Ức phát khóc vì bị đồng nghiệp lợi dụng
Hôm thì chị nhờ tôi mua hộ gói xôi, cái bánh mì vì “sáng đi làm vội quá, chưa kịp ăn gì”. Sau đó vài ngày, nửa đêm chị nhắn tin bảo tôi: “mua hộ chị cái thẻ điện thoại phòng khi có việc gấp chị có cái gọi, chứ đêm hôm chị ra ngoài không tiện”.
Vốn định xin lỗi chị về hành động thiếu lịch sự hôm nọ nhưng tôi thấy chẳng cần nữa. Chị chán tôi và thú thực tôi cũng ngán chị lắm rồi. Mới tốt nghiệp, tôi may mắn xin được việc làm tại một công ty tư nhân, lương không phải cao nhưng cũng tạm ổn với một cô bé mới ra trường như tôi. May mắn hơn, các anh chị đồng nghiệp cũng thoải mái hòa đồng nên với tôi mỗi ngày đi làm là một ngày vui.
Ngày đầu chân ướt chân ráo mới vào có một chị mà tôi rất có cảm tình, vì chị sởi lởi, cười nói suốt với tôi. Bản tính tôi cũng chả nghĩ ngợi gì, thấy có người kết thân ở nơi mới, tôi cũng vui và bắt đầu làm thân với chị. Mới đầu là đi ăn trưa cùng nhau, hay lượn lờ chè chén rồi mỗi khi rảnh rỗi, tôi nghĩ mình sẽ dần quen thân hơn với công ty này, và thầm cảm ơn vì mình may mắn có một người bạn mới luôn động viên, chia sẻ. Được khoảng một tháng đầu gọi là làm quen và kết thân, người chị đồng nghiệp của tôi bắt đầu khiến tôi thấy không được thoải mái. Ban đầu là việc chị nhắn tin nhờ tôi đến sớm làm trực nhật hộ chị.
Tôi “ôkê” liền vì tôi là nhân viên mới, cả phòng còn chưa xếp trực nhật cả tuần là may. Chẳng nề hà gì, tôi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thay chị. Hôm khác thì chị nhờ tôi mua hộ gói xôi, cái bánh mì vì “sáng đi làm vội quá, chưa kịp ăn gì”. Sau đó vài ngày, nửa đêm chị nhắn tin bảo tôi: “mua hộ chị cái thẻ điện thoại phòng khi có việc gấp chị có cái gọi, chứ đêm hôm chị ra ngoài không tiện”. Mà chị chẳng nghĩ tôi cũng là thân gái, thậm chí gái trẻ hơn chị thì đêm hôm ra ngoài chắc tiện lắm. Mà xin nói thêm là những lần mua hộ của chị chẳng bao giờ đả động đến việc gửi tiền cho “khổ chủ” là tôi. Từ đó trở đi, chị bắt đầu có những biểu hiện khiến tôi ngày càng cảm thấy khó chịu, nhất là những chuyện nhờ vả về tiền bạc, mua hộ cái này, trả giúp cái kia, lúc thì: “Em có tiền lẻ không trả tiền gửi xe giúp chị”, không thì “chị để quên ví trên phòng rồi, em tính luôn suất cơm của chị nhé”.
Dù tôi không phải là hạng người hay tính toán, cũng không phải là không có tiền trả, nhưng những khoản cỏn con lặt vặt như thế cứ ngày một nhiều, và chuyện tôi phải chi trả theo cái cách như là “giúp chị tí nhé” thật khiến tôi phát cáu. Mà chẳng nhẽ tự dưng lại không đi cùng chị nữa? Tôi chỉ biết hạn chế tần suất đi cùng chị.
Đỉnh điểm là khi chị rủ tôi đi chơi chung vào thứ 7 tuần trước, thú thật là tôi cũng từ chối khéo nhưng chị cứ nài tôi đi cho bằng được. Ừ thì tôi cũng đi, rồi thì sau khi đi chơi cùng bạn chị là màn hai chị em đi ăn khuya, tôi từ chối thật thà “em chỉ còn 200 ngàn thôi, cuối tháng tiết kiệm đi chị” nhưng chị nói chị mời và rủ tôi đi bằng được.
Vào chị gọi hết món nọ đến món kia, tôi hơi sốc vì nay chị thoáng đến bất ngờ. Đến gần lúc tàn tiệc, gọi thanh toán hết 600 nghìn, chị nói: “Ôi sao nhiều thế? Chị còn 200 nghìn thôi, em trả giúp chị nhé”. Lúc đó, tôi chết sững trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Biết làm sao khi đã ăn rồi. Người tôi nóng lên, cáu chị: “Sao lúc đầu đi chị không chuẩn bị trước, còn nếu biết chỉ có chừng ấy tiền sao chị không chọn ít món thôi?”, chị hồn nhiên trả lời: “Ừ thì chị quên đi mất, vả lại chị nghĩ lỡ có thiếu thì em giúp chị một tí cũng đủ mà!”.
Lúc đó cơn giận của tôi bùng lên, không kiềm được nữa tôi nói thẳng: “Em chắc không giúp chị được lần này, chị thông cảm!”. Tôi chẳng nói chẳng rằng bước ra khỏi nhà hàng đó, phóng xe về một mạch không một lời tạm biệt. Sau hôm đó mỗi lần gặp tôi chị cứ “lơ” đi, tôi chào chị chị cũng chẳng thèm đáp. Vốn định xin lỗi chị về hành động thiếu lịch sự hôm nọ nhưng tôi thấy chẳng cần nữa. Chị chán tôi và thú thực tôi cũng ngán chị lắm rồi! Tôi cũng thân hơn với mấy anh chị khác cùng phòng nên thấy thoải mái hơn. Đôi khi nhìn thấy chị tôi cũng hơi tiếc một điều gì đó nhưng rồi lại gạt đi, bởi tôi nghĩ: “không thể duy trì được mối quan hệ này khi chị là người không rõ ràng và tôi không còn tôn trọng chị được nữa”.
Video đang HOT
Theo Emdep
Trung Quốc tiến thoái lưỡng nan trong cuộc chiến chống IS
Tham gia sâu hơn vào cuộc chiến chống khủng bố ở Syria, Trung Quốc nguy cơ bị IS trả đũa, nhưng nếu không, uy tín và lợi ích của nước này có thể bị tổn thất.
Một nhóm các tay súng cực đoan Nhà nước Hồi giáo, trong đó có người được cho là đến từ Trung Quốc. Ảnh: IBTimes
Tình trạng bạo lực ngày càng tăng ở Syria mấy tuần qua dường như đang tạo ra không ít sức ép đối với Trung Quốc, buộc nước này phải cân nhắc tới lựa chọn tham gia sâu rộng và chủ động hơn trong nỗ lực nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng tại đây, theo Bloomberg.
Nhà nước Hồi giáo (IS) đã đứng ra nhận trách nhiệm cho hàng loạt vụ tấn công mới nhất ở Beirut và Paris. Chúng cũng tuyên bố là thủ phạm khiến chiếc máy bay thuộc hãng hàng không giá rẻ của Nga rơi trên bán đảo Sinai, Ai Cập, hồi cuối tháng trước.
Việc một con tin Trung Quốc bị IS hành quyết hôm 18/11 cho thấy rõ ràng Bắc Kinh cũng nằm trong tầm ngắm của nhóm khủng bố. Bên cạnh đó, việc Nga triển khai không kích các mục tiêu khủng bố ở Syria còn khiến Trung Quốc trở nên lạc lõng khi vẫn duy trì quan điểm không can thiệp quân sự vào cuộc nội chiến ở Syria.
"Có lẽ những sự kiện gần đây đang kéo Trung Quốc lại gần hơn với cuộc khủng hoảng Syria", Michael Clarke, giáo sư từ Đại học Quốc gia Australia, nhận định. "Ở một mức độ nào đó, hành động can thiệp của người Nga và các cuộc tấn công ở Paris đã làm thay đổi cuộc chơi, khiến giải pháp chính trị ưa thích của Bắc Kinh khó có thể thực hiện được. Cái chết của công dân Trung Quốc dưới tay IS chắc chắn sẽ tạo thêm những yếu tố mới ảnh hưởng đến tính toán của Bắc Kinh" liên quan đến vị thế mà họ muốn duy trì quanh xung đột ở Syria.
Dù quá trình khuếch trương quyền lực của Trung Quốc tại nước ngoài chủ yếu tập trung vào bảo vệ những lợi ích kinh tế đang phát triển và cam kết không can thiệp vào vấn đề của quốc gia khác, việc làm ngơ trước cuộc khủng hoảng ở Syria cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Điều đó sẽ ảnh hưởng tới uy tín của Trung Quốc trên trường quốc tế với tư cách là một cường quốc đang lên hay thậm chí làm xấu đi hình ảnh của tầng lớp lãnh đạo trong mắt công chúng, đặc biệt là khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thường xuyên đề cập tới tham vọng biến sức mạnh kinh tế của nước này trở thành quyền lực chính trị, chuyên gia nhận xét.
Uy tín và lợi ích
IS hôm 18/11 tuyên bố đã hành quyết con tin Trung Quốc Fan Jinghui (phải) và con tin Na Uy Ole Johan Grimsgaard-Ofstad sau khi một yêu cầu đòi tiền chuộc đưa ra trước đó không được đáp ứng. Ảnh: AP
Sau khi phiến quân IS thực hiện chuỗi vụ tấn công đẫm máu ở Paris hôm 13/11 khiến ít nhất 130 người thiệt mạng, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã thúc giục Nga và Mỹ chung tay tiến hành các chiến dịch không kích nhằm diệt trừ IS. Anh đang cân nhắc góp một phần sức lực trong cuộc chiến chống khủng bố ở Syria. Những gì đang diễn ra biến Trung Quốc thành thành viên có quyền phủ quyết duy nhất của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vẫn ủng hộ việc tìm kiếm một giải pháp chính trị thay vì can thiệp quân sự.
Đây là một vị thế không thoải mái đối với Trung Quốc, đặt trong bối cảnh nước này mới hai lần sử dụng quyền phủ quyết của mình mà không có Nga. Bắc Kinh và Moscow từng phủ quyết 4 nghị quyết liên quan đến Syria và gần đây nhất là phản đối một đề xuất được Mỹ ủng hộ nhằm đưa những cáo buộc tội ác chiến tranh chống lại chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad lên Tòa án Hình sự Quốc tế.
Bắc Kinh đã không cho thấy nhiều chuyển biến lớn trong hành động cũng như chính sách sau khi IS tuyên bố hành quyết chặt đầu một công dân Trung Quốc. Trong phiên họp báo thường kỳ hôm 19/11, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tái khẳng định Trung Quốc muốn để "Liên Hợp Quốc thực hiện vai trò điều phối của mình" trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố.
Trung Quốc hôm 20/11 lên tiếng ủng hộ một nghị quyết của Hội đồng Bảo an, lên án IS là "mối đe dọa chưa từng có đối với hòa bình và an ninh toàn cầu", cùng lúc kêu gọi nỗ lực nhằm "phá hủy" nơi trú ẩn an toàn của quân khủng bố ở Iraq và Syria.
Theo ông Raffaello Pantucci, giám đốc ban nghiên cứu an ninh quốc tế thuộc Viện các Quân chủng Thống nhất Hoàng gia Anh, dù Trung Quốc có thể cung cấp một số hỗ trợ về hậu cần, nước này vẫn sẽ không cam kết sử dụng vũ lực hay tán thành những đề xuất làm suy yếu chính quyền Assad.
"Tôi không nghĩ đó thực sự là một động thái có khả năng thay đổi cục diện cuộc chơi", Pantucci nói.
Giới chuyên gia cho rằng chính vì lợi ích toàn cầu ngày càng tăng cao nên Bắc Kinh có lẽ đang muốn xem xét lại chính sách không can thiệp được cố thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đề ra vào năm 1955. Song, sự mở rộng này cũng khiến Trung Quốc phải đối mặt thường xuyên hơn với các mối đe dọa khủng bố trên khắp thế giới.
Đáng chú ý hơn cả là việc ba giám đốc điều hành thuộc Tập đoàn Xây dựng Đường sắt Trung Quốc cuối tuần trước nằm trong 22 người thiệt mạng sau khi các tay súng có liên hệ với al-Qaeda tấn công Khách sạn Radisson Blu ở thủ đô Bamako, Mali.
Theo Bloomberg, mọi phân tích chi phí - lợi ích đều dẫn các lãnh đạo Trung Quốc tới quyết định duy trì một vai trò không quá lớn tại Syria. Nhưng nếu không làm gì cả, hậu quả sẽ rất khủng khiếp nếu một ngày IS tiến hành các cuộc tấn công quy mô nhằm vào lợi ích của Trung Quốc.
Song, hệ quả của một hành động trực tiếp cũng sẽ rất nghiêm trọng. Dù Abu Bakr al-Baghdadi, thủ lĩnh tối cao của IS, năm ngoái liệt Trung Quốc vào danh sách 20 nước có hành vi "đàn áp" quyền lợi của người Hồi giáo, nhóm này vẫn chỉ coi Trung Quốc như một phần nhỏ của nỗi tức giận hướng về phương Tây, quan sát viên Ting Shi nhận định.
Nếu tham gia tích cực hơn vào cuộc xung đột ở Syria, nguy cơ Trung Quốc phải hứng chịu các cuộc tấn công trả đũa từ IS là rất lớn, đặc biệt là ở Tân Cương, nơi an ninh còn bất ổn và tập trung nhiều người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ.
Từ tháng 12 năm ngoái đến nay đã có ít nhất 300 người Duy Ngô Nhĩ gia nhập IS, tờ Global Times đưa tin. Một cổng thông tin ở Tân Cương hôm 20/11 xác nhận lực lượng cảnh sát đã tiêu diệt 28 kẻ bị buộc tội khiến 5 cảnh sát và 11 dân thường thiệt mạng trong một vụ tấn công ở khu vực Aksu. Các đối tượng trên được cho là bị xúy giục bởi "một tổ chức cực đoan nước ngoài".
Mặt khác, Trung Quốc cũng không hề muốn theo chân Mỹ can thiệp quân sự vào Trung Đông, ông Li Guofu, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông thuộc Viện nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc, đánh giá. Thay vào đó, họ chọn cách nhấn mạnh vào việc tăng cường hợp tác toàn cầu để chống khủng bố.
"Bắc Kinh hiểu rõ rằng cách tiếp cận của Mỹ ở Syria và Trung Đông không đem lại hiệu quả", Li nói. "Bạn thấy điều gì xảy ra rồi đấy, không kích càng nhiều, khủng bố càng mạnh".
Vì thế, theo giáo sư Clarke, ông Tập có lẽ sẽ chọn một vị trí trung lập. "Vấn đề ở đây là có quá nhiều bên tham gia vào xung đột đã chọn xong phe phái. Điều này đặt ông Tập vào thế khó", Clarke nói.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Nỗi niềm của những người "sống cùng xác chết" Họ thực sự là những người có "thần kinh thép" khi mà hằng ngày phải thường xuyên "đối mặt" với các xác chết lạnh lẽo. Người ta gọi họ là những "chuyên gia" trang điểm cho người chết. Để trở thành những chuyên gia trang điểm đã khó, trở thành "chuyên gia trang điểm" cho người chết khó hơn nhiều lần. Họ phải...