Úc tố vụ đưa tiền cho quan chức FIFA nhưng không được đăng cai World Cup
Thêm vụ lùm xùm với FIFA khi có tin Liên đoàn bóng đá Úc từng gửi tiền cho một trong số những quan chức FIFA vừa bị bắt để được giúp đỡ giành quyền đăng cai World Cup 2022 nhưng bị “xù”.
Ông Jack Warner bị cáo buộc biển thủ gần 500.000 USD của Úc trong tài khoản của CONCACAF – Ảnh: Reuters
Thượng nghị sĩ độc lập Nick Xenophon (Úc) ngày 28.5 đã viết đơn gửi ông Andrew Colvin, lãnh đạo Cảnh sát liên bang Úc, yêu cầu điều tra nghi án ông Jack Warner biển thủ tiền của Liên đoàn bóng đá Úc. Ông Warner là một trong số 7 quan chức FIFA bị bắt tại Zurich, Thụy Sĩ hôm 27.5, theo Sydney Morning Herald ngày 28.5.
Vào năm 2010, Liên đoàn bóng đá Úc được cho đã gửi vào tài khoản của Liên đoàn bóng đá khu vực Bắc, Trung Mỹ và Carribean (CONCACAF) khoản tiền gần 500.000 USD, lấy cớ nhằm giúp tái phát triển một sân vận động tại Trinidad và Tobago. Tài khoản này do ông Warner – lúc này là Chủ tịch CONCACAF và phó chủ tịch FIFA – kiểm soát.
Vụ việc đặt ra nhiều nghi vấn rằng Liên đoàn bóng đá Úc đã cố gắng giành sự ưu ái của ông Warner cho cuộc chạy đua của Úc đăng cai World Cup năm 2022. Tuy nhiên, quốc gia giành được quyền trở thành nước chủ nhà kỳ World Cup này lại là Qatar.
Cuộc điều tra chính thức của Ủy ban liêm chính CONCACAF năm 2013 cho thấy số tiền 462.200 USD mà FFA gửi vào tài khoản ngân hàng của CONCACAF gần như chắc chắn đã bị ông Warner biển thủ.
Vụ biển thủ đã bị Liên đoàn bóng đá Úc ém nhẹm trong nhiều năm và giờ đây lại được khơi ra sau khi ông Warner bị cơ quan chức năng Mỹ buộc tội tham nhũng.
Video đang HOT
Hôm 27.5, Bộ Tư pháp Mỹ đã buộc tội tham nhũng đối với nhiều quan chức FIFA, trong đó có ông Warner. Mặc dù số tiền 500.000 USD đó không được nêu ra trong cáo trạng, nhưng hãng truyền thông Fairfax Media cho rằng cơ quan điều tra Mỹ đã xem xét vấn đề này vì khoản tiền được Liên đoàn bóng đá Úc chi thông qua một ngân hàng có chi nhánh tại Mỹ.
Liên đoàn bóng đá Úc ngày 28.5 nêu lý do cơ quan này không thông báo vụ việc với cảnh sát Úc hay cảnh sát Mỹ là vì FIFA đã yêu cầu như vậy, theo Sydney Morning Herald.
Sau vụ bê bối, nhiều người đang lên tiếng yêu cầu Chủ tịch FIFA Sepp Blatter từ chức – Ảnh: AFP
Ngoài ra, cũng trong ngày 28.5, cựu quan chức cấp cao của Liên đoàn bóng đá Úc, bà Bonita Mersiades cũng đã viết đơn cho lãnh đạo cơ quan điều tra về gian lận và hối lộ Úc, Ian McCartney để yêu cầu xem xét vụ việc trên.
Cảnh sát liên bang Úc xác nhận đã liên lạc với ông Xenophon và bà Mersiades nhưng không cung cấp thêm thông tin. Cả 2 người đều thúc giục Liên đoàn bóng đá Úc gửi báo cáo chính thức cho Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) về vụ biển thủ 500.000 USD và kêu gọi Liên đoàn bóng đá Úc yêu cầu ông chủ tịch FIFA Sepp Blatter từ chức.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Vụ bắt quan chức FIFA: Nga tố Mỹ can thiệp 'bất hợp pháp'
Việc Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) tiến hành bắt giữ các quan chức Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) vừa qua là hành động "nằm ngoài thẩm quyền" và "trái luật" của Mỹ, Reuters dẫn lời Bộ Ngoại giao Nga.
Khách sạn Baur Au Lac ở Zurich, Thuỵ Sĩ, nơi diễn ra vụ bắt giữ các quan chức cấp cao FIFA ngày 27.5 - Ảnh: Reuters
Phía Nga cho rằng Mỹ đang "nỗ lực bất hợp pháp", dùng vụ FIFA để tranh thủ áp đặt luật lệ của mình lên các nước khác.
"Không đề cập đến chi tiết của những cáo buộc này, chúng tôi chỉ ra thực tế rằng đây là một trường hợp pháp luật Mỹ can thiệp bất hợp pháp", Reuters ngày 27.5 trích tuyên bố trên website Bộ Ngoại giao Nga.
Vụ bắt giữ diễn ra tại trụ sở FIFA ở Zurich, Thụy Sĩ. Có 7 quan chức cấp cao của FIFA trong số 14 người liên quan bị bắt giữ trong cáo buộc tham nhũng.
Cuộc điều tra do Bộ Tư pháp Mỹ triển khai. Vụ bắt giữ xuất phát từ nghi ngờ các quan chức FIFA gian lận, kiếm tiền bất hợp pháp từ bản quyền truyền hình, nhận hối lộ trong hai quyết định trao quyền đăng cai World Cup 2018 cho Nga và World Cup 2022 cho Qatar.
Nga cho rằng vụ bắt giữ lần này sẽ "không làm hoen ố hình ảnh của FIFA" và không liên quan tới các quyết định của tổ chức này, bao gồm các quyết định nhân sự, Reuters cho biết.
Nga kêu gọi Mỹ nên tuân thủ các nguyên tắc, thủ tục pháp lý quốc tế bằng cách không can thiệp vào trường hợp cáo buộc tham nhũng tại FIFA.
"Một lần nữa, chúng tôi kêu gọi Washington dừng ngay những nỗ lực tự cho mình có quyền như một thẩm phán ngoài biên giới và thực hiện theo các thủ tục pháp lý quốc tế", website Bộ Ngoại giao Nga viết tiếp.
Theo The Guardian (Anh), không có người Nga nào trong vụ bắt giữ vừa qua. Tuy nhiên chưa chắc Bộ trưởng Thể thao Nga, ông Vitaly Mutko không bị yêu cầu trả lời.
Ông Mutko làm nhiệm vụ trong Ủy ban điều hành FIFA từ năm 2009. Ủy ban này có trách nhiệm đưa ra quyết định trao quyền đăng cai các kỳ World Cup.
Trong khi đó, quyết định trao quyền đăng cai World Cup 2018 và 2022 được đưa ra trong năm 2010. Ông Mutko nói với hãng tin Itar-TASS là sẽ sẵn sàng cung cấp thông tin và "không có gì phải che giấu".
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Nguyên nhân thật sự khiến Mỹ điều tra FIFA Trước khi tiến hành truy tố 14 quan chức cao cấp của Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA), chính phủ Mỹ đã âm thầm chuẩn bị suốt 5 năm qua, xuất phát từ nghi vấn việc trao quyền đăng cai World Cup 2022 cho Qatar, theo The Washington Post (Mỹ). Mỹ bắt đầu tiến hành điều tra mạnh hơn sau khi FIFA...