Ukraine áp dụng quy định mới đối với người nước ngoài chưa tiêm vaccine
Đến cuối năm nay, Ukraine dự kiến sẽ có được hơn 47 triệu liều vaccine ngừa COVID-19. Thủ tướng Ukraine Denys Shmygal đưa ra thông báo này tại cuộc họp chính phủ diễn ra ngày 28/7.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Kiev, Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, Bộ trưởng Y tế Viktor Lyashko đã công bố những quy định phòng ngừa dịch bệnh mới, theo đó những hành khách nước ngoài đến Ukraine cần phải thực hiện xét nghiệm COVID-19 bổ sung trong vòng 72 giờ sau khi nhập cảnh nếu họ chưa được tiêm đủ 2 liều vaccine phòng COVID-19. Hành khách là công dân Ukraine cũng phải thực hiện xét nghiệm nếu họ chưa tiêm ít nhất 1 mũi vaccine.
* Ở châu Phi, cùng ngày, Zimbabwe đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 của hãng Johnson & Johnson. Theo Cơ quan Quản lý dược phẩm Zimbabwe, đây là loại vaccine đầu tiên do phương Tây sản xuất được phê duyệt tại quốc gia phía Nam châu Phi này. Hiện Zimbabwe đã cho phép lưu hành các loại vaccine ngừa COVID-19 do Ấn Độ, Nga và Trung Quốc sản xuất.
Video đang HOT
Cũng giống như nhiều quốc gia châu Phi khác, Zimbabwe đang trải qua làn sóng dịch bệnh thứ 3, trong đó số ca bệnh và tử vong ghi nhận riêng trong tháng này chiếm gần một nửa tổng số ca nhiễm và tử vong kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại quốc gia này. Hiện Zimbabwe có tổng cộng 101.711 ca nhiễm, trong đó 3.280 ca tử vong vì COVID-19.
Đến nay, trên 1,5 triệu người Zimbabwe đã được tiêm liều vaccine đầu tiên, hầu hết sử dụng vaccine của hai hãng Trung Quốc là Sinovac và Sinopharm.
* Trong khi đó, Tổng thống Tanzania Samia Suluhu Hassan ngày 28/7 đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 trước sự chứng kiến của người dân nhằm trấn an những người vốn hoài nghi về hiệu quả của vaccine. Chính phủ Tanzania đã mạnh mẽ kêu gọi người dân thực hiện giãn cách xã hội, đeo khẩu trang nơi công cộng và tiêm chủng.
Vào tháng 6 vừa qua, Tanzania cũng đã tham gia cơ chế chia sẻ vaccine COVAX. Phát biểu tại buổi lễ phát động chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 ngày 28/7, Bộ trưởng Y tế Dorothy Gwajima nhấn mạnh vaccine là thứ “vũ khí hiện đại” để ngăn chặn đại dịch COVID-19 giống như loại trừ bệnh bại liệt và các bệnh khác trước đây.
Mỹ viện trợ quân sự 125 triệu USD cho Kiev, xem xét đưa quân tới Ukraine
Mỹ viện trợ an ninh cho Kiev và tuyên bố sẽ xem xét khả năng đưa thêm quân tới Ukraine và, giữa lúc căng thẳng giữa Nga và Ukraine đang gia tăng.
Mỹ có thể xem xét đưa thêm quân tới Ukraine nếu cần thiết (Ảnh minh họa: Reuters).
Sputnik đưa tin, quyền Đại sứ Mỹ tại Ukraine Kristina Kvien tuyên bố rằng Washington sẽ xem xét lại khả năng gia tăng hiện diện quân sự ở Ukraine nếu cần thiết. Phát biểu của bà Kvien được đưa ra trong sau buổi lễ chào mừng đợt luân chuyển lần thứ 8 của lực lượng huấn luyện Mỹ đến đào tạo quân đội Ukraine.
Nhà ngoại giao cũng nhấn mạnh, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden gần đây đã thông báo về gói hỗ trợ an ninh 125 triệu USD cho Ukraine, bao gồm ngân sách huấn luyện, trang bị và cố vấn cho quân đội Kiev.
Theo bà Kvien, Ukraine cần sự hỗ trợ để chống lại cái mà bà cáo buộc là "sự gây hấn do Nga hậu thuẫn ở Donbass". Bà cho rằng Ukraine không phải chịu trách nhiệm tình hình căng thẳng ở miền Đông nước này. Trong khi đó, Nga bác bỏ cáo buộc đứng sau lực lượng đòi độc lập ở Donbass, đồng thời "tố" Ukraine là bên gây nên căng thẳng.
Trong khi đó, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal đề nghị Mỹ mở rộng chương trình huấn luyện ở quốc gia châu Âu.
Căng thẳng giữa Nga và Ukraine leo thang dồn dập trong thời gian qua. Các nước phương Tây cáo buộc Nga triển khai ít nhất 85.000 binh sĩ cùng nhiều khí tài đến khu vực biên giới giáp miền đông Ukraine giữa lúc chiến sự ở đây leo thang.
Moscow nói, việc triển khai này chỉ là một phần của cuộc diễn tập kéo dài 3 tuần nhằm kiểm tra mức độ sẵn sàng chiến đấu của quân đội. Điện Kremlin cũng nhấn mạnh, việc triển khai lực lượng trong phạm vi lãnh thổ của Nga là hoàn toàn bình thường, không nhằm vào bất cứ một quốc gia nào.
Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đầu tuần này cáo buộc, NATO đã triển khai khoảng 40.000 binh sĩ và 15.000 khí tài đến gần biên giới Nga, chủ yếu ở Biển Đen và khu vực Baltic, nhưng NATO đã bác bỏ.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ngủ gật khi phát biểu Cộng đồng mạng xôn xao với việc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan dường như ngủ gật khi đang phát biểu. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ngủ gật khi phát biểu Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan dường như ngủ gật khi đang phát biểu (Ảnh: Sputnik). Lời chúc mừng của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan...