Úc tăng chi tiêu quốc phòng vì lo ngại Trung Quốc
Úc tăng chi tiêu quốc phòng thêm 21,5 tỉ USD trong 10 năm tới.
Theo sách trắng quốc phòng Úc năm 2016 Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull công bố ngày 25-2, tổng chi tiêu quốc phòng của Úc trong 10 năm tới sẽ tăng thêm 21,5 tỉ USD so với mức hiện nay, lên đến 448 tỉ USD.
Hãng tin Reuters (Mỹ) dẫn lời ông Malcolm Turnbull cho biết nội dung sách trắng được soạn thảo trong tình hình an ninh khu vực có nhiều xáo trộn, đặc biệt sự phát triển kinh tế và quân sự của Trung Quốc và độ quan tâm của Mỹ đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Sách trắng nhận định trong hai thập kỷ tới, nửa số tàu ngầm thế giới và ít nhất nửa số máy bay chiến đấu tiên tiến của thế giới sẽ hoạt động ở vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, viễn cảnh này sẽ làm phức tạp các kế hoạch an ninh và chiến lược của Úc.
25% tổng số tiền sẽ được dùng tăng năng lực hải quân Úc, để Úc có được thế hệ hải quân toàn diện nhất kể từ chiến tranh thế giới thứ hai, theo sách trắng. Úc sẽ mua 12 tàu ngầm, chín tàu khu trục chống ngầm và 12 tàu tuần tra xa bờ mới. Riêng hạng mục 12 tàu ngầm sẽ tốn khoảng hơn 50 tỉ USD.
Nhật và Pháp đang chạy đua để kiếm được hợp đồng cung cấp 12 tàu ngầm cho Úc. (Ảnh: ABC)
Video đang HOT
18% sẽ được chi mua máy bay ném bom, máy bay chiến đấu, xe, trực thăng quân sự và tên lửa tầm xa. Đây là lần đầu tiên mua máy bay ném bom tàng hình, trong một động thái mà Reuters nhận định là để tăng cường bảo vệ chủ quyền hàng hải và biên giới cũng như hỗ trợ bộ binh.
Quy mô quân đội Úc sẽ tăng lên 62.400 binh sĩ, mức cao nhất kể từ năm 1993.
Sách trắng nhận định Mỹ sẽ vẫn là quyền lực quân sự toàn cầu trong hai thập kỷ tới và vẫn sẽ là đối tác chiến lược quan trọng nhất của Úc. Sự hiện diện tích cực của Mỹ ở khu vực sẽ tiếp tục giúp củng cố ổn định khu vực.
Sách trắng của Úc cũng kêu gọi Trung Quốc minh bạch hơn nữa về chính sách quốc phòng. Theo sách trắng, Trung Quốc sẽ không có được sức nặng chiến lược toàn cầu như Mỹ, nhưng đà mạnh lên của sức mạnh quốc gia Trung Quốc trong đó có sự hiện đại hóa quân đội cho thấy chính sách và hành động của Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định của khu vực Ấn Độ dương – Thái Bình dương.
Úc nhận định căng thẳng ở tây Thái Bình dương đang gia tăng vì các hành động quân sự hóa biển Đông của Trung Quốc dẫn đến Mỹ gia tăng tuần tra biển Đông. Tình hình này gây lo lắng cho Úc – vốn cho phép hàng trăm lính Mỹ đồn trú ở cảng Darwin và đang muốn tăng cường quan hệ kinh tế với đối tác thương mại lớn nhất Trung Quốc.
Thời gian tới sẽ không có xung đột lớn giữa Mỹ và Trung Quốc nhưng sẽ có một số va chạm nhỏ giữa hai nước trong khu vực, chủ yếu vì các bất đồng trong số các vấn đề như biển Hoa Đông, biển Đông, không phận trên các vùng biển, về vấn đề luật pháp quốc tế, về lĩnh vực mạng và không gian.
Nhà phân tích quốc phòng Andrew Davies thuộc Viện Chính sách chiến lược Úc nhận định việc ưu tiên phát triển hải quân cho thấy nỗi lo lắng an ninh lớn nhất của Úc hiện tại là thái độ của Trung Quốc.
Trong khi đó Reuters dẫn nhiều ý kiến phân tích khác cho rằng sách trắng phần nào cho thấy sự khó xử của Úc giữa Mỹ và Trung Quốc. Giáo sư James Curran tại đại học Sydney (Úc) nhận định Úc cần phải rất khéo léo trong ngoại giao để có thể vừa làm vừa lòng đồng minh Mỹ vừa không mất lòng đối tác thương mại lớn nhất là Trung Quốc. Theo ông, bây giờ thì chưa có vấn đề gì lớn nhưng tương lai Úc sẽ gặp khó khi Mỹ ngày càng đòi hỏi nhiều hơn ở các đồng minh tại khu vực.
ĐĂNG KHOA
Theo_PLO
Trung Quốc gia tăng chi tiêu quốc phòng trên biển Đông
Trung Quốc có khả năng sẽ công bố gia tăng chi tiêu quốc phòng vào tháng tới, nhằm tìm cách xoa dịu các bất đồng xoay quanh cuộc cải cách quân đội và những lo ngại trong nước về vấn đề biển Đông và Đài Loan.
Chi tiêu quân sự của Trung Quốc trong năm 2015 đã tăng thêm 10,1%. Trái với tình hình tăng trưởng GDP ảm đạm, mức chi quốc phòng trong năm 2016 dự kiến sẽ tiếp tục tăng ở mức hai con số và sẽ được công bố tại cuộc họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc trong tháng 3. Theo Reuters, giới quân sự Trung Quốc bàn tán mức chi tiêu quốc phòng có thể sẽ tăng 30% trong năm nay.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang tìm cách đưa lực lượng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) sang một kỷ nguyên mới, cắt 300.000 công ăn việc làm và thay đổi cấu trúc chỉ huy. Tuy nhiên, những cải cách ông đề ra đã vấp phải sự bất đồng lớn trong giới binh lính và sĩ quan. Tháng trước, tờ báo chính thức của PLA cũng bày tỏ quan ngại về nỗi bất an ngày một lớn trong hàng ngũ quân nhân, nói rằng một số binh sĩ đã "do dự" trước viễn cảnh cải cách và không chắc chắn của lợi ích của nó.
Xe quân sự của Trung Quốc mang tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D diễu hành tại Bắc Kinh. (Hình: Reuters tàu DF-21D)
Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã từ chối bình luận khi được hãng Reuters hỏi về ngân sách quốc phòng và các nguyên nhân dẫn đến việc tăng mức chi tiêu. Năm ngoái, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đã là 886.9 tỉ nhân dân tệ (136.4 tỉ USD), chỉ bằng 1/4 của Hoa Kỳ. Nhưng nhìn về tổng thể, quân đội Trung Quốc đã được hiện đại hóa rõ rệt trong hai thập niên gần đây. Chi tiêu quốc phòng nước này luôn có mức tăng lên đến hai con số liên tiếp mỗi năm.
Bắc Kinh cũng đang chịu áp lực về vấn đề biển Đông, đặc biệt khi Mỹ bắt đầu tiến hành nhiều hoạt động "tự do hàng hải" gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã tiến hành cải tạo trái phép. Việc tăng chi tiêu quốc phòng năm nay cũng có thể sẽ hướng đến biển Đông.
Jia Qingguo, giáo sư tại ĐH Bắc Kinh - cố vấn cho chính phủ về ngoại giao, cho biết: "Tập trận, tiến hành cải cách, tăng khả năng sẵn sàng phản ứng đều ngốn nhiều tiền. Vai trò của hải quân cũng rất quan trọng. Hoạt động ở vùng biển Đông chắc chắn sẽ tác động đến chi tiêu quân sự."
Mai Khanh (Theo Reuters)
Theo_PLO
Nhật Bản buộc Trung Quốc tăng chi tiêu quốc phòng? Bộ luật an ninh mới của Nhật Bản sẽ có thể kích động một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực Đông Á, buộc Trung Quốc tăng chi tiêu quốc phòng và khích lệ Đài Loan quyết tâm tách khỏi đại lục. Giáo sư Liang Yunxiang tại Trường Nghiên cứu quốc tế thuộc Đại học Peking nhận định luật an ninh mới...