Ukraine bán động cơ cho Trung Quốc để tồn tại
Tờ Kyiv Post dẫn tuyên bố của nghị sĩ Ukraine rằng, việc nước này bán động cơ máy bay cho Trung Quốc không gì khác là để tồn tại.
Tuyên bố trên được hàng loạt nghị sĩ Ukraine đưa ra nhằm đáp trả cáo buộc của Mỹ rằng Kiev đã phản bội Mỹ khi bán động cơ máy bay cho Trung Quốc. Nghị sĩ Oleg Lyashko viết trên trang Facebook cua minh rằng: “Nếu Mỹ không muốn chúng tôi bán đông cơ may bay chiến đấu cho Trung Quốc, hãy để chính họ mua chung!
Chúng tôi bị cấm bán động cơ cho người Trung Quốc, và chinh Mỹ lại không mua các loại động cơ này. Cuối cùng, công ty Motor Sich sẽ phải lưa chon – phá sản doanh nghiệp và hàng ngàn người Ukraine có trình độ cao nhưng thất nghiệp”.
Động cơ của Motor Sich luôn khiến Trung Quốc thèm muốn.
Cùng vối tuyên bố phản hồi cáo buộc từ phía Mỹ, Ukraine cũng cho rằng chính Nga đứng đằng sau mọi chuyện và đây là sự cạnh tranh không lành mạnh từ phía Moscow.
Đại diện của Motor Sich tuyên bố: “Chỉ kẻ mù mới không nhìn thấy những âm mưu đằng sau sự vận động hành lang vì lợi ích của các nhà sản xuất Nga….. Những phương pháp này đều cho thấy có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh”.
Sau khi xảy ra một loạt sự kiện năm 2014, nhà sản xuất Motor Sich đã mất thị trường truyền thống của mình tại Nga, và lưu ý rằng trong trường hợp hợp đồng cung cấp động cơ AI-222 với Trung Quốc bị dừng thì Bắc Kinh sẽ mua động cơ tương tự của Nga.
Video đang HOT
Hàng loạt lời chỉ trích lần nhau được đưa ra sau khi tờ The Washington Times đăng tải bài viết cho rằng, Ukraine bán cho Trung Quốc các động cơ dành cho máy bay chiến đấu, động thái này mâu thuẫn với lợi ích của Mỹ.
Theo dữ liệu của báo Mỹ, Công ty Ukraine Motor Sich đã cung cấp 20 động cơ dành cho 12 máy bay huấn luyện chiến đấu JL-10 của Trung Quốc. Tổng giá thành hợp đồng là 380 triệu USD dự trù cung cấp 250 động cơ máy bay.
Chuyên gia về Trung Quốc, cựu cố vấn của Ủy ban Thượng viện Mỹ về Quan hệ Quốc tế William Triplett bình luận về thông tin này đã lưu ý rằng bằng cách như vậy Kiev đang giúp Bắc Kinh giải quyết vấn đề với khâu sản xuất động cơ cho phản lực.
“Trên thực tế, Ukraine đang lấy tiền của người dân Mỹ đóng thuế và đồng thời giáng đòn sau lưng vào Hải quân Hoa Kỳ”, chuyên gia Triplett nhận định. Tuyên bố của Mỹ được coi là động thái nhằm ngăn chặn những thương vụ cung cấp động cơ máy bay tiếp theo giữa Ukraine với Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo nhận định của giới chuyên gia, Trung Quốc đã hưởng lợi quá đủ bởi sản phẩm và công nghệ Kiev cung cấp cho Bắc Kinh không chỉ là động cơ máy bay. Và chính từ những nguyên mẫu và công nghệ được Ukraine cung cấp, Trung Quốc đã tạo ra những vũ khí đang khiến chính Mỹ phải e ngại.
Hòa Bình
Theo Trí thức trẻ
Mỹ nóng ruột khi đồng minh Philippines muốn mua tàu ngầm Nga
Mỹ nóng ruột khi đồng minh Philippines muốn mua tàu ngầm Nga, cảnh cáo điều này không có lợi cho liên minh Mỹ-Phi.
Philippines, đồng minh của Mỹ ở Đông Á đang quan tâm và muốn mua một số tàu ngầm Nga để tăng năng lực hải quân trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc quanh tranh chấp biển Đông ngày càng cao.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana hồi tháng 6 có nói rằng nước này cần có tàu ngầm để giữ vị thế của mình với các nước láng giềng.
"Chúng tôi là một trong số ít nước không có năng lực này. Chúng tôi đang nhắm tới Hàn Quốc và Nga và cả một số nước khác để mua tàu ngầm" - Manila Times dẫn lời ông Lorenzana.
Đáp lại mong muốn hiện đại hóa quân đội của Philippines, Nga chào mời Philippines mua một số tàu ngầm điện diesel lớp Kilo, thậm chí còn đề nghị cho vay nếu nước này không đủ tiền mua.
Tàu ngầm điện diesel lớp Kilo của Nga ở cảng tỉnh Kaliningrad (Nga). Ảnh: AP
Phía Mỹ dĩ nhiên không để mặc chuyện này. Trong chuyến thăm Philipines ngày 16-8, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Randall Schriver phụ trách các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương lên tiếng về việc này.
"Tôi nghĩ họ nên nghĩ lại cẩn thận chuyện này. Nếu họ xúc tiến mua khí tài Nga, tôi không nghĩ sẽ có lợi cho liên minh chúng ta, và thực sự thì tôi nghĩ chúng tôi có thể là đối tác tốt hơn Nga.
Chúng ta phải hiểu rõ Nga. Tôi nghĩ không cần phải liệt kê hết danh sách: Crimea, Ukraine, tấn công hóa học ở Anh. Nếu làm ăn với Nga, các bạn không chỉ đầu tư vào Nga mà còn ra một tuyên bố về mối quan hệ với Nga" - theo ông Schriver.
Trong thời gian lưu lại Manila ông Schriver trấn an Philippines rằng Mỹ sẽ là một "đồng minh tốt" và ủng hộ nước này trong tranh chấp với Trung Quốc ở biển Đông.
"Chúng tôi sẽ là đồng minh tốt...không nên có sự hiểu lầm hay thiếu rõ ràng về tinh thần và bản chất cam kết của chúng tôi" - ông Schviver khẳng định. Chuyến thăm và các phát ngôn của ông Schriver diễn ra trong bối cảnh Philippines đang tính ra điều chỉnh chính sách đối ngoại độc lập hơn, bớt lệ thuộc vào Mỹ.
Trong chuyến thăm ông Schriver cũng khuyến khích Philippines cân nhắc mua vũ khí Mỹ, vì điều này có lợi cho sự hợp tác giữa Mỹ và Philippines.
Tuy nhiên, theo Philippine Star, sau cuộc gặp với ông Schriver, ông Loranzana vẫn bay sang Moscow gặp các quan chức Nga.
Không chỉ Philippines, hiện ngày càng nhiều đồng minh, đối tác của Mỹ tìm tới vũ khí của Nga, khiến Mỹ mỗi lúc càng thêm cảnh giác, làm áp lực để các nước này không mua vũ khí Nga. Thổ Nhĩ Kỳ vì muốn mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga mà bị Mỹ gây khó chuyện mua tiêm kích tấn công F-35 Lightning. Mỹ cũng cảnh cáo hàng loạt nước Ấn Độ, Saudi Arabia tính lại chuyện mua vũ khí Nga.
ĐĂNG KHOA
Theo Trí thức trẻ
Xe chở tên lửa BUK của Ukraine mất lái lao thẳng vào trung tâm thương mại Những người chứng kiến đã không khỏi hốt hoảng sau khi một chiếc xe chở tên lửa phòng không BUK của quân đội Ukraine bất ngờ mất lái, lao lên vỉa hè và đâm vào một trung tâm thương mại trong một buổi tập duyệt diễu binh. Xe chở tên lửa của Ukraine lao vào trung tâm thương mại (Ảnh: RT) Theo hãng...