Uganda tuyên bố chấm dứt dịch Ebola sau gần 4 tháng hoành hành
Theo WHO, đợt dịch Ebola tại Uganda đã chấm dứt sau khi không ghi nhận ca nhiễm mới nào trong 42 ngày liên tiếp, tức là gấp đôi thời gian virus Ebola ủ bệnh.
Các bác sỹ làm việc tại khu vực cách ly điều trị cho bệnh nhân nhiễm Ebola tại Mubende, Uganda. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 11/1, Chính phủ Uganda tuyên bố đợt bùng phát dịch Ebola tại nước này đã chấm dứt sau gần 4 tháng hoành hành khiến ít nhất 55 người tử vong.
Phát biểu tại buổi lễ đánh dấu sự kiện này, Bộ trưởng Y tế Uganda Jane Ruth Aceng tuyên bố nước này đã kiểm soát thành công đợt bùng phát dịch Ebola.
Video đang HOT
Trong một tuyên bố, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng xác nhận diễn biến trên.
Theo WHO, đợt dịch Ebola tại Uganda đã chấm dứt sau khi không ghi nhận ca nhiễm mới nào trong 42 ngày liên tiếp, tức là gấp đôi thời gian virus Ebola ủ bệnh.
Tuyên bố của WHO dẫn lời Bộ trưởng Aceng nhấn mạnh Uganda đã nhanh chóng dập tắt dịch nhờ tăng cường các biện pháp then chốt như giám sát, theo dõi các trường hợp tiếp xúc và mắc bệnh, kiểm soát và phòng ngừa bệnh.
Theo số liệu của WHO và Bộ Y tế Uganda, đợt dịch Ebola bùng phát từ tháng 9/2022 tại quốc gia Đông Phi này đã cướp đi sinh mạng của 55 người trong số 142 người nhiễm. Trong số người tử vong có 6 nhân viên y tế.
Uganda đã trải qua 6 đợt bùng phát dịch Ebola, gần đây nhất là đợt dịch năm 2019.
Kể từ năm 2000 đến nay, WHO đã ghi nhận tổng cộng 32 đợt bùng phát dịch Ebola trên thế giới, trong đó nghiêm trọng nhất là đợt dịch tại Tây Phi từ năm 2013-2016 khiến 11.300 người tử vong.
Uganda dỡ bỏ phong tỏa tại 2 quận từng là tâm điểm dịch Ebola
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 17/12, nhà chức trách Uganda đã dỡ bỏ lệnh phong tỏa kéo dài 2 tháng tại 2 quận tâm điểm của đợt bùng phát dịch Ebola mới nhất, sau những tiến bộ đạt được trong cuộc chiến chống lại căn bệnh này.
Các bác sĩ làm việc tại khu vực cách ly điều trị cho bệnh nhân nhiễm Ebola tại Mubende, Uganda, ngày 27/10/2022. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Phát biểu trên truyền hình, Phó Tổng thống Jessica Alupo tuyên bố "ngay lập tức dỡ bỏ mọi hạn chế di chuyển và lệnh giới nghiêm đang áp dụng tại các quận Mubende và Kassanda." Các nhà chức trách đã triển khai lệnh phong tỏa nghiêm ngặt tại 2 quận miền Trung này trong thời gian qua, với lệnh giới nghiêm ban đêm, cấm đi lại và đóng cửa các chợ, quán bar và nhà thờ.
Bà Alupo cho biết quyết định trên được đưa ra dựa trên tình hình thực tế, khi 2 quận không có ca lây nhiễm mới nào, không ghi nhận các ca tiếp xúc cần theo dõi, cũng như không có bệnh nhân nào đang bị cách ly. Tuy nhiên, bà nhấn mạnh rằng chính phủ vẫn duy trì "báo động ở mức cao" trước nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại.
Quốc gia Đông Phi này đã ghi nhận tổng cộng 142 ca nhiễm và 56 ca tử vong kể từ khi đợt dịch bắt đầu bùng phát vào ngày 20/9. Dịch bệnh cũng đã lây lan tại thủ đô Kampala. Uganda vẫn đang áp dụng các biện pháp ứng phó với dịch Ebola đến hết ngày 10/1/2023. Nếu không có trường hợp nào được báo cáo, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sẽ tuyên bố nước này không còn dịch Ebola, tuy nhiên việc giám sát chặt chẽ sẽ vẫn được tiếp tục trong 90 ngày sau tuyên bố đó.Chính phủ Uganda cũng đã tiếp nhận 1.200 liều vaccine ngừa virus Ebola để sử dụng cho cuộc thử nghiệm lâm sàng nhằm chống lại chủng virus Ebola được ghi nhận tại Sudan đã lây lan ở nước này hồi tháng 9 vừa qua.
Uganda đã trải qua 6 đợt bùng phát dịch Ebola với đợt diễn ra gần đây nhất là vào năm 2019, trong đó 4 đợt do chủng virus Ebola được ghi nhận tại Sudan gây ra. Kể từ năm 2000 đến nay, WHO đã ghi nhận tổng cộng 32 đợt bùng phát dịch Ebola trên thế giới, trong đó đợt nghiêm trọng nhất khiến 11.300 người tử vong tại Tây Phi từ năm 2013 đến 2016.
Mỹ ưu tiên bảo vệ sức khỏe cộng đồng sau các bài học về dịch bệnh Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) tuyên bố sẽ ưu tiên công tác ứng phó sức khỏe cộng đồng khi cải tổ cấu trúc sau nhiều tháng bị chỉ trích về việc xử lý COVID-19 và bùng phát đậu mùa khỉ. Bên ngoài trụ sở CDC Mỹ tại Atlanta, bang Georgia. Ảnh: Reuters Theo một tài liệu báo...