Úc triệu Đại sứ Trung Quốc vì vùng nhận dạng phòng không
Ngày 26.11, Bộ Ngoại giao Úc triệu tập Đại sứ Trung Quốc để bày tỏ quan ngại về vùng nhận dạng phòng không tại biển Hoa Đông (ECSADIZ), theo AFP.
Tàu cá đi ngang quần đảo tranh chấp Nhật – Trung Senkaku/Điếu Ngư – Ảnh: AFP
Ngoại trưởng Úc Julie Bishop cho biết hành động tuyên bố thành lập ECSADIZ của Trung Quốc sẽ không giúp ích gì cho việc đảm bảo ổn định trong khu vực và Úc phản đối bất kỳ hành động đơn phương nào gây bất ổn trong khu vực.
Bà Bishop cho biết Bộ Ngoại giao Úc đã triệu Đại sứ Trung Quốc đến để bày tỏ sự quan ngại của chính quyền Úc và tìm lời giải đáp về mục đích khi Trung Quốc thành lập ECSADIZ.
Trước đó, vào ngày 25.11, Nhật Bản và Trung Quốc cùng triệu tập đại sứ của nhau để phản ứng xoay quanh ECSADIZ.
Video đang HOT
Cũng trong ngày 25.11, Mỹ lên tiếng khẳng định luôn ủng hộ đồng minh Nhật Bản bằng việc tuyên bố không công nhận ECSADIZ của Trung Quốc.
Trong một động thái liên quan, mới đây, Trung Quốc yêu cầu các hãng hàng không phải khai báo lịch trình các chuyến bay đi ngang qua ECSADIZ.
Ba hãng hàng không Nhật cho biết họ sẽ phải nộp kế hoạch các chuyến bay cho chính quyền Trung Quốc nhằm đảm bảo an toàn cho các chuyến bay, theo AFP ngày 26.11 .
Được biết, Bộ trưởng Giao thông Nhật Akihiro Ota khẳng định tuyên bố thành lập ECSADIZ của Trung Quốc là “không có giá trị”, kêu gọi các hãng hàng không phớt lờ “yêu sách” của Trung Quốc.
Theo Tân Hoa xã, vào ngày 23.11, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố thành lập ECSADIZ và triển khai chiến đấu cơ tuần tra. Trung Quốc khẳng định việc thành lập ECSADIZ là nhằm “bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh trên không và duy trì trật tự bay”.
Theo TNO
Trung Quốc cảnh báo Mỹ-Nhật-Úc không can thiệp vào các tranh chấp biển
Trung Quốc hôm qua 7/10 đã cảnh báo rằng Mỹ, Nhật và Úc không nên sử dụng liên minh của họ để làm cớ nhằm can thiệp vào các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và Hoa Đông, và kêu gọi những nước này kiềm chế để tránh làm bùng phát các căng thẳng trong khu vực.
Các tàu Trung Quốc và Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp giữa hai nước ở Hoa Đông.
Hôm 4/10, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và người đồng cấp Mỹ John Kerry đã nêu ra các tranh chấp biển trong một cuộc đối thoại chiến lược 3 bên ở Bali, Indonesia.
Một tuyên bố chung từ cuộc gặp Mỹ-Nhật-Úc đã phản đối "các hành động đơn phương hoặc ép buộc", vốn có thể thay đổi hiện trạng tại Hoa Đông, và kêu gọi các biên liên quan trong các cuộc tranh chấp hàng hải ở Biển Đông kiềm chế những hành động gây mất ổn định, theo trang web của Bộ ngoại giao Mỹ.
Quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản, các nền kinh tế lớn thứ 2 và 3 thế giới, đã xấu đi trong những năm gần đây do cuộc tranh cãi vì quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông.
Còn tại biển ông, Trung Quốc cũng có tranh chấp chủ quyền với một số quốc gia láng giềng.
Phản ứng trước tuyên bố chung trên, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh ngày 7/10 nói: "Mỹ, Nhật và Úc là các đồng minh, nhưng liên minh này không nên trở thành cái cớ để can thiệp vào các tranh chấp lãnh thổ, nếu không điều đó sẽ khiến các vấn đề trở nên phức tạp hơn và làm tổn hại quyền lợi của tất cả các bên".
Đối thoại Mỹ-Nhật-Úc đã diễn ra bên lề hội nghị APEC thường niên, được tổ chức trên đảo Bali của Indonesia.
Trong một động thái riêng rẽ, một phát ngôi viên khác của Bộ ngoại giao Trung Quốc, Tần Cương, cũng bày tỏ lập trường phản đối của Trung Quốc với việc Ngoại trưởng Nhật Kishida nêu ra vấn đề an ninh hàng hải tại một cuộc bữa sáng thân mật của các ngoại trưởng APEC.
Ông Tần Cương cho rằng không thích hợp để thảo luận các vấn đề an ninh chính trị hoặc các chủ đề nhạy cảm và tranh cãi tại APEC.
Theo Dantri
Mỹ, Nhật, Úc gián tiếp bày tỏ lo ngại về tình hình biển Hoa Đông Mỹ, Nhật Bản và Úc đã gián tiếp bày tỏ quan ngại về các hoạt động hải quân của Trung Quốc vào hôm 4.10, đồng thời đã thống nhất cùng hợp tác trong việc gìn giữ hòa bình và ổn định tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi Trung Quốc và Nhật Bản cùng tuyên bố...