Ukraina: Nguy cơ ly khai ngày một rõ ràng
Khi tình hình ở thủ đô Kiev vừa lắng xuống, bạo lực giữa những người ủng hộ Nga với phe theo chính quyền mới lại bùng phát tại bán đảo tự trị Crimea, phía nam Ukraina. Ngày 27.2, một số tay súng đã chiếm tòa nhà chính phủ và nhà quốc hội ở Simferopol, thủ phủ Crimea.
Biểu tình bên ngoài tòa nhà quốc hội ở Simferopol, Crimea hôm 27.2.
Giằng co chiếm trụ sở
Reuters cho biết, cửa tòa nhà quốc hội bị chặn từ bên trong, không ai có thể ra vào. Hãng Interfax dẫn lời một nhân chứng tại hiện trường nói rằng, có khoảng 60 người ở bên trong, họ đem theo rất nhiều vũ khí. Trên trang Facebook, thủ lĩnh người Tatar ở Crimea, ông Refat Chubarov viết: “Tôi được cho biết, các tòa nhà quốc hội và hội đồng bộ trưởng đã bị nhiều người có vũ trang chiếm giữ. Nhóm này chưa đưa ra bất cứ yêu sách nào”. Cũng theo ông Chubarov, nhóm vũ trang mặc quân phục không có bất cứ phù hiệu nào để nhận biết. Khoảng 100 cảnh sát tập trung bên ngoài tòa nhà này. CBS News đưa tin, một lá cờ Nga đã tung bay bên ngoài tòa thị chính, sau khi những người biểu tình hạ cờ Ukraine xuống.
Không lâu sau, theo Itar-Tass, các đội tự vệ địa phương mà thành phần nòng cốt là những người dân nói tiếng Nga, đã đẩy lùi các phần tử có vũ trang và chiếm lại quyền kiểm soát tòa nhà chính phủ và quốc hội. Sau khi ổn định tình hình, các đội tự vệ di chuyển đến thành phố cảng Sevastopol.
Crimea là khu vực chủ yếu có người Nga sinh sống và đã được Liên Xô chuyển giao quyền kiểm soát cho phía Ukraina năm 1954. Hạm đội Hắc Hải của Nga đang đóng tại khu vực này. Đây là thành trì cuối cùng của những người phản đối lãnh đạo mới của Ukraina, sau khi Tổng thống Viktor Yanukovych bị phế truất. Các nhà lãnh đạo mới đã lên tiếng cảnh báo về những dấu hiệu ly khai ở đây. Trước đó, hôm 26.2, hàng nghìn người gốc Nga tập trung trước tòa nhà quốc hội ở Simferopol biểu tình phản đối vụ lật đổ chính phủ. Nhiều người hô vang: “Crimea thuộc về Nga. Chúng tôi từng là một phần của Nga. Chúng tôi muốn trở lại”. Trong khi đó, khoảng 20.000 người Tatar ủng hộ chính phủ mới tại thủ đô Kiev cũng mở cuộc biểu tình phản đối. Xô xát xảy ra khiến ít nhất 1 người thiệt mạng và 20 người bị thương.
Video đang HOT
Dự thảo nghị quyết về Ukraina
Trong ngày hôm qua, Nghị viện Châu Âu xem xét nội dung dự thảo nghị quyết, trong đó yêu cầu quốc hội và chính phủ tương lai ở Ukraina cần tôn trọng quyền của các dân tộc thiểu số ở nước này, trong đó có vấn đề ngôn ngữ, đặc biệt là quyền sử dụng tiếng Nga. Dự thảo cũng kêu gọi các bên tại Ukraina cũng như nước thứ ba tôn trọng và duy trì sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina. Trước đó, Bộ Ngoại giao Nga ngày 26.2 cho biết, Nga sẽ có phản ứng gay gắt và không khoan nhượng đối với các vụ xâm phạm quyền của cộng đồng người Nga từ phía các quốc gia nước ngoài.
Nga không biết ông Yanukovych ở đâu
Trước thông tin của Hãng tin Nga RBC cho biết, Tổng thống Ukraina bị phế truất Viktor Yanukovych đang nghỉ dưỡng trong một resort sang trọng ở ngoại ô Mátxcơva, phát ngôn viên Dmitry Peskov của Tổng thống Putin khẳng định không có thông tin này. Còn Chủ tịch Ủy ban các vấn đề quốc tế của Hội đồng Liên bang Nga, ông Mikhail Margelov nói: “Tôi biết chắc chắn ông Yanukovych không ở Nga. Theo thiển ý của tôi, Nga sẽ không cho ông ấy tị nạn. Nga không có ý định cắt đứt quan hệ với Ukraina, mà vẫn duy trì mối quan hệ song phương trên tất cả các lĩnh vực. Nga triệu hồi đại sứ từ Kiev về nước vì thực sự cần tham vấn về những gì đang diễn ra ở Ukraina”.
Trong khi đó, giới lãnh đạo mới ở Ukraina cho rằng, ông Yanukovych vẫn đang trốn chạy ở Ukraina, có khả năng ở Crimea. Quyền Công tố viên trưởng Ukraina Oleh Makhnytsky cho biết, Ukraina sẽ liên hệ với các tổ chức quốc tế, đề nghị kiểm tra các tài khoản ngân hàng và tài sản cá nhân của ông Yanukovych và đồng minh. Quyền Bộ trưởng Nội vụ Arsen Avakov nói rằng, nỗ lực bắt giữ ông Yanukovych bị tạm ngừng nhằm tránh một cuộc xung đột vũ trang với “lực lượng nước ngoài”.
Theo Báo Lao động
Bạo lực bùng phát tại bán đảo tự trị của Ukraine
Cuộc xung đột đầu tiên diễn ra hôm qua giữa nhóm người ủng hộ và phản đối Nga ở khu tự trị Crimea cua Ukraine khiến một người thiệt mạng và 20 người bị thương.
Khoảng 20.000 người Hồi giáo Tatar ủng hộ chính phủ lâm thời Ukraina đã đụng độ với một nhóm người thân Nga tại thành phố Simferopol thuộc Crimea.
Xung đột tại Ukraina khiến ít nhất 20 người bị thương. Ảnh: AP.
Một quan chức y tế cho biết, một người thiệt mạng và ít nhất 20 người bị thương. Những người biểu tình đã la hét, tấn công nhau bằng đá, chai và nắm đấm trước khi cảnh sát và thủ lĩnh 2 phe nỗ lực ngăn chặn xung đột leo thang. Đám đông giải tán sau khi cơ quan lập pháp tại địa phương thông báo sẽ hoãn cuộc họp khẩn gây tranh cãi.
Nhiều người Tatar lo sợ sẽ có những bước đi dẫn đến sự chia tách đất nước Ukraina tại cuộc họp này. Refat Chubarov, lãnh đạo cộng đồng người Tatar ở Crimea, nói với đám đông: "Mối đe dọa của chủ nghĩa ly khai đã được loại bỏ".
Tatar là một nhóm dân tộc Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ sống ở Crimea trong nhiều thế kỷ qua. Họ từng bị trục xuất dưới thời Liên Xô năm 1944 nhưng sau đó đã quay trở lại sau khi Ukraina giành độc lập.
Các nhân viên y tế đang chữa trị người biểu tình bị thương. Ảnh: AP.
Xung đột diễn ra trong bối cảnh Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, quân đội sẽ được đặt trong tình trạng báo động cao khi các cuộc tập trận bắt đầu từ ngày 28/2 và kéo dài 4 ngày.
Cuộc tập trận này có sự tham gia của tàu chiến thuộc hạm đội Baltic và hạm đội phương Bắc, cùng với không quân.
Ông Shoigu cho biết, cuộc diễn tập nhằm kiểm tra hành động phản ứng kịp thời của quân đội trong tình huống an ninh quốc gia bị đe dọa. Tuy nhiên khi công bố thông tin về cuộc tập trận, ông Shoigu không đề cập đến cuộc khủng hoảng ở Ukraina.
Trước khi thông báo được đưa ra, một nghị sĩ hàng đầu Nga đã đến thăm Crimea và khẳng định Moscow sẽ bảo vệ người dân nói tiếng Nga tại khu vực này, dẫn đến lo ngại rằng Nga sẽ đưa quân đến Ukraina.
Theo Người lao động
Tòa nhà chính phủ tại Crưm bị chiếm đóng Những người có vũ trang đã chiếm đóng trụ sở chính quyền và tòa nhà quốc hội tại bán đảo Crưm, Ukraina, hãng thông tấn Interfax của Nga đưa tin. Nhóm người Tatar chạm trán với cảnh sát bên ngoài tòa nhà quốc hội tại Simferpol hôm 26/2. (Ảnh: AP) Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ ai là người kiểm soát các tòa...