Úc thừa nhận không giám sát chặt chẽ kẻ bắt cóc
Thủ tướng Úc thừa nhận rằng hệ thống an ninh nước này đã thất bại trong việc giám sát tay súng đã bắt cóc các con tin ở Sydney và hứa sẽ điều tra rõ tại sao tay súng này lại không nằm trong danh sách theo dõi khủng bố dù có tiền sử phạm tội.
Thủ tướng Úc đặt câu hỏi tại sao một kẻ có tiền sử bạo lực, tâm thần bất ổn và mê muội với chủ nghĩa cực đoan như Monis lại không nằm trong danh sách khủng bố cần theo dõi.
Trong buổi họp báo ngày 16/12, Thủ tướng Úc Tony Abbott bày tỏ bức xúc khi “2 người dân vô tội đã chết, một số người bị thương, và nhiều người dân đã bị khủng hoảng tinh thần chỉ vì một kẻ điên đi lang thang trên đường phố của chúng ta”.
Trang AP dẫn lời Thủ tướng Tony Abbott: “Hệ thống an ninh đã không xử lý thích đáng trường hợp của Monis”. Ông Abbott ghi nhận dù không thể theo dõi tất cả mọi người, nhưng các cơ quan an ninh phải đánh giá xem những ai có nguy cơ thực hiện hành vi tấn công nhất.
Ông Abbott tuyên bố chính phủ sẽ điều tra và đưa ra báo cáo làm rõ vụ bắt cóc đã xảy ra như thế nào, tại sao Monis không có tên trong danh sách theo dõi khủng bố và bằng cách nào hắn ta có được một khẩu súng trong khi Úc quy định sở hữu vũ khí rất nghiêm ngặt.
“Chúng tôi muốn biết vì sao hắn không bị theo dõi dù có tiền sử bạo lực, tâm thần bất ổn và mê muội bởi chủ nghĩa cực đoan”, ông Abbott phát biểu.
Ông Abbott yêu cầu hệ thống an ninh Úc đưa ra báo cáo về vụ bắt cóc con tin và lý do tại sao Monis lại không bị giám sát chặt chẽ.
Năm ngoái, Monis đã phải lãnh án phạt 300 giờ lao động công ích vì gửi thư “xúc phạm thô thiển” tới gia đình những người lính Úc tử trận ở Afghanistan.
Sau đó, hắn bị buộc tội đồng lõa trong vụ sát hại vợ cũ. Đến đầu năm, Monis bị buộc tội vì tấn công tình dục từ năm 2002. Tuy nhiên, hắn đã được tại ngoại nhờ nộp tiền bảo lãnh.
Cảnh sát trưởng New South Wales Andrew Scipione cho biết trước đó phía cảnh sát đã khuyến nghị rằng Monis không nên được tại ngoại nhờ bảo lãnh nhưng phía Tòa án lại quyết định thả hắn ra.
Theo trang AP, chỉ 3 ngày trước khi tay súng gốc Iran bắt cóc con tin tại Sydney, Tòa án tối cao Úc đã từ chối nghe kháng cáo của hắn về tội danh gửi các lá thư “khủng bố”.
Video đang HOT
Trước đó, giới chức Iran đã xác nhận rằng 14 năm trước, nước này đã yêu cầu chính quyền Úc giao nộp Man Haron Monis, kẻ bắt cóc con tin ở Sydney hôm 15/12, nhưng Canberra từ chối.
Thoa Phạm
Theo Dantri/AP
Những đặc nhiệm áo đen trong chiến dịch giải cứu con tin Úc
Họ là những người đã nổ súng, đột kích quán cà phê Lindt trong đêm để giải cứu con tin, sau khi nghe thấy nhiều tiếng súng. Và khi một sỹ quan được cấp trên hỏi thăm do bị trúng đạn vào mặt, người này đơn giản đáp "ngày mai tôi đi làm lại".
Câu trả lời với vỏn vẹn 6 chữ trên đã nói lên tất cả.
Nó được phát đi từ một sỹ quan 39 tuổi, người đã bị thương nhẹ vào đầu do bị đạn bay sượt qua mặt trong cuộc đột kích vào quán cà phê trên phố Martin, nơi các con tin bị khống chế suốt gần một ngày. Sau khi được chăm sóc tại viện, người này đã xuất viện về nhà ngay trong ngày.
Cuộc đột kích của lực lượng đặc nhiệm bắt đầu
Phó chỉ huy cảnh sát bang New South Wales Catherine Burn cho biết, bà đã gặp viên sỹ quan này, người mặc dù còn hơi choáng sau vụ việc, nhưng đã sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
"Sáng nay tôi có nói chuyện với anh ấy", bà Burn cho biết. "Anh ta đúng là đang trên đường về nhà, và những từ duy nhất được nói với tôi là "ngày mai tôi sẽ đi làm lại""
Trong suốt cuộc đấu trí vừa qua, cảnh sát New South Wales đã cho thấy sự bình tĩnh và năng lực tuyệt vời.
Thường thì sẽ thật xáo rỗng khi cảnh sát ngợi khen người của chính họ, nhưng khi ông Andrew Scipione, chỉ huy cảnh sát bang New South Wales công khai biểu dương các chiến sỹ của mình, lời khen đó rõ ràng hoàn toàn xứng đáng.
Cấp phó của ông, bà Catherine Burn đã để lại nhiều ấn tượng tốt với báo giới, khi đảm nhiệm xuất sắc vị trí người phát ngôn của cảnh sát trong suốt thời gian vụ bắt cóc diễn ra. Bà sử dụng những từ ngữ gần gũi trong các buổi họp báo, trả lời nhiều câu hỏi nhất có thể, và nhấn mạnh vào bản chất chủ động của cảnh sát New South Wales, với nhiều lần khẳng định họ phối hợp với các cộng đồng người Hồi giáo, và các cộng đồng khác.
Hạ mục tiêu chưa đầy 1 phút
Theo quan sát của tờ Herald Sun, chỉ 8 giây sau khi nghi phạm Man Haron Monis nổ súng bắn một con tin, lực lượng cảnh sát vũ trang áo đen, với tên đầy đủ là Đơn vị tác chiến chiến thuật tinh nhuệ New South Wales - đã đột kích.
Những con tin cuối cùng thoát ra trước khi súng nổ
Chỉ chưa đầy một phút, họ đã hạ gục kẻ tự nhận mình là giáo sỹ Hồi giáo, chấm dứt vụ bắt cóc khiến cả nước Úc bàng hoàng.
2 giờ 04 phút sáng, giờ địa phương, nghi phạm Monis bắt đầu mệt mỏi và ngủ gật. Tranh thủ thời khắc này, một trong những con tin đã chạy nhanh ra cửa, thoát ra ngoài với 2 tay giơ cao, trước khi được cảnh sát đưa đi.
2 giờ 9 phút, thêm 5 con tin chạy thoát thân khỏi quan cà phê. 3 nam giới và 2 phụ nữ đã nhanh chóng được cảnh sát đón và đưa về góc phía Tây tòa nhà.
2 giờ 10 phút, một sỹ quan trong trang phục bảo hộ chống bom đứng trong tư thế sẵn sàng ngay bên ngoài cửa vào quán cà phê Lindt.
Chỉ chưa đầy một phút, lực lượng đặc nhiệm đã tiêu diệt nghi phạm
Những gì xảy ra tiếp theo bên trong chưa thực sự rõ ràng, nhưng theo một số nguồn tin, trong bóng tối, quản lý quán cà phê là Tori Johnson, 34 tuổi, đã lao vào tìm cách tước vũ khí của tên Monis. Hành động dũng cảm của Johnson không thành công khi Monis đã nổ súng
2 giờ 13 phút, một sạ thủ bắn tỉa từ tầng hai của ngôi nhà đối diện quán cà phê đã phát đi một khẩu lệnh thay đổi toàn bộ diễn biến cuộc giải cứu.
"Con tin bị hạ...phương án 2".
2 giờ 14 phút, ít nhất 8 cảnh sát được trang bị ống kính nhìn ban đêm, súng, khiên và lựu đạn gây choáng đã phá cửa xông vào. Cửa chính ra vào bằng kính bị vỡ toang trong tiếng súng nổ liên hồi.
Hai lính đặc nhiệm dẫn một con tin rời khỏi quán cà phê Lindt
Một loạt lựu đạn gây choáng được quăng vào bên trong. Sức ép của một vụ nổ có vẻ như đã khiến một trong số những người đột kích phải lùi lại cửa.
Trong khi đó, ở phía sau nhóm đột kích, một sỹ quan cảnh sát khác đã nhanh chóng đưa một con tin nữ từ trong thoát ra ngoài.
Tiếng súng và ánh chớp chói lòa của lựu đạn tiếp tục làm sáng cả bên trong quán cà phê bị tắt điện. Chuông báo cháy vang lên, một dấu hiệu dường như báo trước cuộc đột kích sắp kết thúc.
2 giờ 15 phút, 2 cảnh sát khênh một phụ nữ trong trạng thái hoảng hốt ra ngoài. Các nhân viên y tế mang theo cáng xâm nhập khu vực bị phong tỏa.
Bên trong quán cà phê, Monis đã chết. Luật sư Katrina Dawson cũng nằm bất động trong quán. Theo một số nguồn tin, bà đã thiệt mạng khi cố gắng bảo vệ một người bạn đang có bầu.
Các nhân viên y tế ngay lập tức tới chỗ ông Johnson, người được đưa tới viện với nhiều vết đạn trên người. Nhưng sau đó cơ quan chức năng xác nhận ông đã không qua khỏi.
Cuộc đột kích chớp nhoáng của đặc nhiệm Úc
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo dantri
Thủ tướng Úc đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân vụ bắt cóc Thành phố Sydney ngày 16/12 ngập trong không khí u buồn và những bó hoa tưởng nhớ các nạn nhân đã chết trong vụ bắt cóc hôm qua. Thủ tướng Tony Abbott cũng đã đến đặt hoa trên con phố Martin Place. Chiều nay, vào lúc 14h35 giờ địa phương, Thủ tướng Úc Tony Abbott và phu nhân đến đặt hoa tại nơi...