Ukraine bị đẩy lùi trên nhiều mặt trận, điều tốt nhất phương Tây nên làm lúc này là gì?
Quân đội Ukraine đang bị đẩy lùi trên mọi mặt trận, bao gồm cả ở khu vực Kursk của Nga. Họ đang tiếp tục mất dần các vùng lãnh thổ.
Vậy điều tốt nhất mà các đồng minh của Kiev nên làm lúc này là gì?
Một xạ thủ Ukraine bắn súng từ cửa sổ của một ngôi nhà bị phá hủy trên tiền tuyến ở Vuhledar, miền đông Ukraine, tháng 3/2023. Ảnh: EPA/EPE
Theo tờ Conversation, quân đội Ukraine đang bị đẩy lùi trên mọi mặt trận, bao gồm cả ở khu vực Kursk của Nga, nơi mà Kiev tiến hành chiến dịch đột kích xuyên biên giới vào tháng 8/2024. Trong hầu hết năm 2024, Ukraine đang mất dần các vùng lãnh thổ.
Trên tờ báo này, chuyên gia Frank Ledwidge, giảng viên cấp cao về Luật và Chiến lược quân sự tại Đại học Portsmouth (Anh), đã đề xuất giải pháp mà các đồng minh phương Tây nên để có thể giúp Kiev trong bối cảnh hiện tại.
Một nhà phân tích ủng hộ Ukraine cực kỳ lạc quan, đã trở về từ Ukraine vào tuần trước, nói rằng: “Giống như Quân đội Đức vào tháng 1/1945″. Người Ukraine đang bị đẩy lùi trên mọi mặt trận – bao gồm cả ở tỉnh Kursk của Nga, nơi họ đã “mở cửa” với nhiều hy vọng và sự phô trương vào tháng 8. Và quan trọng hơn, họ đang cạn kiệt binh lính.
Trong hầu hết năm 2024, Ukraine đã mất đi nhiều mặt trận. Tuần này, thị trấn Selidove ở phía tây vùng Donetsk đang bị bao vây và giống như Vuhledar vào đầu tháng này, có khả năng sẽ thất thủ trong tuần tới hoặc lâu hơn – biến số duy nhất là Ukraine sẽ tổn thất bao nhiêu người trong quá trình này. Và trong suốt mùa đông sắp đến, viễn cảnh khủng khiếp về một trận chiến lớn để giữ vững thị trấn công nghiệp có ý nghĩa chiến lược Pokrovsk đang chờ đón.
Cuối cùng, đây không phải là cuộc chiến tranh giành lãnh thổ mà là cuộc chiến tranh tiêu hao. Nguồn lực duy nhất đáng kể là binh lính – và ở đây, phép tính cho Ukraine không phải là tích cực.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky từng thừa nhận vào tháng 2 năm nay rằng có 31.000 người Ukraine thiệt mạng, và không có con số nào được đưa ra về số người bị thương.
Các quan chức phương Tây dường như tin vào con số thống kê này của Ukraine, trong khi thực tế có thể rất khác. Các nguồn tin từ Mỹ cho biết cuộc chiến đã chứng kiến 1 triệu người thiệt mạng và bị thương ở cả hai bên. Điều quan trọng là con số này bao gồm một số lượng ngày càng tăng của thường dân Ukraine.
Video đang HOT
Tinh thần sa sút và tình trạng đào ngũ, cũng như trốn nghĩa vụ quân sự, hiện là những vấn đề đáng kể đối với Ukraine. Những yếu tố này đang làm trầm trọng thêm các vấn đề tuyển quân vốn đã nghiêm trọng, khiến việc cung cấp nhân lực mới cho tuyến đầu trở nên khó khăn.
Một cuộc tranh luận đang diễn ra ở Ukraine. Câu hỏi xoay quanh việc có nên huy động, và mạo hiểm gây thương vong nghiêm trọng, cho nhóm tuổi 18-25 hay không. Do áp lực kinh tế vào đầu những năm 2000, Ukraine đã phải chịu sự sụt giảm lớn về tỷ lệ sinh, khiến hiện chỉ còn tương đối ít người trong độ tuổi từ 15 đến 25. Việc huy động và làm suy yếu nghiêm trọng nhóm này có thể là điều mà Ukraine không thể chấp nhận được, xét đến cuộc khủng hoảng nhân khẩu học nghiêm trọng mà đất nước đang phải đối mặt.
Và ngay cả khi cuộc huy động này diễn ra, thì đến khi các chính sách, luật pháp, bộ máy hành chính và đào tạo cần thiết hoàn thành, thì chiến tranh có thể đã kết thúc.
Chiến thắng dường như là bất khả thi
Lịch sử không ghi nhận trường hợp nào thành công khi đối đầu với Nga trong một cuộc chiến tiêu hao. Nói rõ hơn thì điều này đồng nghĩa là có khả năng thực sự về một thất bại.
Mục tiêu chiến tranh tối đa của Tổng thống Ukraine Zelensky là khôi phục đường biên giới đất nước trước năm 2014, cùng với các điều kiện bất khả thi khác, và các nhà lãnh đạo phương Tây phải chịu một phần trách nhiệm. Các cuộc chiến tranh thiếu sáng suốt ở Afghanistan và Trung Đông đã khiến lực lượng vũ trang phương Tây trở nên kém hiệu quả, và hoàn toàn không chuẩn bị cho một cuộc xung đột nghiêm trọng, kéo dài, với kho đạn dược có khả năng chỉ đủ dùng trong nhiều tuần.
Những lời hứa của châu Âu về hàng triệu viên đạn pháo đã không thành hiện thực – chỉ có 650.000 viên được cung cấp cho Kiev trong năm nay, trong khi nguồn cung cho Nga dồi dào hơn rất nhiều.
Bản đồ của Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) cho thấy tình hình xung đột ở vùng Donestsk, miền đông Ukraine đến ngày 22/10/2024.
Chỉ Mỹ có kho vũ khí đáng kể với hàng nghìn xe bọc thép, xe tăng và pháo dự trữ, nhưng không có khả năng thay đổi chính sách cung cấp vũ khí nhỏ giọt cho Ukraine ngay bây giờ. Ngay cả khi quyết định như vậy được đưa ra, thời gian giao hàng sẽ là vài năm, chứ không phải vài tháng.
Trong một cuộc họp báo mật mà chuyên gia Ledwidge tham dự gần đây do các quan chức quốc phòng phương Tây đưa ra, bầu không khí rất ảm đạm. Tình hình đang “nguy hiểm” và “tệ hơn bao giờ hết” đối với Ukraine. Các cường quốc phương Tây không thể để xảy ra một thảm họa chiến lược khác như Afghanistan – chiến lược gia Lawrence Freedman nói.
Theo ông Ledwidge , sẽ không có bước đột phá mang tính quyết định nào từ việc quân đội Nga chiếm được thị trấn này hay thị trấn kia (ví dụ như Pokrovsk). Họ không có khả năng làm điều đó. Vì vậy, sẽ không có sự sụp đổ, không có “khoảnh khắc Kiev giống như Kabul”. Tuy nhiên, lại có những giới hạn đối với những tổn thất mà Ukraine có thể phải chịu. Chúng ta không biết giới hạn đó nằm ở đâu, nhưng chúng ta sẽ biết khi nó xảy ra. Quan trọng là, sẽ không có chiến thắng nào cho Ukraine. Và đáng tiếc là không có một chiến lược của phương Tây cho việc đó, ngoại trừ việc làm Nga tiêu hao càng lâu càng tốt.
Về cơ bản hơn, có hai câu hỏi chi phối liệu một cuộc chiến tranh có xứng đáng không, hiện phải được đặt ra và trả lời: liệu nó có triển vọng thành công một cách hợp lý hay không và liệu lợi ích tiềm năng có tương xứng với tổn thất hay không.
Vấn đề là phương Tây chưa định nghĩa được thế nào là thành công. Trong khi đó, cái giá phải trả đang trở nên quá rõ ràng.
Chuyên gia Ledwidge cho rằng, việc định nghĩa rõ ràng các mục tiêu và giới hạn của mình sẽ tạo nên sự khởi đầu của một chiến lược, và phương Tây không giỏi trong việc đó. Các nhà lãnh đạo NATO hiện cần nhanh chóng vượt qua những lời lẽ vô nghĩa hoặc bất cứ điều gì kiểu như “chừng nào còn cần thiết”. Chúng ta đã thấy điều đó dẫn đến đâu ở Iraq, Afghanistan và Libya. Chúng ta cần một câu trả lời thực tế cho việc “chiến thắng” hoặc ít nhất là một giải pháp có thể chấp nhận được sẽ trông như thế nào – cũng như mức độ khả thi của nó và liệu phương Tây có thực sự theo đuổi nó hay không. Và sau đó, các nhà lãnh đạo phương Tây sẽ hành động theo hướng đó.
Ông Ledwidge đánh giá rằng, điểm khởi đầu có thể là chấp nhận rằng Crimea, Donetsk và Luhansk đã mất – điều mà ngày càng nhiều người Ukraine bắt đầu nói một cách công khai. Sau đó, chúng ta cần bắt đầu lập kế hoạch nghiêm túc cho một Ukraine hậu chiến, khi họ sẽ cần sự hỗ trợ của phương Tây hơn bao giờ hết.
Nga không thể chiếm toàn bộ, hoặc thậm chí là phần lớn, lãnh thổ của Ukraine. Ngay cả khi có thể, thì cũng không thể giữ được. Rõ ràng là sẽ có một giải pháp thỏa hiệp.
Vì vậy, theo vị chuyên gia này, đã đến lúc NATO – và đặc biệt là Mỹ – phải đưa ra một kết thúc khả thi cho cơn ác mộng này, và phát triển một chiến lược thực dụng để đối phó với Nga trong thập kỷ tới. Quan trọng hơn, phương Tây phải lập kế hoạch hỗ trợ một Ukraine độc lập nhưng đầy tổn thương sau chiến tranh.
Sự thay đổi trong lập trường hỗ trợ quân sự của Đức cho Ukraine
Đức không tin rằng Ukraine sẽ có thể tiến hành một cuộc phản công thành công trong tương lai gần, bất chấp những nỗ lực của ông Zelensky nhằm tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến chống lại các lực lượng Nga.
Đức đã quyết định ngừng cung cấp cho Ukraine các loại xe chiến đấu hạng nặng, bao gồm xe tăng MBT Leopard 2, xe chiến đấu bộ binh (IFV) Marder và lựu pháo Panzerhaubitze 2000 (PzH 2000), truyền thông địa phương đưa tin gần đây, trích dẫn một tài liệu nội bộ từ Bộ Quốc phòng Đức.
Việc chuyển giao các thiết bị hạng nặng được cho là đã hoàn tất. Sau khi Berlin đã chuyển giao 18 xe tăng Leopard 2 cho Kiev, sẽ không có đợt giao hàng nào nữa, mặc dù Bundeswehr (Quân đội Đức) có khoảng 300 xe tăng như vậy trong kho.
Điều này cũng áp dụng cho xe chiến đấu bộ binh, xe bọc thép chở quân, lựu pháo tự hành và các thiết bị tương tự khác, theo tờ Bild của Đức - tờ báo bán chạy nhất ở châu Âu. Tiết lộ của tờ báo Đức có thể gây ra sự thất vọng ở Kiev, nơi các quan chức vẫn đang kiên trì tìm kiếm thêm càng nhiều càng tốt hỗ trợ quân sự từ các đồng minh phương Tây để duy trì động lực trên chiến trường.
Đức được cho là đã quyết định ngừng cung cấp các loại xe chiến đấu hạng nặng, như xe xe chiến đấu bộ binh (IFV) Marder, cho Ukraine. Ảnh: DW
Tờ Bild cho biết, lý do cho động thái này của Berlin có thể là do Bộ Quốc phòng Đức không tin rằng Ukraine sẽ có thể tiến hành một cuộc phản công thành công trong tương lai gần, bất chấp những nỗ lực của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhằm tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến chống lại các lực lượng Nga.
Quan điểm này xuất hiện vào thời điểm quan trọng, với thực tế là cuộc phản công của Ukraine, bắt đầu từ mùa hè năm ngoái, đã không đạt được kết quả mong đợi.
Vào mùa thu năm ngoái, ông Zelensky đã thừa nhận những khó khăn của cuộc phản công, và các quan chức Nga tuyên bố đó là một thất bại.
Quyết định từ Berlin không cung cấp thêm thiết bị hạng nặng, bao gồm cả xe tăng Leopard 2 rất cần thiết cho tiền tuyến, cho thấy sự thay đổi trong chính sách quốc phòng của Đức đối với cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Thay vì các phương tiện hạng nặng, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã tuyên bố ý định cung cấp cho Ukraine một gói viện trợ quân sự mới trị giá 1,4 tỷ Euro vào cuối năm nay, và gói này chủ yếu sẽ bao gồm các hệ thống phòng không.
Trong chuyến thăm Berlin gần đây nhất của ông Zelensky, ông Scholz đã không thể đưa ra phản hồi tích cực đối với yêu cầu cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do phương Tây cung cấp để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, cũng như yêu cầu cung cấp tên lửa tầm xa Taurus. Ngoài ra, không có tiến triển nào được thực hiện trong việc đẩy nhanh quá trình gia nhập NATO của Ukraine. Tuy nhiên, ông Scholz đã không từ chối thẳng thừng những yêu cầu này.
Sự thay đổi trong lập trường hỗ trợ quân sự của Đức có thể có tác động rộng hơn đến sự hỗ trợ rộng lớn hơn của NATO đối với Ukraine.
Cựu Tổng thư ký NATO Stoltenberg: Kiev có thể phải chấp nhận mất lãnh thổ Ukraine có thể phải hy sinh đất đai để chấm dứt xung đột với Nga - cựu tổng thư ký lâu năm của NATO John Stoltenberg nhìn nhận. Binh lính Lữ đoàn bộ binh cơ giới số 59 của Ukraine ở Donbass, ngày 19/9/2024. Ảnh: Getty Images Ukraine có thể phải thừa nhận mất một số lãnh thổ về tay Nga để đạt...