Úc tìm ra thủ phạm gây ra ‘khủng hoảng kim khâu’, nghi là người gốc Việt
Cảnh sát bang Queensland (Úc) ngày 11/11 thông báo đã bắt được một phụ nữ ngoài 50 tuổi liên quan đến vụ nhét kim khâu vào dâu tây. Theo tờ News.com.au, người phụ nữ tên là My Ut Trinh (còn gọi là Judy), nghi là một người gốc Việt.
Bà My Ut Trinh được cho là cố ý nhét kim khâu vào dâu tây.
Theo thông báo của Cảnh sát Queensland, bà Judy sẽ bị khởi tố với 7 tội danh khác nhau theo luật hình sự về phá hoại hàng hóa.
Hành động giấu kim khâu trong hoa quả bị coi là cố ý làm nhiễm độc nguồn thức ăn và người có liên quan có thể lĩnh án 10 năm tù. Mới đây, giới chức Úc cho biết đang lên kế hoạch nâng mức án tù lên tối đa 15 năm.
Được biết, bà Trinh làm việc cho trang trang trại Berry Licious/Berry Obsession ở vùng đông nam bang Queensland. Đây là nơi đầu tiên phát hiện ra trường hợp kim khâu giấu trong hoa quả.
Theo lời khai ban đầu, động cơ của hành động nhét kim nhọn vào dâu tây của bà Trinh là do bà bức xúc với cách bị đối xử tại trang trại.
Cảnh sát cho biết DNA của bà được tìm thấy trong một hộp dâu bị nhét kim. Dự kiến nghi phạm sẽ bị truy tố tại Tòa Brisbane vào hôm nay (12/11).
Vụ bắt giữ được thực hiện sau cuộc điều tra dài hơi được tổ chức và phối hợp giữa các cơ quan ban ngành đã được triển khai ở nhiều bang Úc.
Video đang HOT
Nhà chức trách bang New South Wales (Úc) ngày 19/9 cũng đã bắt giữ ghi phạm đầu tiên liên quan tới vụ việc phát hiện kim khâu gài trong các loại hoa quả bán trên thị trường.
Nghi phạm là nam giới và ở độ tuổi vị thành niên. Người này đã thừa nhận nhét kim khâu vào hoa quả như một trò đùa.
Ngành sản xuất dâu tươi với doanh thu 93 triệu USD mỗi năm của Úc rơi vào tình trạng điêu đứng sau “khủng hoảng kim khâu”.
Cảnh sát Australia cho biết người này sẽ bị xử lý theo quy định của hệ thống cảnh cáo thanh thiếu niên.
Trước đó, mặc dù Úc chưa ghi nhận trường hợp bị thương nặng trong vụ “khủng hoảng kim khâu” nhưng nông dân nước này đã phải gánh chịu thiệt hại nặng nề, ngành sản xuất dâu tươi với doanh thu 93 triệu USD mỗi năm của Úc rơi vào tình trạng điêu đứng.
Theo báo cáo của một số cơ quan chức năng Úc, dâu tây chứa kim khâu được phát hiện đầu tiên bởi một nhà cung cấp ở bang Queensland hồi tháng 9, sau đó lan ra nhiều khu vực khác, trong đó có New South Wales, Victoria, Tasmania…
Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tuần, hơn 100 trường hợp kim khâu được tìm thấy trong trái cây, gồm dâu tây, táo, chuối và xoài.
Vụ việc đã khiến 7 thương hiệu có sản phẩm phát hiện kim khâu phải đóng cửa. Những nhà sản xuất hay các trang trại trồng dâu khác trên khắp nước Úc cũng gần như phải chịu chung số phận khi lượng tiêu thụ giảm mạnh do người tiêu dùng không dám mua dâu.
Trong khi đó, các đối tác thương mại ở một số nước như Anh, Nga và New Zealand ngừng nhập khẩu dâu tươi từ Úc.
Thủ tướng Úc Scott Morrison gọi đây là vụ khủng bố thực phẩm và yêu cầu Quốc hội Úc thông qua dự luật tăng hình phạt từ 10 năm lên 15 năm tù đối với thủ phạm gây ra vụ việc.
Minh Đăng
Theo vietnamfinance/New.com.au
Ấn Độ bỏ luật phạt tù người ngoại tình
Tòa án Tối cao Ấn Độ vừa bãi bỏ bộ luật quy định ngoại tình là một tội hình sự với mức phạt lên tới 5 năm tù.
Một thanh niên đi qua đôi nam nữ đang ngắm hoàng hôn trên biển Ả Rập ở thành phố Mumbai, Ấn Độ. Ảnh: Reuters.
BBC cho hay thẩm phán Dipak Misra và các quan chức còn lại của tòa án Tối cao Ấn Độ hôm 27.9 tuyên bố bãi bỏ luật hình sự về hành vi ngoại tình có tuổi đời 158 năm, vì cho rằng những quy định này là vi hiến.
Ông Misra tuyên bố ngoại tình "không thể là một hành vi phạm tội hình sự", dù có thể dẫn tới những vấn đề dân sự như ly hôn.
Động thái bãi bỏ điều luật có từ thời thuộc địa này diễn ra sau khi ông Joseph Shine, 41 tuổi, một doanh nhân Ấn Độ ở Italy, đệ đơn kiện lên Tòa án Tối cao.
Theo luật hình sự về ngoại tình của Ấn Độ, bất kỳ người đàn ông nào quan hệ tình dục với một phụ nữ đã kết hôn mà không được chồng của cô này cho phép, là phạm tội. Luật quy định đàn ông trong trường hợp này là người dụ dỗ, còn phụ nữ không bị xử phạt như một người tiếp tay.
Luật cũng không cho phép phụ nữ kiện chồng khi anh ta ngoại tình. Một người bị cáo buộc ngoại tình có thể ngồi tù tối đa 5 năm, phạt tiền hoặc cả hai.
Luật sư Kaleeswaram RaJ cho biết những người chồng Ấn Độ thường lạm dụng luật này trong các cuộc tranh chấp hôn nhân hoặc các vụ án dân sự liên quan đến việc trợ cấp cho vợ sau khi ly hôn.
Ông Joseph Shine, người đệ đơn kiện luật ngoại tình từ tháng 8 năm ngoái, cho rằng những quy định trên là độc đoán và phân biệt đối xử với nam giới vì chỉ mình họ phải chịu trách nhiệm trong các mối quan hệ ngoài luồng. Mặt khác, luật cũng gián tiếp xem phụ nữ như những món tài sản của đàn ông.
Cả 5 thẩm phán của Tòa án Tối cao Ấn Độ nhất trí rằng luật này đã quá lạc hậu, độc đoán và vi hiến.
"Người chồng không phải là chủ của người vợ. Phụ nữ nên được đối xử bình đẳng như đàn ông", thẩm phán Misra nói.
Không rõ có bao nhiêu nam giới Ấn Độ từng bị truy tố theo luật ngoại tình. Hồi đầu tháng, Tòa án Tối cao Ấn Độ cũng đã bãi bỏ điều luật có tuổi đời 157 năm quy định quan hệ đồng tính là hành vi phạm tội hình sự với mức án lên tới 10 năm tù.
Theo Anh Ngọc (VnExpress)
Các nước trên thế giới xử phạt hành vi mại dâm như thế nào? Ở không ít quốc gia, luật pháp quy định rất nghiêm khắc với hành vi mua, bán dâm, nhưng trên thực tế, không ít nhà thổ lại hoạt động công khai dưới sự bảo kê của Mafia và sự làm ngơ của chính quyền địa phương! Theo trang tin Chartsbin, trên thế giới ước tính có 109 quốc gia xem gia mại dâm...