “tinh anh” phương Tây như Dominique Strauss-Kahn, Shimon Peres, Bill Clinton, Tony Blair, Aleksander Kwasniewski… Tại đó, ông Yanukovych, Lyovochkin và các quan chức Ukaine đã cùng thảo luận với đối tác phương Tây về mở rộng Khu vực tự do thương mại Ukraine – EU. Cũng trong quãng thời gian này, Kiev giành được quyền tổ chức World Cup 2012. Như vậy, ông Yanukovych có lẽ đã quay lưng lại với người Nga để hướng sang phương Tây từ năm 2006 – 2007.
Video đang HOT
Cái bẫy chết người
Thắng cử Tổng thống, ông Yanukovych đã dồn mọi nỗ lực để hoàn tất các thỏa thuận đã thống nhất với châu Âu, cho đến những “giây phút cuối cùng” khi nhận ra bị lừa dối Ông thừa hiểu liên kết châu Âu sẽ phá tan nền công nghiệp Ukraine, nhưng vẫn cố kiết theo đuổi, vì nghĩ rằng các đối tác sẽ chấp nhận yêu cầu của Kiev. Thời điểm quyết định đã đến, và đó là ở Vilnius (Litva): Tổng thống Ukraine hiểu rằng lãnh đạo châu Âu không tuân thủ các cam kết và rằng chính ông đã bị đưa vào bẫy. Trong cơn khốn khó, ông Yanukovych buộc phải “bẻ lái”, tiếp xúc với Tổng thống Putin và nhận các khoản vay từ Nga.
Nhưng những “đối tác” ở Mỹ, EU đâu dễ để Ukraine ngả sang Nga. Mượn cớ Kiev từ chối ký Hiệp định liên kết EU, phe đối lập mở các cuộc biểu tình chống chính phủ, với mức độ ngày một nóng. Hôm 30/11/2013, đã xảy ra đụng độ bạo lực giữa cảnh sát và đám đông biểu tình sinh viên. Hình ảnh này đã được tổ hợp truyền hình Inter TV network do Lyovochkin làm chủ sở hữu thu được, phát tán rộng rãi.
Lyovochkin được cho là nhân vật giật dây đảo chính ở Ukraine hồi tháng 2/2014.
Lyovochkin là ai? Nhiều người gọi ông ta là “Hồng y giáo chủ” của Yanukovych. 2 người từng làm việc với nhau từ năm 1996. Từ 2006, cũng như Yanukovych, Lyovochkin lãnh đạo đảng Các khu vực. Yanukovych đủ dũng khí, can đảm để thoát khỏi cái bẫy đã giăng sẵn. Nhưng khi đó, triều chính đã nằm trong tay của Brutus (tức Lyovochkin). Hơn nửa năm sau, ông Yanukovych mới tiết lộ về sự thật này, nó gợi nhớ đến câu chuyện xa xưa: Lời cuối cùng mà Hoàng đế Caesar vĩ đại thốt ra là “ngươi cũng sẽ vậy thôi”. Lời cuối này Caesar dành cho Brutus – nhân vật đứng đầu danh sách có âm mưu ám sát Caesar.
Một tháng trước, Lyovochkin – người không phải chịu kết cục bi thảm như nhiều quan chức cũ trong chính quyền Yanukovych, nói với một tờ báo phương Tây rằng ông đã từng chuẩn bị tâm thế lên nắm quyền điều hành đất nước trong vòng 2 năm (tại thời điểm nổ ra sự kiện Maidan). Còn hiện tại, ông này vẫn kiểm soát cái gọi là Khối đối lập trong Quốc hội và đảng Cấp tiến của Oleh Lyashko.
Thế nên, sẽ là ảo tưởng khi cho rằng Khối đối lập sẽ có thiện cảm với Nga. Phương Tây đã quá quen với chiến thuật “bỏ trứng vào nhiều giỏ”. Lyovochkin có thể sẽ kề vai sát cánh cùng với Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk và Tổng thống Petro Poroshenko, khi Kiev vẫn tuân phục phương Tây. Bằng không, Lyovochkin sẽ là quân cờ đứng lên lật đổ tất cả.
Theo Hoài Thanh
Báo tin tức/Ukraine.ru
Rò rỉ hợp đồng làm thuê "khủng" của cựu Thủ tướng Anh
Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair từng ký hợp đồng trị giá hàng triệu USD với một công ty dầu khí Ả Rập Xê Út để đại diện cho công ty này bí mật làm ăn với các quan chức Trung Quốc, theo The Sunday Times (Anh).
Quốc vương Ả Rập Xê Út Abdullah bin Abdul Aziz (phải) bắt tay với cựu Thủ tướng Anh Tony Blair hồi năm 2009 - Ảnh: Reuters
Vào tháng 11.2010, Tony Blair Associates, công ty thuộc sở hữu của ông Blair, đã đồng ý đứng ra dàn xếp cho các thương vụ làm ăn giữa hãng dầu PetroSaudi và các quan chức cấp cao Trung Quốc, theo tài liệu mật bị rò rỉ mà The Sunday Times có được.
Các thương vụ này được ký kết trong thời gian cựu Thủ tướng Anh thăm Bắc Kinh vào tháng 11.2010. Theo hợp đồng được ký kết giữa ông Blair và công ty Ả Rập Xê Út, PetroSaudi phải trả cho ông Blair khoảng 65.000 USD/tháng để môi giới các thương vụ trên, đồng thời cựu Thủ tướng Anh còn được hưởng 2% hoa hồng cho mỗi thương vụ được ký kết thành công.
The Sunday Times cho hay PetroSaudi khẳng định hãng này không được tự ý tiết lộ vai trò của ông Blair trong các thỏa thuận làm, nhưng thông tin về các hợp đồng vẫn bị rò rỉ ra.
Thông tin rò rỉ được xem là bằng chứng đầu tiên cho thấy ông Blair đang làm việc cho một công ty dầu Trung Đông. Điều này làm dấy lên câu hỏi về vai trò của cựu Thủ tướng Anh tại Trung Đông, vì ông hiện đang là đặc phái viên Liên Hiệp Quốc, EU, Mỹ và Nga về tiến trình hòa bình tại khu vực này, theo The Sunday Times.
Ông Blair hiện đang phải đối mặt với các cáo buộc cho rằng ông đã dùng các mối liên hệ mà ông có được trong thời gian hoạt động ngoại giao tại Trung Đông để phục vụ cho lợi ích cá nhân, tờ báo Anh cho hay.
Bình luận về việc hợp đồng giữa Tony Blair Associates và PetroSaudi bị rò rỉ, văn phòng của ông Blair nói với The Sunday Times rằng công việc của cựu thủ tướng tại hãng dầu Ả Rập Xê Út chỉ kéo dài "trong vài tháng" và không hề có dính líu gì đến công cuộc ngoại giao của ông tại Trung Đông.
Theo Thanh Niên
Vì sao phe "Không" chiến thắng ở Scotland? Scotland vừa trải qua một cuộc trưng cầu dân ý quan trọng, với kết quả đa số cử tri nói "Không" với việc tách khỏi khỏi Vương quốc Anh. Vậy vì sao phe Không thắng thế? Hãng tin BBC nêu ra một số lý do sau: Họ được yêu mến Phe Không có một khởi đầu thuận lợi. Khi Thỏa thuận Edinburgh được...