Ukraine bán nhiều bí mật động cơ phản lực cho Trung Quốc
Trung Quốc sẽ có được các công nghệ và thiết bị để sản xuất các thành phần động cơ phản lực từ Ukraine.
Tổng công ty khoa học sản xuất FED Kharkov đã ký kết thỏa thuận chuyển giao công nghệ sản xuất các thành phần động cơ phản lực cho Trung Quốc. Trang mạng altair.com.pl cho biết, thỏa thuận trên được ký kết vào ngày 24/11/2014.
Theo thỏa thuận, công ty FED Kharkov sẽ bán cho đối tác Trung Quốc các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật và các trang thiết bị đi kèm để sản xuất các thành phần của động cơ sử dụng trên nhiều loại máy bay gồm: vận tải cơ An-32/70/72/74/124, An-140/148, Be-200, IL-78/96; tiêm kích MiG-27/29, Su-27/30/34/35; máy bay ném bom TU-95/142/160; máy bay chở khách Tu-204/214; máy bay huấn luyện Yak-42/130 và các loại trực thăng Ka-32/52, Mi-8/17/24/28.
Chất lượng động cơ phản lực nội địa của Trung Quốc sẽ được cải thiện trong thời gian tới nhờ công nghệ từ Ukraine.
Các loại máy bay nói trên đang được sử dụng tại hơn 70 quốc gia trên thế giới. Theo kế hoạch, hợp đồng sẽ bắt đầu thực hiện từ Quý I năm 2015. Trước đó, công ty FED đã ký kết hợp đồng cung cấp thiết bị sản xuất động cơ phản lực sử dụng trên máy bay huấn luyện L-15 của Trung Quốc.
Video đang HOT
Ngoài ra, công ty FED cũng có kế hoạch mở rộng hợp tác trong chuyển giao công nghệ sản xuất tuabin cho động cơ phản lực được sử dụng trên tiêm kích J-10, J-11 và J-15 của Trung Quốc. Hiện nay, Bắc Kinh đang phụ thuộc vào nguồn cung động cơ phản lực từ Nga.
Những động cơ mà họ sao chép của Nga cho thấy hiệu suất và chất lượng không ổn định. Hợp đồng chuyển giao công nghệ ký kết với Ukraine sẽ giúp cải thiện chất lượng các động cơ nội địa. Sự kiện này có thể coi là một bước đột phá lớn của Trung Quốc trong việc giảm dần sự phụ thuộc vào động cơ nhập khẩu từ Nga.
Quốc Minh
Theo_Kiến Thức
Báo Trung Quốc "tố" động cơ Nga khiến J-10B gặp nạn
Tờ Duowei News đã đổ lỗi cho động cơ phản lực của Nga đã khiến chiếc máy bay tiêm kích đa năng J-10B của Không quân Trung Quốc gặp nạn hôm 15/11.
Tờ Duowei News đã đổ lỗi cho động cơ phản lực của Nga đã khiến chiếc máy bay tiêm kích đa năng J-10B của Không quân Trung Quốc gặp nạn hôm 15/11.
"Vụ tai nạn của máy bay chiến đấu J-10B được trang bị động cơ phản lực do Nga chế tạo AL-31FN ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên hôm 15/11 cho thấy Trung Quốc cần thiết đẩy mạnh việc phát triển động cơ nội địa", tờ Duowei News viết.
Trung Quốc hiện không thể tự thiết kế và sản xuất động cơ hoàn hảo cho các máy bay chiến đấu tiên tiến của nước này. Trong những năm qua, để giải quyết nhược điểm này, Công ty động cơ máy bay Thẩm Dương đã nỗ lực phát triển động cơ phản lực Thái Hành WS-10 và đã trang bị cho một số máy bay J-10B. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu số lượng lớn động cơ Saturn Lyulka AL-31FN từ Nga để cung cấp cho các máy bay chiến đấu J-10 trước khi Thái Hành WS-10 đạt được sự tin cậy cao nhất.
Phần động cơ chiếc J-10B gặp nạn hôm 15/11.
Theo truyền thông nước ngoài, trong năm 2010 Trung Quốc đã thay thế các động cơ AL-31FN bằng động cơ Thái Hành WS-10, tuy nhiên ngay sau khi xuất hiện thông tin này thì Trung Quốc lại mua thêm 123 động cơ AL-31FN.
Giống như bất kỳ quốc gia nước ngoài khác, Duowei tuyên bố Nga không phải là một đối tác đáng tin cậy với Trung Quốc. Nếu Trung Quốc trở nên quá phụ thuộc vào động cơ mua từ Nga, nó sẽ không bao giờ đạt được một dây chuyền công nghiệp hàng không đầy đủ.
Bài báo cũng nói rằng, vụ tai nạn chiếc J-10B hôm 15/11 là do động cơ AL-31FN đột nhiên tắt trên không trung. "Điều này cho thấy rằng động cơ của Nga không đáng tin cậy như nhiều người vẫn tin", Duowei viết.
Dẫu vậy tờ Duowei có lẽ quên mất rằng, hầu hết các chiến đấu cơ Trung Quốc đều đang sử động cơ hàng không Nga và tỉ lệ gặp nạn là rất thấp. Việc tai nạn do lỗi kĩ thuật động cơ trong hàng không là khá phổ biến, và điều này không thể tránh khỏi. Không thể vì một vụ tai nạn mà có thể quy kết cho cả dòng động cơ của Nga là không đáng tin cậy.
Ngoài ra, vẫn chưa rõ việc chiếc J-10B gặp nạn kia dùng động cơ AL-31FN hay là động cơ Thái Hành WS-10. Vì vốn dĩ WS-10 là bản sao chép động cơ AL-31F với hình dáng tương tự nên khó nhận biết thông qua hình dáng.
Hoàng Lê
Theo_Kiến Thức
Ấn Độ thử nghiệm thành công chiến đấu cơ nội địa May bay chiên đâu hang nhe Tejas, do Ấn Độ tự phát triển đa hoan thanh chuyên bay thử đâu tiên vào hôm 30/9 vừa qua, tai Bangalore va keo dai trong 25 phut. Tuy nhiên, tơi thơi điêm này, thông tin vê chuyên bay mơi đươc tiêt lô. Máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas Theo đó, Không quân Ân Đô dự...