Úc xem lại việc thuê cảng Darwin của công ty Trung Quốc
Ngày 2-5, Úc tuyên bố sẽ xem lại bản hợp đồng cho thuê cảng thương mại và quân sự thời hạn 99 năm ở lãnh thổ phía bắc nước này của một công ty Trung Quốc.
Một góc cảng Darwin, thuộc Darwin, thủ phủ vùng lãnh thổ phía Bắc của Úc – Ảnh: REUTERS
Theo báo Sydney Morning Herald , Bộ Quốc phòng Úc đang rà soát lại việc Tập đoàn Landbridge (thuộc sở hữu của tỉ phú Trung Quốc Ye Cheng) có thể tiếp tục khai thác cảng Darwin, ở Darwin, thủ phủ của vùng lãnh thổ phía Bắc hay không, sau những lo ngại về an ninh quốc gia liên quan bản hợp đồng cho thuê cảng này.
Động thái này có thể làm gia tăng căng thẳng giữa Bắc Kinh và Canberra sau hàng loạt bất đồng lớn gần đây giữa hai bên. Mới nhất là việc Úc hủy bỏ 4 thỏa thuận tham gia sáng kiến Vành đai – Con đường vì lý do an ninh quốc gia.
Theo Hãng tin Reuters, Công ty Landbridge có quan hệ chặt chẽ với quân đội Trung Quốc. Năm 2015, công ty này thắng thầu và giành được quyền vận hành cảng Darwin với trị giá hợp đồng là 506 triệu đôla Úc (390 triệu USD).
Video đang HOT
Khi đó, quyết định này đã làm Mỹ giật mình. Theo truyền thông Úc, tổng thống Barack Obama lúc đó đã bày tỏ sự tức giận với thủ tướng Malcolm Turnbull vì đã không thông báo cho Mỹ về thỏa thuận này.
Tuần trước, Thủ tướng Úc Scott Morrison cho biết ông sẽ có hành động về vấn đề quyền khai thác cảng Darwin nếu có lo ngại về an ninh quốc gia.
Cách đây gần một năm, Úc sửa lại luật đầu tư nước ngoài trong đó cho phép chính phủ thay đổi hoặc áp đặt các điều kiện mới với một thỏa thuận cũ, hoặc buộc các công ty thoái vốn ngay cả khi dự án đã được ban đánh giá và đầu tư nước ngoài phê duyệt.
Quan hệ giữa Úc và Trung Quốc xấu đi từ năm ngoái sau khi Úc ủng hộ một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 dẫn đến việc Bắc Kinh đáp trả lại bằng thương mại.
Canberra và Bắc Kinh cũng đối đầu nhau trong một loạt vấn đề khác, từ vấn đề người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương đến Biển Đông và Hong Kong. Việc Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở Thái Bình Dương cũng khiến Úc lo ngại và tìm cách cạnh tranh hoặc ngăn chặn.
Trung Quốc: Trừng phạt của phương Tây là 'diệt chủng ngành công nghiệp' Tân Cương
Phát ngôn viên chính quyền Tân Cương Xu Guixiang ngày 30-4 nói các biện pháp trừng phạt của phương Tây không khác gì một "mẩu giấy vụn", và mục đích thật sự của họ là gây tổn hại cho các công ty Trung Quốc.
Công nhân thu hoạch bông trên một cánh đồng ở Tân Cương, Trung Quốc - Ảnh: AFP
"Mục đích thật sự của họ là tiến hành một cuộc diệt chủng ngành công nghiệp, ngăn cản Tân Cương tham gia chuỗi giá trị toàn cầu" - ông Xu Guixiang phát biểu trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh ngày 30-4.
Ông Xu thừa nhận các biện pháp trừng phạt sẽ tác động đến xuất khẩu của các công ty tại Tân Cương. Tuy nhiên, ông Xu khẳng định về lâu dài, các công ty này sẽ tăng khả năng cạnh tranh của mình bằng cách đầu tư vào khoa học và công nghệ.
Theo báo South China Morning Post , Trung Quốc đã tăng cường các nỗ lực bảo vệ chính sách của nước này tại khu vực Tân Cương thời gian vừa qua.
Nỗ lực này diễn ra trong bối cảnh Mỹ và phương Tây cáo buộc Bắc Kinh bắt hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ và người các cộng đồng thiểu số Hồi giáo khác vào các "trại cải tạo" ở Tân Cương, cưỡng bức lao động và các vi phạm nhân quyền khác.
Chính phủ Mỹ từng mô tả các vi phạm của Trung Quốc tại Tân Cương là "tội ác diệt chủng".
Cuộc họp báo ngày 30-4 là sự kiện thứ 8 mà các quan chức Tân Cương phát biểu trước các nhà báo nước ngoài, trong một nỗ lực nhằm bác bỏ từng cáo buộc một của phương Tây.
Bắc Kinh cũng đã tổ chức các chuyến đi đến Tân Cương cho nhà báo nước ngoài. Tuy nhiên, giới chức địa phương và cảnh sát đã chặn những nhà báo tự đi đến khu vực này để điều tra các cáo buộc về vi phạm nhân quyền.
Trong năm nay, Mỹ, Canada, Anh và Liên minh châu Âu (EU) đã đồng loạt áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân và tổ chức bị cáo buộc vi phạm nhân quyền tại Tân Cương.
Bắc Kinh cũng đã có các biện pháp đáp trả.
Một số doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc, trong đó có nhãn hàng thời trang H&M (Thụy Điển), đã vấp phải phản ứng dữ dội và bị tẩy chay ở Trung Quốc sau khi thông báo không mua bông vải sản xuất ở Tân Cương.
Nối gót Trump, chính quyền Biden tích cực đưa các công ty Trung Quốc ra tòa Tương tự như Nhà Trắng dưới thời Trump, chính quyền Biden duy trì đường lối cứng rắn với các công ty Trung Quốc vì lý do an ninh quốc gia. Bộ Thương mại Mỹ hôm 13/4 cho biết đã ban hành trát đòi hầu tòa với một công ty Trung Quốc như một phần trong quá trình đánh giá chuỗi cung ứng của...