Úc: Vớt được chai bia hơn 200 năm tuổi vẫn thơm ngon
Các nhà khoa học phát hiện chất men vẫn còn nguyên vẹn trong chai bia lâu đời nhất thế giới.
Thợ lặn đã vớt được chai bia lâu đời nhất thế giới trên con tàu đắm Sydney Cove.
Các thợ lặn đã tìm thấy một chai bia trên con tàu Sydney Cove bị đắm năm 1797 ở ngoài khơi đảo Preservation ở bang Tasmania, Australia. Nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà khoa học đến từ Australia, Pháp, Đức và Bỉ sau đó đã tiến hành phân tích thành phần và tuổi đời của chai bia này.
Kết quả phân tích cho thấy rằngchất men trong chai vẫn còn sống sau hơn 200 năm nằm dưới đáy biển, trong khi dung dịch bia có màu sáng và hương vị thơm ngon, khiến người uống vẫn có cảm giác say.
“Chất men được tổng hợp theo cách đặc biệt, khác hoàn toàn so với hàng trăm loại men được so sánh ở Australia và trên thế giới”, tiến sĩ Thurrowgood, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết. “Bia truyền thống được ủ bể chứa mở và loại men này được được làm theo cách như vậy”.
Video đang HOT
Chất men trong chai bia vẫn còn sống sau hơn 200 năm.
Xác tàu đắm Sydney Cove là một trong những khu khảo cổ quan trọng nhất của Australia. Nó chứa nhiều sản phẩm vẫn còn nguyên vẹn như gạo, thuốc lá, mực viết, vải sợi, da, rượu vang,…
“Xác tàu đắm cũng giúp chúng ta biết được loại men bia duy nhất trên thế giới từ trước cuộc cánh mạng công nghiệp”, ông Thurrowgood nói.
Giám đốc bảo tàng và nghệ thuật Queen Victoria, ông Richard Mulvaney cho biết họ sẽ tiếp tục nghiên cứu chất men và vi khuẩn trong những chai vớt được từ con tàu đắm để phân tích kỹ hơn nữa.
“Chúng tôi cũng sẽ nghiên cứu các chai rượu vang đỏ cổ để xem liệu chúng có khác với rượu vang đỏ hiện đại hay không, cũng như phân tích các vi sinh vật khác có niên đại cách đây 220 năm”, ông Mulvaney cho biết.
Theo Huy Phong (Theo Daily Mail) (Dân Việt)
Giám đốc FBI đứng sau thất bại đau đớn của bà Clinton?
Ứng cử viên tổng thống Mỹ Hillary Clinton cáo buộc giám đốc FBI đã khiến bà thất bại trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
Bà Clinton đổ lỗi thất bại cho giám đốc FBI.
Trong cuộc điện đàm với một nhà tài trợ cho chiến dịch tranh cử, bà Hillary Clinton đã cáo buộc hai bức thư mà James Comey, giám đốc Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI), gửi cho các nghị sĩ quốc hội là nguyên nhân khiến bà thất bại trong cuộc đua vào Nhà Trắng với đối thủ Donald Trump.
Trang Politico dẫn lời nhà tài trợ giấu tên tiết lộ rằng bà Clinton cho biết bức thư đầu tiên của ông Comey đã khiến số lượng người ủng hộ bà giảm xuống, còn bức thư thứ hai, được cho là "giải oan cho bà, lại "làm tỉnh giấc các cư tri ủng hộ Donald Trump". Nó khiến người ủng hộ ông Trump có thể cho rằng hệ thống gian lận để có lợi cho bà.
"Có nhiều lý do khiến một cuộc bầu cử như thế này không thành công... Phân tích của chúng tôi cho thấy rằng lá thư của ông Comey đã làm dây lên những hồ nghi không có cơ sở và ảnh hưởng tới chiến dịch của chúng tôi", nhà tài trợ giấu tên dẫn lời bà Clinton cho biết.
Những bình luận trên hoàn trái ngược với sự tức giận của Javier Palomarez, chủ tịch Văn phòng Thương mại Mỹ gốc Tây Ban Nha. Ông cho rằng sự sao lãng của bà Clinton với những cử tri gốc Latin đã trao chiến thắng cho đối thủ Trump.
Ông Comey đã gây chú ý khi gửi bức thư đầu tiên cho các thành viên quốc hội Mỹ vào ngày 28.10, chỉ 11 ngày trước khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra. Nội dung bức thư tiết lộ rằng các bức điện tử mới được phát hiện có thể liên quan tới một cuộc điều tra chưa kết thúc về việc bà Clinton sử dụng máy chủ thư cá nhân trong thời gian làm Bộ trưởng Ngoại giao.
Trong khi đó, bức thư thứ hai của ông Comey được gửi đi vào ngày 6.11, hai ngày trước khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra. Trong bức thư này, ông nói rằng một cuộc xem xét lại các bức thư điện tử mới đã hoàn thành và không tìm thấy bằng chứng để mở lại cuộc điều tra với bà Clinton.
Các thành viên của đảng Cộng hòa, bao gồm ông Trump, đã phản ứng rất tức giận và cáo buộc quá trình xem xét lại kết thúc trong thời gian quá ngắn. Các báo cáo cho biết 650.000 bức thư điện tử được đặt trong diện nghi vấn, nhưng số lượng chính thức không được xác nhận.
Theo Huy Phong (Theo Guardian) (Dân Việt)
Ai sẽ bảo vệ Obama sau khi nhiệm kỳ tổng thống kết thúc? Quy định trước đây của chính phủ Mỹ chỉ cho phép mật vụ Mỹ bảo vệ tổng thống tối đa 10 năm sau khi rời Nhà Trắng, với chi phí khoảng 220 tỉ đồng/người/năm. Obama và vợ sẽ được mật vụ bảo vệ suốt đời. Năm 1994, Quốc hội Mỹ cắt giảm quy định bảo vệ trọn đời cựu tổng thống sau khi...