Ukraine: Bạo lực bất ngờ bùng phát dữ dội tại Kiev
Quảng trường Độc Lập tại thủ đô Kiev hôm qua (7/8) lại chìm trong khói lửa, khi các công nhân đô thị được cảnh sát hậu thuẫn đụng độ với nhưng người từng sát cánh với họ trong cuộc cách mạng lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych.
Theo tờ Telegraph, những cuộc đụng độ trên đã cho thấy sự chia rẽ ngày một lớn trong nội bộ lực lượng từng thực hiện cuộc cách mạng lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych.
Những người biểu tình mang gậy gộc chống lại cảnh sát và công nhân đô thị
Các công nhân vệ sinh đô thị được trang bị cần cẩu, với sự hỗ trợ của cảnh sát và các binh sỹ của Bộ nội vụ, đã đụng độ với người biểu tình tại tuyến phố Khreshyatik khi đang tìm cách tháo dỡ các chướng ngại vật.
Khu cắm trại tại Quảng trường Độc Lập, hay Maidan theo tiếng Ukraine, chính là tâm điểm của một cuộc cách mạng đã khiến ông Viktor Yanukovych bị lật đổ hồi đầu năm.
Những người biểu tình khi đó cảnh báo rằng họ sẽ lưu lại nơi nay ít nhất cho tới khi một cuộc bầu cử Tổng thống mới được tiến hành, để ngăn ngừa sự trở lại của tham nhũng, vốn đã hủy hoại chính trường Ukraine suốt nhiều năm.
Sau khi tỷ phú sô cô la Petro Poroshenko đắc cử Tổng thống hôm 25/5, các cơ quan chức năng Ukraine đã tìm cách dọn sạch quảng trường này, mà theo những người dân địa phương đã trở thành một mối phiền toái cho cộng đồng.
Video đang HOT
Vitaly Klitchko, nhà cựu vô địch quyền anh và là nhân vật chủ chốt trong cuộc cách mạng, người đã đắc cử thị trưởng Kiev cùng ngày với thời điểm ông Poroshenko đắc cử Tổng thống, khẳng định đã đề nghị cảnh sát “đảm bảo an toàn” cho các công nhân vệ sinh đô thị.
“Đã có hàng nghìn đề nghị từ những cư dân của Kiev yêu cầu khôi phục trật tự”, Klitchko nói về quyết định dọn sạch Maidan.
Người biểu tình đốt nhiều rào chắn, cản trợ lực lượng giải tỏa
Trong một dấu hiệu leo thang căng thẳng khác, hôm 7/8, một trong những nhân vật chủ chốt lãnh đạo phong trào tại Maidan đã từ chức Chủ tịch hội đồng an ninh quốc phòng Ukraine.
Ông Andriy Parubiy cho biết sẽ không giải thích về quyết định của mình khi vẫn còn trong thời chiến, và cam kết tiếp tục ủng hộ các nỗ lực chống lại phe ly khai tại miền Đông
Ông Parubiy, một cựu quân nhân và từng là thành viên đảng cảnh hữu Svoboda, đã nổi lên như một nhân vật quyền lực, khi là chỉ huy các đơn vị “tự vệ” mà những người biểu tình lập nên, để đối phó với cảnh sát chống bạo động trong cuộc cách mạng vừa qua.
Rất nhiều người biểu tình từng tuân lệnh ông sau đó đã gia nhập lực lượng Vệ binh quốc gia, và một số đơn vị quân sự bán tự trị đang chiến đấu chống lại các tay súng ly khai ở miền Đông. Các tiểu đoàn Kiev 1 và Kiev 2 đụng độ với người biểu tình tại Kiev hôm qua cũng có thành phần chủ yếu là những người từng tham gia biểu tình tại Maidan.
Thanh Tùng
Theo NTD/ Telegraph
Đối đầu căng thẳng tại căn cứ quân sự ở Crimea
Một cuộc đối đầu liên quan tới các binh sĩ thân Nga bên ngoài một căn cứ quân sự của Ukraine gần thành phố cảng Sevastopol tại Crimea ngày 7/3 đã kết thúc trong êm thấm và không xảy ra nổ súng.
Các binh sĩ thân Nga bên ngoài một căn cứ quân sự của Ukraine tại Crimea ngày 7/3.
Hãng thông tấn Interfax-Ukraine vào tối ngày 7/3 dẫn thông tin từ Bộ quốc phòng Ukraine cho biết một chiếc xe tải đã đâm vào cổng của căn cứ phòng thủ tên lửa A2355 ở ngoại ô thành phố Sevastopol và khoảng 20 nam giới đã vào bên trong và ném lựu đạn.
Các binh sĩ Ukraine đã rút vào bên trong một tòa nhà và chỉ huy của họ bắt đầu đàm phán với các tay súng.
Nhưng một phóng viên của hãng tin BBC tại hiện trường cho biết, cổng căn cứ dường như không bị tông phải và không có dấu hiệu căn cứ bị chiếm.
2 xe tải quân sự mang biển số Nga đã đậu bên ngoài cổng căn cứ, trong khi các binh có vũ trang đứng vây quanh. Một nhóm những người biểu tình thân Nga cũng có mặt tại đó.
Sau đó, một quan chức Ukraine nói với nhà báo của hãng tin Telegraphrằng cuộc đối đầu đã kết thúc sau các cuộc đàm phán và không xảy ra nổ súng. Khoảng 30-60 người được cho là các binh sĩ Nga đã rút đi.
Các binh sĩ mặc đồng phục quân đội Nga nhưng không mang phù hiệu đã phong tỏa các căn cứ để từ khi nắm quyền kiểm soát Crimea hồi tuần trước.
Lầu năm góc ước tính có khoảng 20.000 binh sĩ Nga tại Crimea, trong khi tư lệnh lực lượng bảo vệ biên giới Ukraine ước tính số binh sĩ Nga vào khoảng 30.000.
Cuộc đối đầu mới nhất diễn ra chỉ vài giờ sau khi các nghị sĩ Nga cam kết ủng hộ Crimea nếu vùng này muốn sáp nhập vào Nga.
Quốc hội Crimea ngày 6/3 đã thông báo sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 16/3 về việc bán đảo có sáp nhập với Nga hay vẫn là một phần của Ukraine.
Chính quyền lâm thời tại Kiev, vốn lên nắm quyền sau khi Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych chạy tới Nga, đã lên án cuộc trưng cầu dân ý là "bất hợp pháp".
Trong một cuộc điện đàm với Bộ trưởng quốc phòng lâm thời của Ukraine Ihor Tenyukh ngày 7/3, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã nhấn mạnh cam kết chắc chắn của Washington nhằm "ủng hộ người dân Ukraine và chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine".
Mỹ cáo buộc Nga tung chiến dịch bôi nhọ Nga đã gọi những cáo buộc mới nhất của Mỹ về sự liên quan của Mátxcơva trong cuộc khủng hoảng Ukraine là "một chiến dịch bôi nhọ vô căn cứ" và nói Washington phải chịu trách nhiệm về sự đổ máu. Một tay súng thân Nga ở miền đông Ukraine. "Do chiến dịch bôi nhọ chống lại chúng tôi mà chính quyền Mỹ...