Ukraina ra khỏi khối SNG?

Theo dõi VGT trên

Hôm nay, quốc hội Ukraina sẽ thảo luận khả năng nước này ra khỏi khối các quốc gia độc lập (SGN). Sau hơn 20 năm tồn tại, Cộng đồng các nước thuộc Liên Xô cũ lại đứng trước thách thức mới.

Ukraina ra khỏi khối SNG? - Hình 1

Ukraina đổ lỗi xung đột ở miền đông nước này cho Nga. Đây là nguyên nhân khiến Ukraina muốn rút khỏi SNG

Vitali Kovalchuk, phó chủ tịch đảng “Khối Poroshenko” cho hay vấn đề rút Ukraina khỏi tổ chức SNG sẽ được xem xét tại Quốc hội Ukraina ngày 8/12.

Tác giả của đề xuất này là các nghị sĩ của đại diện cho liên minh cầm quyền hiện nay tại Ukraina gồm Khối Poroshenko của Tổng thống Petro Poroshenko và Đảng Mặt trận Dân tộc của Thủ tướng Arseniy Yatsenuyk.

Dự thảo nghị quyết hồi được đưa ra cuối tháng 11/2014 với mục tiêu chấm dứt quy chế thành viên và sự tham gia của Ukraina ở các tổ chức của SNG. Nội dung toàn văn bản hiện chưa được công bố.

Sau hơn 20 năm tồn tại, SGN đã có những vai trò nhất định trong lịch sử. Nhờ sự ra đời của SNG mà sự giải thể của Liên Xô thành 15 quốc gia độc lập đã diễn ra không đến nỗi hỗn loạn, đường biên giới mới của các quốc gia mới độc lập về cơ bản được giữ nguyên (mặc dù ở một số nước vẫn có những tranh chấp lãnh thổ). Có thể coi việc ra đời SNG đã giúp tránh được “sự đổ vỡ tan tành” của Liên Xô. SNG đã góp phần duy trì hòa bình, bảo đảm an ninh cho các nước thành viên.

Ngoài ra, một số cơ chế hợp tác trong lĩnh vực quân sự – an ninh cũng đã ra đời, thực hiện được phần nào chức năng giải quyết các tranh chấp quân sự và các xung đột vũ trang. SNG đã xây dựng được một nền tảng luật pháp liên quốc gia cho hợp tác trong lĩnh vực chống khủn.g b.ố, buôn lậu ma tuý, tội phạm kinh tế, buôn người, xâm phạm bản quyền và một số loại tội phạm khác. Sự ra đời của SNG cũng góp phần ngăn chặn sự phá sản về mặt kinh tế của các nước thành viên.

Tuy nhiên, so với những thành công, những hạn chế, yếu kém trong liên kết SNG có phần nhiều hơn. Liên kết chính trị mang tính hình thức, kém hiệu quả hợp tác thực tế, nên chưa thu hút sự quan tâm đúng mức của các nước thành viên. SNG thiếu sự gắn kết, phối hợp với nhau trong xử lý các vấn đề của khối cũng như trên trường quốc tế.

Video đang HOT

Cùng với sự vận động phức tạp của thế giới và khu vực, sự trưởng thành của các quốc gia SNG với tư cách là các chủ thể quan hệ quốc tế, đường lối chính trị của các nước này ngày càng có xu hướng tách rời Nga. Từ số thành viên ban đầu là 12 nước, về sau một số nước tỏ ra không mặn mà với SNG, riêng Gruzia năm 2009 đã tách hẳn ra khỏi SNG.

Một số nước SNG bộc lộ ý muốn thoát khỏi “vòng ảnh hưởng” của Nga, nghiêng về Mỹ và các nước phương Tây. Họ bắt đầu điều chỉnh cơ cấu quân sự của mình theo các tiêu chuẩn của NATO, tham gia từng phần vào các cơ chế của NATO.

Chưa hết, tiến trình liên kết kinh tế SNG diễn ra rất chậm chạp, mức độ liên kết yếu ớt. Dù các nước SNG đã ký với nhau rất nhiều văn bản thỏa thuận hợp tác, liên kết kinh tế với các dạng thức khác nhau, song trên thực tế, các điều khoản của những văn bản, hiệp định này chưa bao giờ được thực hiện đầy đủ. Vai trò của SNG cả trên lĩnh vực kinh tế – thương mại cũng khá mờ nhạt.

Sự thất bại của SNG có thể đước lý giải bởi nhiều nguyên nhân. Có thể thấy có khá nhiều những thế lực bên ngoài đã và đang triển khai cuộc giành giật quanh đường hướng vận động của các nước SNG trên tất cả các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, quân sự – an ninh, kinh tế – thương mại…, nhưng rõ nhất là Mỹ và các nước Tây Âu. Cho đến nay, Mỹ và nhiều nước Tây Âu vẫn lo ngại Nga sẽ nổi lên thành một “đế chế mới” trong không gian “hậu Xô viết”, và họ cho rằng điều này làm tổn hại đến lợi ích nhiều mặt của họ. Vì vậy, các nước này đã và đang tìm mọi cách cản trở Nga thúc đẩy quá trình liên kết SNG. Chính sự can thiệp, lôi kéo của các nước phương Tây đã thúc đẩy sự phân hoá của SNG.

Đáng chú ý nhất là vào năm 1997, các nước Gruzia, Ukraina, Azecbaijan và Moldova thành lập nhóm GUAM, mang tính chống Nga rõ rệt. Nhóm này hoạt động ngoài khuôn khổ SNG, nhưng trong phạm vi của Hội đồng Đối tác châu Âu – Đại Tây Dương bao gồm các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự và chương trình Đối tác vì hoà bình của NATO. Năm 2009, theo sáng kiến của EU, một chương trình mang tên” Đối tác phương Đông” được thông qua, với sự tham gia của 27 nước thành viên EU và 6 nước thành viên SNG (Azecbaijan, Armenia, Belarus, Ukraina, Gruzia và Moldova).

Chương trình này có mục đích thúc đẩy 6 nước nói trên đến gần hơn với EU, trước hết là xích lại gần những tiêu chuẩn và giá trị cần thiết cho sự liên kết chính trị và kinh tế với EU. Hội nghị thượng đỉnh EU và 6 nước “Đối tác phương Đông” được tổ chức 2 năm một lần, lần thứ hai đã diễn ra cuối tháng 9/2011 tại Ba Lan. Theo một số nhà nghiên cứu, việc tham gia Chương trình này của các nước SNG nói trên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình liên kết SNG.

Sau 20 năm tồn tại, nhìn vào thực trạng liên kết SNG, cho đến nay vẫn khó đưa ra câu trả lời SNG là gì. Dường như SNG vẫn vừa là một giải pháp tình thế, một dạng thức gìn giữ, điều phối các mối quan hệ có chiều dài lịch sử giữa các nước thuộc Liên Xô cũ, vừa là một kiểu hợp tác, liên kết của các thực thể kinh tế, chính trị – xã hội độc lập, mới ra đời trong một không gian vừa rất rộng lớn, vừa rất riêng, rất phức tạp, hầu như “có một không hai” trên thế giới.

Tất cả những nhân tố này, cùng với tác động nhiều chiều của các nhân tố bên ngoài đã làm cho tiến trình hợp tác, liên kết SNG trở nên vô cùng khó khăn. Nhưng lại có một sự thật hiển nhiên rằng, các nước SNG sẽ khó khăn hơn, bất ổn hơn nếu đứng riêng rẽ, đơn độc. Hơn nữa ngả theo phương Tây, tham gia các tổ chức liên kết ở châu Âu – Đại Tây Dương đối với nhiều nước SNG cũng không phải muốn là được.

Bài học kinh nghiệm rút ra qua hơn 20 năm tồn tại SNG cho thấy, vấn đề cơ bản của SNG không phải là các nhà lãnh đạo thiếu ý chí, thiếu quyết tâm hoặc khó tìm sự đồng thuận, mà là thiếu các biện pháp, hành động cụ thể để thúc đẩy hợp tác, nhất là các biện pháp để các nước thành viên tìm thấy lợi ích thiết thực trong tiến trình liên kết SNG.

Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) Đây là tổ chức liên minh các quốc gia được thành lập theo Hiệp ước kí ngày 8/12/1991 tại Minsk (Belarus) giữa các nước Belarus, Nga, Ukraina. SNG ra đời trong hoàn cảnh sau khi Liên Xô tan rã, 15 nước cộng hoà thuộc Liên Xô đã tuyên bố độc lập, tuy nhiên các nước có yêu cầu phối hợp hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá… đã dẫn đến thành lập tổ chức này. Đến 21/12/1991, các nước Azecbaijan, Armenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Moldova, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan đã gia nhập SNG và sau đó là Gruzia, nâng số thành viên lên 12. Nhiệm vụ của SNG là bảo đảm an ninh tập thể, tăng cường hợp tác kinh tế, quân sự, xã hội và pháp luật, ngăn ngừa và quản lí xung đột.

Theo Nh.Thạch (tổng hợp)

PetroTimes

Mỹ lên kế hoạch triển khai xe tăng tới Đông Âu

Quân đội Mỹ có kế hoạch triển khai khoảng 150 xe tăng và xe thiết giáp tới các quốc gia NATO trong năm tới và một số xe thiết giáp hạng nặng tới đồn trú tại Đông Âu, một tướng quân đội Mỹ cho biết.

Mỹ lên kế hoạch triển khai xe tăng tới Đông Âu - Hình 1

Các binh sĩ Mỹ tới Ba Lan hồi tháng 4/2014.

Động thái này là một phần trong nỗ lực của Mỹ mang tên "Chiến dịch giải pháp Đại Tây Dương" tại các nước vùng Baltic và Ba Lan nhằm trấn an những lo ngại của đồng minh về sự trỗi dậy của Nga, cùng với việc triển khai các binh sĩ Mỹ trong vài tháng liên tiếp nhằm thực hiện các cuộc tập trận chung.

Gần 50 xe thiết giáp đã có mặt và khoảng 100 xe tăng loại M1 Abrams và xe chiến đấu Bradley sẽ được "đóng tiề.n trạm" tại Đức và một số nơi khác để quân đội Mỹ thực hiện các cuộc diễn tập với các đồng minh NATO, Trung tướng quân đội Mỹ Ben Hodges cho hãng tin AFP biết qua điện đàm từ Estonia.

"Quân đội sẽ tới và huấn luyện, và họ sẽ trở về. Các thiết bị sẽ ở lại", ông Hodes cho hay.

Sự sắp xếp này "rẻ hơn nhiều" so với việc vận chuyển xe tăng qua Đại Tây Dương và hiệu quả hơn cho nhiệm vụ huấn luyện", vị tướng này nói tiếp.

Tướng Hodges cũng cho biết ông sẽ sớm có đề xuất về việc liệu có nên giữ một số xe tăng và xe thiết giáp tại các quốc gia thành viên ở phía đông NATO hay không.

"Tôi sẽ sẽ xem xét các khả năng bao gồm cả việc triển khai thiết bị này với các nhóm nhỏ hơn, cấp trung đội hoặc cấp tiểu đoàn, có lẽ tại vùng Baltic, Ba Lan, Romania và Bulgaria", ông nói.

Mỹ hiện có khoảng 29.000 quân thường trú tại Đức, Ý và Bỉ nhưng nước này đã tăng cường triển khai quân tạm thời để huấn luyện và tập trận nhằm gửi thông điệp tới cả Nga và các đối tác của NATO.

Các cuộc tập trận mang ý nghĩa "nhằm trấn an các đồng minh gần với mối đ.e dọ.a nhất", Tướng Hodes nói tiếp.

Khoảng 600 bộ binh thuộc Sư đoàn kỵ binh số 1 sẽ rời đi vào giữa tháng 12 sau nhiệm vụ 3 tháng tại các nước Baltic và Ba Lan. Họ sẽ được thay thế bởi lính từ Trung đoàn kỵ binh số 2 đồn trú tại Vilseck, Đức, những người sẽ bàn giao nhiệm vụ cho Sư đoàn bộ binh số 3, ông Hodges nói.

Tướng Hodges, người mới nhận nhiệm vụ chỉ huy các lực lượng quân đội Mỹ tại châu Âu ba tuần trước, cho biết hoạt động luân chuyển quân sẽ kéo dài qua năm 2015 tới năm 2016 và tiếp tục về sau.

Việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea và sự hỗ trợ của nước này cho phe nổi dậy tại miền Đông Ukraine đã khơi dậy mối quan ngại trong khu vực.

"Tôi đã ở Litva hôm qua, Estonia hôm nay và Ba Lan vài tuần trước. Tất cả những gì chung tôi nhận được là rất nhiều lời "cảm ơn" từ các quốc gia sở tại vì những gì binh lính thực hiện", ông Hodges nói.

Tuấn Nguyễn

Theo Dantri/AFP

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Mỹ nêu đặc điểm của quân đội Nga khiến phương Tây lo lắng
18:21:32 04/10/2024
Vụ cháy xe buýt tại Thái Lan: Người điều hành xe buýt bị buộ.c tộ.i cẩu thả làm chế.t người
11:10:53 05/10/2024
FBI truy tố 5 sinh viên Trung Quốc với cáo buộc làm gián điệp
22:04:04 04/10/2024
Căng thẳng tại Trung Đông: IMF cảnh báo nguy cơ lớn đối với kinh tế toàn cầu
21:22:36 04/10/2024
Thái Lan: Nước sông dâng cao kỷ lục, Chiang Mai tiếp tục hứng chịu lũ lụt nghiêm trọng
21:03:40 05/10/2024
Nga cảnh báo đáp trả nếu Mỹ lại tiến hành các vụ thử hạt nhân
19:57:05 05/10/2024
Shinkansen - Tuyến tàu điện cao tốc Nhật Bản làm thay đổi ngành đường sắt thế giới
16:20:13 04/10/2024
Tân Thủ tướng Nhật Bản có bài phát biểu chính sách đầu tiên trước Quốc hội
05:58:08 05/10/2024

Tin đang nóng

Chung kết Miss Cosmo 2024: Tân Hoa hậu rơi vương miện, Xuân Hạnh dừng chân Top 5
06:38:12 06/10/2024
Đêm tân hôn, nhìn thấy mẩu giấy trong phòng bì mừng cưới ở đầu gường, tôi nổi giận bỏ về nhà ngay lập tức
07:51:55 06/10/2024
Cuộc sống của mỹ nhân đình đám sau khi bị gán mác "máy đẻ" cho giới thượng lưu giờ ra sao?
08:25:56 06/10/2024
Đêm trước ngày tái hôn chồng cũ bất ngờ tìm đến nhà, anh đưa cho tôi 2 món đồ nhìn thấy hiện vật mà tim tôi đau xé
08:22:55 06/10/2024
Mỹ nam cổ trang hút 20 triệu view vì nhan sắc thần tiên, đến cả bóng lưng cũng như xé truyện bước ra
06:26:33 06/10/2024
Miss Cosmo 2024: Indonesia đăng quang không bàn cãi, Việt Nam băng băng top 5
08:09:01 06/10/2024
Anh chồng đòi chia tài sản, tôi lấy ra một hộp quà cũ đưa anh thì anh ôm mặt khóc, từ bỏ không đòi nhà nữa
07:37:29 06/10/2024
Sao Việt 6/10: MC Kỳ Duyên gợi cảm ở tuổ.i U60, Phương Thanh bơ phờ vì 'Chị đẹp'
08:30:48 06/10/2024

Tin mới nhất

Phản ứng của Nhật Bản trước sự thống trị chuỗi cung ứng đất hiếm của Trung Quốc

05:53:42 06/10/2024
Từ kinh nghiệm đau thương đó, Nhật Bản đã thực hiện nhiều biện pháp để đa dạng hóa nguồn cung khoáng sản, đầu tư vào các nhà sản xuất và chế biến thay thế, tăng cường tích trữ và thúc đẩy các giải pháp công nghệ thay thế.

Né thuế quan, Trung Quốc đang 'rải' nhà máy khắp thế giới

21:40:37 05/10/2024
Thủ tướng Italy Giorgia Meloni đã ký một biên bản ghi nhớ hợp tác công nghiệp trong chuyến thăm của bà vào tháng 7, liên quan đến cả xe điện và năng lượng tái tạo.

80 cảnh sát Pakistan bị thương trong đụng độ với người biểu tình

21:37:45 05/10/2024
Những người biểu tình có kế hoạch tập trung tại khu vực đỏ của thủ đô Islamabad, nơi có tòa nhà Quốc hội và nhiều đại sứ quán, bất chấp lệnh cấm tụ tập, nhằm gây sức ép đòi trả tự do cho ông Khan.

Phát huy sức trẻ Việt Nam tại Australia

21:35:36 05/10/2024
Tham tán Công sứ hy vọng SVAU sẽ nêu cao tinh thần đoàn kết, khát vọng, sáng tạo, kết nối các cộng đồng sinh viên quốc tế, kết nối với các thế hệ trẻ tiếp theo để xây dựng lực lượng kế cận, phát huy các thành tích đã đạt được của hội.

G7 thông qua kế hoạch trấn áp nạn buôn người

21:32:45 05/10/2024
Trong tuyên bố chung, các nước G7 kêu gọi thành lập các đơn vị thực thi pháp luật chuyên về các tội phạm và điều tra liên quan đến buôn lậu người di cư và buôn bá.n ngườ.i nếu các nước chưa có sẵn các đơn vị này.

Cảnh báo mùa đông lạnh hơn bình thường sẽ ảnh hưởng tới dân du mục Mông Cổ

21:06:41 05/10/2024
Mùa đông năm 2023, Mông Cổ đã phải đối mặt với điều kiện mùa đông khắc nghiệt được gọi là dzud , kèm theo lượng tuyết rơi kỷ lục kể từ năm 1975. Khoảng 90% lãnh thổ bị tuyết phủ dày tới 100cm.

Kế hoạch hai mũi nhọn của Tổng thống Biden nhằm bảo vệ Ukraine khi hết nhiệm kỳ

20:29:14 05/10/2024
Vị tổng thống cao tuổ.i đương nhiên muốn để lại di sản chính sách đối ngoại. Những tiến triển vào phút chót về Ukraine sẽ là một chiến thắng cuối cùng đáng nhớ của ông.

Quân đội Israel yêu cầu người dân ở trung tâm Gaza sơ tán

20:27:46 05/10/2024
Lệnh sơ tán của IDF có kèm theo bản đồ liệt kê các khu nhà cần sơ tán, theo đó, người dân Palestine sống ở các khu vực gần Hành lang Netzarim ở trung tâm Gaza đã được cảnh báo phải di dời.

Tổng thống Indonesia cảm ơn quân đội bảo đảm sự thống nhất, ổn định chính trị

20:24:17 05/10/2024
Hơn 100 nghìn binh sĩ từ các lực lượng cùng hàng nghìn trang thiết bị quốc phòng đã được triển khai tham gia diễu binh và các hoạt động biểu dương lực lượng tại buổi lễ.

Căng thẳng thương mại Nga - Kazakhstan nổi lên liên quan đến vận chuyển ngũ cốc

20:21:03 05/10/2024
Đại diện của Liên minh Ngũ cốc Kazakhstan Evgeny Karabanov nhận định rằng tình hình hiện tại có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh thương mại chính thức.

Iraq: Đán.h bom ven đường làm 4 người bị thương

20:07:14 05/10/2024
Các lực lượng an ninh Iraq tuyên bố có khả năng truy quét tàn quân IS mà không cần hỗ trợ, vì nhóm này không gây ra mối đ.e dọ.a đáng kể nào.

Hãng hàng không Emirates cấm mang máy nhắn tin và bộ đàm lên máy bay

20:04:40 05/10/2024
Loạt vụ nổ máy nhắn tin và bộ đàm hồi tháng trước đã làm ít nhất 37 người thiệ.t mạn.g và gần 3.000 người bị thương trên khắp lãnh thổ Liban.

Có thể bạn quan tâm

Na Tra sẽ là BOSS mới trong phần mở rộng Black Myth: Wukong sắp ra mắt?

Mọt game

10:32:46 06/10/2024
Sau những Dương Tiễn, Hồng Hài Nhi... lần này game thủ lại tiếp tục phấn khích với thông tin Na Tra sẽ xuất hiện trong phần mở rộng (DLC) của game.

Chuyến tàu chỉ dài 2km nhưng từng đạt kỷ lục Việt Nam: Du khách nhận xét "như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh", giá vé không quá 200.000 đồng

Du lịch

10:19:40 06/10/2024
Tàu hỏa là loại phương tiện giao thông có tính truyền thống và quen thuộc đối với người dân Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới.

Triệu tập nhóm thanh, thiếu niên đán.h ngườ.i, ghi hình tung clip lên mạng

Pháp luật

10:09:04 06/10/2024
Nhóm đối tượng đã sử dụng điện thoại để ghi lại nội dung sự việc và đăng tải lên mạng xã hội. Hiện Cơ quan CSĐT đang tiếp tục xác minh, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

SOOBIN có hành động điểm 10 tinh tế khi mời fan lên sân khấu diễn cùng mình

Nhạc việt

10:04:24 06/10/2024
Khi bạn fan đi lên, SOOBIN nhanh chóng nhận cô gái mặc váy ngắn. Anh ngay lập tức lấy áo khoác của mình để che chắn cho fan.

Trend "đóng giả đồ vật thử lòng mọi người và cái kết" khiến giới trẻ phát sốt

Netizen

10:02:21 06/10/2024
Trò chơi nhập vai đóng giả đồ vật để thử lòng bạn bè, người yêu, nhân viên... đang là xu hướng được nhiều bạn trẻ hưởng ứng trên Tiktok với nhiều clip triệu view.

Joker: Folie à Deux - Hời hợt và thiếu đột phá

Phim âu mỹ

09:31:35 06/10/2024
Là phần tiếp nối của tác phẩm được ca ngợi là tuyệt tác năm 2019, Joker: Folie a Deux được kỳ vọng sẽ là bộ phim xuất sắc tiếp theo về Hoàng tử hề của giới tội phạm.

3 anh tài bị loại trước thềm chung kết 'Anh trai vượt ngàn chông gai' là ai?

Tv show

09:27:52 06/10/2024
Với số điểm hoả lực cá nhân thấp, 2 anh tài nhà Thiếu Nhi và 1 anh tài nhà Tinh Hoa phải nói lời chia tay Anh trai vượt ngàn chông gai .

Hùng hổ, đạp cửa phòng khách sạn để bắt gian con dâu, nhưng khi nhìn thấy 2 kẻ đang nằm trên giường thì bà tức giận suýt đột quỵ

Góc tâm tình

08:26:52 06/10/2024
Tôi chế.t sững phát hiện con trai mình qua lại với đàn ông. Hóa ra nó giấu tôi cưới vợ là để che giấu bí mật này. Tôi năm nay đã 56 tuổ.i, có một con trai đã lấy vợ được gần hai năm.

Người "hại" các Anh Trai Chông Gai trong buổi sáng cuối cùng tại nhà chung

Sao việt

08:22:41 06/10/2024
Máy quay đã ghi lại được khoảnh khắc Tuấn Hưng chính là người âm thầm trùm chăn bí mật đi vẽ lên gương mặt của các anh tài.

Uống nước lá đu đủ hàng ngày có tốt không?

Sức khỏe

08:19:01 06/10/2024
Nước lá đu đủ cũng có thể thúc đẩy sức khỏe của tóc. Các vitamin, khoáng chất trong lá đu đủ, chẳng hạn như canxi, sắt, kẽm giúp nuôi dưỡng da đầu, giúp tóc khỏe mạnh.

Một loại trà có tác dụng tăng cường collagen giúp da Lý Gia Hân căng mọng ở tuổ.i U60

Làm đẹp

08:07:35 06/10/2024
Người đẹp rất chuộng các món soup, trà chứa vi cá, tổ yến có tác dụng tăng cường collagen, nhờ đó làn da cũng thêm căng mọng, săn chắc. Người đẹp còn hay làm món trà long nhãn, táo đỏ giúp an thần, ngủ ngon, bồi bổ khí huyết.