Úc phải tính cách đối phó Trung Quốc nhòm ngó ’sân sau’
Người Úc chưa bao giờ chú ý nhiều đến các nước láng giềng nhỏ bé ở Nam Thái Bình Dương. Nhưng giờ phải nghĩ lại, vì Trung Quốc.
Tàu sân bay Trung Quốc Liêu Ninh tham gia cuộc tập trận ở tây Thái Bình Dương năm 2018. (Ảnh: Reuters)
GS Hugh White, nhà nghiên cứu về chiến lược tại ĐHQG Úc, vừa có cảnh báo tình trạng Trung Quốc đang “nhòm ngó” xuống phía nam.
Theo bài viết, các quốc đảo đó nằm ở phía bắc và đông bắc nước Úc, trải dài từ Papua New Guinea và quần đảo Solomon đến Vanuatu, Fiji và xa hơn nữa. Những nước này nằm gần Úc về địa lý, nhưng chưa bao giờ được Úc đánh giá cao về tầm quan trọng hay lợi ích thương mại.
Nhưng những quốc đảo này có ý nghĩa chiến lược lớn, có thể ảnh hưởng đến khả năng tự bảo vệ của Úc trước các cuộc tấn công vũ trang.
Các chiến dịch quân sự phụ thuộc nhiều vào khoảng cách địa lý. Liệu bạn có thể đánh chìm một con tàu, đánh bom một sân bay hay chiếm một thị trấn, và những cuộc tấn công đó tốn bao nhiêu tiền, đều phụ thuộc vào việc quân đội của bạn phải đi xa bao nhiêu khỏi căn cứ và kẻ thù của bạn phải đi xa mức nào.
Từ xưa đến nay, khoảng cách luôn là thế mạnh của Úc. Úc được an toàn vì nằm ở nơi xa xôi. Nhưng lợi thế đó của Úc sẽ mất đi nếu một cường quốc có thể trở thành thù địch hoạt động ngay gần bờ biển của Úc.
Hồi chuông cảnh tỉnh
Video đang HOT
“Chúng ta cần rất quan tâm đến việc thành lập bất kỳ căn cứ quân sự nước ngoài nào ở các quốc đảo Thái Bình Dương láng giềng của chúng ta”, Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull nói vào tháng 4/2018 để trả lời câu hỏi của báo chí về việc Trung Quốc đang tìm cách mở một căn cứ hải quân ở Vanuatu.
Thông tin này nhanh chóng bị Bắc Kinh và Port Vila bác bỏ. Và Ngoại trưởng Úc Julie Bishop khi đó cũng bác bỏ. Đó có thể là cảnh báo nhầm, nhưng Canberra dường như đã nhận được những dấu hiệu đáng tin cậy rằng Trung Quốc thực sự đang tìm cách mở một căn cứ quân sự đâu đó ở nam Thái Bình Dương.
Nếu thành hiện thực, đây sẽ là lần đầu tiên kể từ khi Nhật Bản bị đẩy ra khỏi khu vực kể từ cuộc chiến trên Thái Bình Dương mà có một cường quốc không phải đồng minh của Úc tìm cách mở căn cứ quân sự ngay gần bờ biển Úc.
Mở căn cứ ở một quốc đảo gần Úc sẽ là cách tốn ít chi phí, ít rủi ro với Trung Quốc để thể hiện sự vươn tầm sức mạnh ngoại giao và quân sự. Hơn nữa, đây cũng là cách Bắc Kinh thể hiện sẵn sàng thách thức Mỹ.
Điều đó cũng sẽ gửi đi một tín hiệu rõ ràng đến Úc rằng Bắc Kinh sẵn sàng đi vào nơi mà Úc vẫn coi là phạm vi ảnh hưởng của họ ở nam Thái Bình Dương, đồng thời là lời răn đe quyết liệt rằng sẽ trừng phạt Úc nếu quá thân thiết với Mỹ hoặc Nhật để chống Trung Quốc.
Có thể làm gì?
Theo GS White, một lựa chọn là Úc phải xốc lại quan hệ và vai trò của mình ở nam Thái Bình Dương, để xích lại gần các nước láng giềng hơn. Nhưng lựa chọn tốt hơn là từ bỏ tư tưởng không để người ngoài bước vào nam Thái Bình Dương. Trên thực tế có thể không có lựa chọn nào khác.
Trung Quốc gây ra một thách thức chưa từng có đối với những giả định chiến lược đã tạo nên chính sách của Úc kể từ thời người châu Âu đến đây định cư. Úc chưa từng vấp phải một nước châu Á nào mạnh như Trung Quốc hiện nay, chưa nói đến chuyện Trung Quốc sẽ còn tiếp tục mạnh lên như thế nào trong những năm tới.
Cái giá mà Úc phải trả để giữ Trung Quốc tránh xa nam Thái Bình Dương có thể không gánh nổi. Hoặc chính xác là Úc chỉ có thể xây dựng năng lực quân đội đủ khả năng đối phó với các căn cứ của Trung Quốc ở nam Thái Bình Dương thay vì ngăn cản Bắc Kinh lập căn cứ ở khu vực này trong thời bình.
Xây dựng lực lượng có thể đối phó với các căn cứ của Trung Quốc gần đó nghĩa là Úc sẽ bớt phải lo lắng về sự hiện diện của những căn cứ đó, và hạ bớt mục tiêu tối thượng là duy trì khu vực ảnh hưởng như từ lâu Úc vẫn nghĩ là họ phải làm.
GS White cho rằng điều đó không có nghĩa là Úc sẽ từ bỏ tất cả lợi ích ở các nước láng giềng và từ bỏ quan hệ lâu đời với họ. Thay vào đó, Úc nên tối đa hóa vai trò và sự hiện diện của mình, không phải dưới dạng phạm vi ảnh hưởng tuyệt đối, mà như một đối tác lớn của khu vực.
Ông White cho rằng Úc càng cố đẩy Trung Quốc ra khỏi nam Thái Bình Dương thì càng khó giữ được tầm ảnh hưởng của mình ở khu vực này.
BÌNH GIANG
Theo TPO
Nơi trai trẻ phải quan hệ với phụ nữ lớn tuổi để học cách chiều vợ
Ở Mangaia, một hòn đảo ở Nam Thái Bình Dương, các nam thiếu niên được yêu cầu phải quan hệ tình dục với phụ nữ lớn tuổi để học cách các bí quyết phòng the nhằm làm hài lòng người bạn đời của họ.
Nghi thức này được cho là để biến một thiếu niên thành một người đàn ông thông qua khám phá tình dục.
Phụ nữ lớn tuổi được yêu cầu dạy họ về việc làm hài lòng phụ nữ và cách nâng cao khả năng tình dục của họ bằng cách tự kiềm chế xuất tinh và kéo dài cuộc yêu lâu hơn.
Nói cách khác, những phụ nữ có kinh nghiệm sẽ dạy càng cậu trai trẻ khả năng quan hệ tình dục lâu hơn, tránh xuất tinh sớm. Đối với đàn ông ở Mangaia, sức chịu đựng, sự dẻo dai trong chuyện ấy và khả năng làm hài lòng người phụ nữ ở trên giường đều rất quan trọng.
Văn hóa Mangaian tin rằng đàn ông có ham muốn tình dục cao hơn phụ nữ, và kết quả là, đàn ông thường thích khoe khoang về việc quan hệ tình dục với phụ nữ nhiều đến mức khiến cô ấy giảm cân nhờ hoạt động thể chất tích cực.
Nếu một cô gái quan hệ tình dục với một chàng trai mà không đạt được cực khoái, điều đó được xem xét rất tiêu cực đối với chàng trai và anh chàng sẽ mang tiếng xấu khắp thị trấn. Cô gái sau đó sẽ tìm người khác để quan hệ tình dục cho đến khi đạt được cực khoái và học được cách để có được cực khoái khi "yêu".
Thanh niên nam nữ ở Mangaia được khuyến khích có nhiều trải nghiệm tình dục với nhiều người khác nhau trước khi họ tìm thấy người bạn đời trăm năm của họ.
Theo Danviet
Hé lộ lý do cựu sếp nhà máy đóng tàu sân bay TQ bị tù Hôm 4/7, tòa án Thượng Hải đã tuyên phạt Tôn Ba, nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp nặng tàu thuyền Trung Quốc, 12 năm tù vì phạm tội nhận hối lộ và lạm dụng quyền lực. Theo Tân Hoa xã, do tình tiết và các chứng cứ của vụ án có liên quan đến bí mật quốc gia, nên tòa án...