Ukraine: 1/3 số nhà máy tinh chế đường ngừng hoạt động
Liên hiệp các nhà sản xuất đường của Ukraine, Ukrtsukor ngày 16/8 cho biết 1/3 số nhà máy tinh chế đường nước này sẽ không hoạt động trong niên vụ sắp tới do cuộc xung đột Nga – Ukraine và giá khí đốt tăng cao.
1/3 số nhà máy tinh chế đường Ukraine sẽ ngừng hoạt động trong niên vụ sắp tới. Ảnh: Reuters
Vào thời Liên Xô trước đây, Ukraine sản xuất 5 triệu tấn đường củ cải đỏ. Tuy nhiên, hiện nay sản lượng này đã giảm xuống 1 triệu tấn do nhu cầu giảm, giá nhiên liệu tăng cao và sự cạnh tranh với đường mía có giá thành rẻ hơn trên các thị trường xuất khẩu.
Theo Ukrtsukor, giá khí đốt ở châu Âu đã lên tới 2.000 USD/1.000 m3 và đây là lý do khiến 10 trong tổng số 32 nhà máy tinh chế đường ở Ukraine sẽ không hoạt động trong niên vụ mới bắt đầu từ ngày 1/9 tới.
Trong khi đó, cuộc xung đột ở Ukraine đã làm giảm diện tích trồng củ cải đỏ và các loại cây lương thực chủ chốt khác. Dự báo, sản lượng ngũ cốc của nước này sẽ giảm xuống 50 triệu tấn so với mức kỷ lục 86 triệu tấn năm 2021.
Bộ Nông nghiệp Ukraine cho biết trong năm nay, nông dân gieo trồng cây củ cải đường trên diện tích 180.400 ha, cho sản lượng dự báo 1,08 triệu tấn đường từ 7,83 triệu tấn củ cải.
Năm 2021, Ukraine đã sản xuất khoảng 1,3 triệu tấn đường củ cải. Ukraine sẽ trữ kho khoảng 470.000 tấn đường vào đầu niên vụ sản xuất đường củ cải 2022 – 2023. Theo bộ trên, lượng đường trữ kho này và sản lượng như dự báo sẽ đáp ứng được nhu cầu trong nước và phục vụ xuất khẩu.
Trung Đông tăng cường sản xuất để 'giải cơn khát' khí đốt toàn cầu
Trung Đông, khu vực xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới, đang tìm cách tăng cường sản xuất, xuất khẩu khí đốt tự nhiên khi nhu cầu về loại năng lượng này sẽ tăng cả trong nước và trên toàn cầu trong những năm tới.
Video đang HOT
Ras Laffan, địa điểm sản xuất LNG chính của Qatar. Ảnh: AFP
Theo trang oilprice.com, Qatar, một trong những nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất thế giới, đã dẫn đầu về lĩnh vực khí đốt ở Trung Đông trong nhiều năm qua. Trong khi đó, các quốc gia vùng Vịnh giàu khí tự nhiên khác lại tụt hậu trong phát triển các dự án khí đốt. Tuy nhiên, giờ đây, các nước đều đang thay đổi mạnh mẽ để chớp cơ hội giá khí đốt tăng cao trên thế giới.
Các nhà sản xuất dầu lớn trong OPEC như Saudi Arabi và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã và đang tăng sản lượng khí đốt trong nước. Các nước này đã lên kế hoạch một số dự án sản xuất song song với các dự án thu giữ carbon để giảm lượng khí thải. Oman cũng đang tập trung thăm dò, sản xuất nhiều khí đốt hơn.
Thị trường khí đốt toàn cầu biến động mạnh kể từ khi Nga xung đột với Ukraine và nhu cầu LNG dự kiến tăng mạnh ở châu Âu khi châu lục này tìm cách chấm dứt phụ thuộc Nga. Đây là những yếu tố tích cực đối với các nhà sản xuất dầu khí Trung Đông có kế hoạch xuất khẩu nhiều LNG hơn.
Nhu cầu LNG đã trở lại
Ở châu Âu, dự báo nhu cầu khí đốt không có nguồn gốc từ Nga sẽ mạnh lên trong nhiều năm tới khi EU tìm cách thay thế càng nhiều khí đốt từ Nga càng sớm càng tốt.
Những người mua LNG đang quay trở lại với các hợp đồng dài hạn để đảm bảo nguồn cung cấp khí đốt và để tránh phải mua khí đốt giá cao khi giá trong hợp đồng giao ngay tăng đột biến.
Nhà phân tích Daniel Toleman tại công ty Wood Mackenzie nhận định: "Nhiều người mua LNG truyền thống sẽ không mua khí đốt hoặc LNG giao ngay cũng như không gia hạn hoặc ký thêm các hợp đồng LNG với các công ty Nga. Giá giao ngay ở mức cao và dễ biến động, khiến nhiều người mua hướng tới các hợp đồng dài hạn".
Trung Đông có thể đóng một vai trò lớn hơn trong nguồn cung LNG toàn cầu vào cuối thập kỷ này.
Siêu dự án LNG của Qatar
Qatar đang đi đầu trong đáp ứng nhu cầu LNG toàn cầu. Năm ngoái, Qatar đã công bố dự án LNG lớn nhất thế giới là North Field East (NFE) để nâng công suất sản xuất LNG của Qatar từ 77 triệu tấn lên 110 triệu tấn mỗi năm. Dự án này dự kiến bắt đầu sản xuất vào quý 4 năm 2025, sẽ có chi phí khoảng 28,75 tỷ USD. Qatar cũng có kế hoạch mở rộng một giai đoạn khác tại North Field, mỏ khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới mà nước này chia sẻ với Iran. Giai đoạn mở rộng thứ hai sẽ là Dự án North Field South (NFS), nhằm nâng cao hơn nữa năng lực sản xuất LNG của Qatar từ 110 triệu tấn lên 126 triệu tấn mỗi năm. Ngày bắt đầu sản xuất dự kiến vào năm 2027.
Công ty nhà nước QatarEnergy gần đây đã chọn các đối tác quốc tế như ExxonMobil, ConocoPhillips, Shell, Eni và TotalEnergies làm đối tác trong dự án mở rộng North Field East.
Các dự án xuất khẩu khí đốt và LNG của UAE
Một cơ sở khai thác dầu của UAE. Ảnh: EPA/TTXVN
Tại UAE, Công ty Dầu khí Quốc gia Abu Dhabi (ADNOC) đang mở rộng đội tàu LNG theo kế hoạch chiến lược để hỗ trợ hoạt động kinh doanh LNG hiện tại của ADNOC cũng như các kế hoạch tăng trưởng quan trọng của công ty.
ADNOC có kế hoạch xây dựng một cơ sở xuất khẩu mới là Fujairah LNG, dự kiến hoạt động từ năm 2026 đến năm 2028. Cơ sở này gồm một nhà máy LNG với tổng công suất 9,6 triệu tấn mỗi năm. Đầu năm nay, ADNOC đã trao cho McDermott một hợp đồng cung cấp dịch vụ thiết kế kỹ thuật (FEED) cho cơ sở này.
Vài ngày trước, ADNOC đã công bố các hợp đồng khoan thuộc Dự án Phát triển Khí đốt ở Ghasha và Hail trong khuôn khổ hợp đồng Ghasha. Đây là dự án phát triển khí đốt chua ngoài khơi lớn nhất thế giới và là một phần quan trọng trong kế hoạch của ADNOC nhằm giúp UAE tự cung cấp khí đốt.
Ông Sultan Ahmed Al Jaber, Giám đốc điều hành Tập đoàn ADNOC, cho biết: "ADNOC cam kết khai thác trữ lượng khí đốt tự nhiên dồi dào của UAE để có thể tự cung cấp khí đốt trong nước, tăng trưởng và đa dạng hóa ngành này, cũng như đáp ứng nhu cầu khí đốt ngày càng tăng trên toàn cầu".
Ngoài ra, ADNOC còn hợp tác với các công ty lớn trên thế giới để tiếp tục thăm dò thêm khí đốt và dầu. Tập đoàn này vừa công bố thêm phát hiện khí đốt ở Abu Dhabi.
Oman tìm cách tăng cường thăm dò, sản xuất khí đốt
Oman cũng đặt cược lớn vào khí đốt. Xuất khẩu LNG của nước này tăng 8% trong nửa đầu năm 2022. Oman chủ yếu bán LNG cho các khách hàng châu Á là Hàn Quốc và Nhật Bản.
Nước này đang có kế hoạch mở rộng sản xuất khí đốt và đang xem xét thành lập một công ty mới để quản lý tài sản khí đốt quốc gia vào cuối năm nay.
Oman đang bước vào giai đoạn phải đàm phán lại tất cả các hợp đồng sẽ hết hạn vào năm 2025.
Như vậy, có thể nói các quốc gia Trung Đông khác đang cùng với Qatar hành động nhanh chóng để chớp cơ hội giá khí đốt tăng cao trên toàn cầu.
Chuỗi cung ứng ở Đức có thể sụp đổ do thiếu khí đốt của Nga Toàn bộ chuỗi cung ứng và sản xuất có thể sụp đổ nếu khí đốt tự nhiên mà Nga cung cấp cho Đức giảm hơn nữa. Trạm bơm khí của Hệ thống đường ống Nord Stream 1, dẫn khí đốt từ Nga sang Đức qua biển Baltic, tại Lubmin, miền Đông Bắc Đức. Ảnh: AFP/TTXVN Theo trang oilprice.com ngày 3/8, tập đoàn hóa...