Úc nóng kỷ lục, nước biến thành “nồi lẩu” nấu chín sinh vật

Theo dõi VGT trên

Trên mặt đất, Úc đang trải qua những tháng mùa hè nóng như “tận thế”. Ở đại dương, tình hình còn tồi tệ hơn khi tảo bẹ khổng lồ bị nấu chín.

Úc nóng kỷ lục, nước biến thành nồi lẩu nấu chín sinh vật - Hình 1

Tảo bẹ vốn chỉ quen sống ở nước lạnh, đang chết hàng loạt tại vùng biển phía nam Úc.

Theo Wahshington Post, khi Rodney Dillon mặc đồ lặn xuống khu vực vịnh Trumpeter nhiều năm về trước để bắt bào ngư, ông nhận thấy rừng tảo bẹ ở khu vực này “đã trở nên thưa thớt”.

Dillon đã lên bờ và gọi cho một nhà khoa học tại Đại học Tasmania ở Hobart. “Tảo bẹ đang chết hàng loạt, ông phải xuống đây và xem ngay”, ông Dillon nhớ lại.

“Không ai có thể ngăn được điều này”, ông Dillon nói với Washington Post về tình trạng tảo bẹ đang bị “nấu chín” trong nước biển theo đúng nghĩa đen.

Tình trạng biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng mạnh đến vùng biển Úc, đặc biệt là những tảo bẹ khổng lồ phát triển ở vùng nước lạnh.

Những thập kỷ gần đây, tốc độ ấm lên của biển ngoài khơi Tasmania, bang cực nam của Úc và là cửa ngõ vào Nam Cực, đã tăng lên gần gấp 4 lần mức trung bình toàn cầu, các nhà hải dương học cho biết.

Úc nóng kỷ lục, nước biến thành nồi lẩu nấu chín sinh vật - Hình 2

Nhiệt nước ở ngoài khơi Tasmania, Úc đã tăng lên 2 độ C sau hơn một thế kỷ.

Hơn 95% tảo bẹ khổng lồ đã chết. Đây là loại tảo cao gần 10 mét là nơi sinh sống của một số sinh vật biển hiếm nhất trên thế giới

Tảo bẹ khổng lồ từng có mặt ở khắp dài bờ biển phía đông của Tasmania. Giờ đây, chỉ còn một mảng nhỏ gần Southport, cực nam của hòn đảo, nơi vẫn còn lạnh.

“Tasmania đang ngày càng nóng lên”, Giáo sư Neil Holbrook chuyên nghiên cứu về hiện tượng đại dương nóng lên tại Viện Nghiên cứu Hải dương và Nam Cực thuộc Đại học Tasmania, nói.

Theo dữ liệu từ Trung tâm Hadley, cơ quan nghiên cứu của chính phủ Mỹ về sự thay đổi khí hậu, một phần bờ biển phía đông của Tasmania đã ấm lên gần 2 độ C.

Vùng nước ấm lên ở Tasmania không chỉ giết chết tảo bẹ khổng lồ mà còn biến đổi cuộc sống của động vật biển.

Các loài sống ở nước ấm đang bơi xa hơn về phía nam, nơi mà chúng từng không thể tới được cách đây vài năm. Cá thu vua, nhím biển, động vật phù du và thậm chí cả vi khuẩn đến từ vùng nước ấm, đang thống trị các vùng nước lạnh gần Nam Cực.

Ngược lại, các loài sống ở vùng nước lạnh bản địa không biết đi đâu. Những động vật như cá tay đỏ đã quen với dòng nước lạnh gần bờ. Chúng không thể sống vùng nước sâu nếu đi ra xa đến Nam Cực.

“Những loài động vật biển sống Úc có thể biến mất”, Craig Johnson, giám đốc trung tâm sinh thái và đa dạng sinh học tại Viện nghiên cứu biển và Nam cực thuộc Đại học Tasmania nói. “Sẽ có nhiều loài bị tuyệt chủng”.

Úc nóng kỷ lục, nước biến thành nồi lẩu nấu chín sinh vật - Hình 3

Úc đang trải qua một trong những mùa hè khắc nghiệt nhất.

Nước biển ấm lên và trở nên ô nhiễm hơn khiến vỏ ốc trở nên khan hiếm. “20 năm trước, khó có thể đi trên bãi biển mà không dẫm lên chúng, giờ bãi biển chỉ có cát”, Nanette Shaw ở Launceston, hậu duệ của thổ dân Tasmania, nói.

Cách đó 145km trên bãi biển Scamander, bà Patsy Cameron, bạn của bà Shaw, đang tìm vỏ ốc và tảo bẹ để tặng người bạn của mình.

Bây giờ bà mất gần một ngày để tìm đủ vỏ ốc thay vì chỉ hai giờ như trước đây.

“Nếu biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới rong biển, nguồn cung vỏ ốc của chúng tôi sẽ biến mất cùng với rừng tảo bẹ”, người phụ nữ 72 tuổi nói.

Video đang HOT

Năm 1950, tảo bẹ khổng lồ bao phủ khu vực trên 9.000.000m2 dọc bờ biển Tasmania, Cayne Layton, một nhà nghiên cứu tại viện nghiên cứu biển và Nam Cực, nói trên Washington Post. Ngày nay, tảo bẹ chỉ bao phủ phạm vi rộng 500.000m2 và nằm rải rác bên bờ biển.

Nghiên cứu gần nhất cách đây 10 năm, ước tính rằng 95% tảo bẹ khổng lồ đã biến mất do nước biển ấm lên và ô nhiễm, Layton cho biết. Điều này có nghĩa tình hình hiện tại có lẽ còn tồi tệ hơn nhiều.

“Tảo bẹ khổng lồ có tầm quan trọng tương đương với rừng trên đất liền”, Layton nói. “Hãy tưởng tượng thế giới sẽ ra sao nếu không có cây cối, một thế giới không có rừng tảo bẹ cũng tương tự”.

Theo danviet.vn

Rừng Amazon bị tàn phá để nuôi sống đất nước cách Brazil 17.000 km

Bộ mặt khu rừng nhiệt đới ở Brazil đang thay đổi và Trung Quốc có trách nhiệm không nhỏ trong chuyện này với nhu cầu về thịt bò và đậu nành ngày càng gia tăng ở đất nước tỷ dân.

Đây là khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, nơi sinh sống của 10% số loài sinh vật được biết đến trên Trái Đất. Và nó đang trả giá cho việc giúp nuôi sống một quốc gia cách đó 17.000 km.

Phóng sự của Channel NewsAsia cho biết từ năm 2015 đến năm 2018, 29.000 km2 diện tích phần thuộc Brazil của rừng Amazon đã bị tàn phá. Đến 80% diện tích đất trống được tạo ra sau các vụ phá rừng xuất phát từ nhu cầu chăn nuôi gia súc.

Rừng Amazon bị tàn phá để nuôi sống đất nước cách Brazil 17.000 km - Hình 1

Phá rừng ở Amazon. Ảnh: Chjannel NewsAsia.

Và bên mua lớn nhất của tất cả số thịt đó là Trung Quốc. Xuất khẩu thịt bò Brazil sang thị trường Trung Quốc đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2015, đạt 722.000 tấn trong năm 2018.

Tiêu thụ thực phẩm của Trung Quốc không chỉ tăng lên mà còn thay đổi khi tầng lớp trung lưu ở nước này ngày càng lớn mạnh, nay chiếm gần 30% trong dân số 1,4 tỷ người.

"Ngày càng có nhiều người ăn thịt bò", ông Liu Juan, một người bán buôn thịt bò tại chợ Xinfadi ở Bắc Kinh, nơi có khoảng 8.000 quầy hàng, cho biết. "Nếu chúng tôi chỉ dựa vào sản xuất trong nước thì chúng tôi sẽ không đáp ứng được nhu cầu".

Thực tế, nhập khẩu thịt bò của Trung Quốc đã tăng khoảng 50 lần kể từ năm 2011, đạt một triệu tấn vào năm ngoái.

Song tình yêu mới chớm nở dành cho thịt bò cũng như nhu cầu về đậu nành tại Trung Quốc đang tạo ra ảnh hưởng đến môi trường và các bộ lạc địa phương cách đó nửa vòng Trái Đất, theo loạt phim China's Growing Appetite (tạm dịch: cơn khát thực phẩm đang gia tăng ở Trung Quốc).

Để thức ăn được đưa lên bàn ở Trung Quốc, cảnh quan tự nhiên sắp bị thay đổi.

Rừng Amazon bị tàn phá để nuôi sống đất nước cách Brazil 17.000 km - Hình 2

Nhu cầu thịt bò đang gia tăng ở Trung Quốc. Ảnh: CNA.

Đàn gia súc lớn nhất thế giới

Trung Quốc tiêu thụ 28% lượng thịt toàn thế giới. Nước này đã quay sang Brazil, quê hương của đàn gia súc lớn nhất thế giới, để đáp ứng nhu cầu về thịt bò.

Chỉ riêng bang Mato Grosso của Brazil đã có khoảng 30 triệu đầu gia súc, gấp 10 lần dân số của bang và nhiều hơn con số 26 triệu đầu gia súc trên toàn Australia.

"Ngày nay, Brazil là quốc gia duy nhất có lượng thịt đủ để nuôi sống Trung Quốc", Arlindo Jose Vilela, chủ trang trại gia súc, cho biết. "Nếu chúng tôi (ở Brazil) có đủ các lò giết mổ đạt tiêu chuẩn (của Trung Quốc), chúng tôi có thể xuất khẩu 25% lượng thịt sản xuất ra sang Trung Quốc".

Năm ngoái, Brazil đã xuất khẩu 1,64 triệu tấn thịt bò, 44% trong số đó đã đến Trung Quốc. Đây là lượng xuất khẩu cao nhất trong lịch sử của một nước sản xuất thịt bò. Và đó là một thời kỳ ăn nên làm ra đối với các nông dân.

Giá thịt nửa thân trước đến Trung Quốc đã tăng từ 4,5 USD/kg trong năm 2017 lên 6 USD/kg trong năm nay.

Tuy nhiên, ông Vilela tin rằng trong vòng 10 năm, "chúng tôi sẽ xử lý số lượng nhiều gấp ba đến bốn lần bây giờ". Ông dự đoán: "Thịt bò Brazil sẽ rất phổ biến ở Trung Quốc".

Lý do là những vùng đất chưa được khai thác ở phía bắc Mato Grosso, cho phép nuôi thêm nhiều gia súc để xuất khẩu.

Rừng Amazon bị tàn phá để nuôi sống đất nước cách Brazil 17.000 km - Hình 3

Brazil là nơi có đàn gia súc lớn nhất thế giới. Ảnh: CNA.

Song điều này đã gây ra những hệ lụy, khi rừng Amazon đang bị tàn phá để xây dựng trang trại với tốc độ ngày càng tồi tệ. Trong 9 tháng đầu năm nay, diện tích rừng bị phá đã tăng 93% so với năm ngoái.

Việc bảo vệ rừng và các vùng đất của cư dân bản địa đã bị xem nhẹ đặc biệt kể từ khi Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro nhậm chức vào tháng 1. Dưới sự điều hành của ông, nạn phá rừng đang ở đỉnh điểm 10 năm.

"Các chính phủ trước đây quan tâm đến các quy định về môi trường", nhà nông học, trợ lý giáo sư Isaias da Silva Pereira ở Trung tâm Nông học thuộc Viện Liên bang Para, Campus Itaituba, nhận xét.

"Ngày nay, với tất cả những thay đổi này, chính phủ mới dường như đang coi đây là vấn đề thứ yếu, đặc biệt là việc giải tán các cơ quan bảo vệ môi trường liên bang".

Rừng Amazon bị tàn phá để nuôi sống đất nước cách Brazil 17.000 km - Hình 4

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro. Ảnh: AFP.

Một trong những trang trại gia súc có đồng cỏ được chuyển đổi từ đất rừng thuộc về Valmir Climaco de Aguiar, thị trưởng của thị trấn Itaituba ở bang Para. Và ông tự hào về trang trại đã mở rộng của mình, không bao giờ bận tâm rằng cây cối bị đốn hạ.

"Chúng tôi không thể sản xuất trong rừng", ông Climaco nói một cách thẳng thừng. "Chúng tôi có hơn 200 triệu người. Chúng tôi phải ăn, sản xuất, bán, xuất khẩu và kiếm tiền".

Ông chỉ ra rằng Trung Quốc sẽ không trả tiền cho ông ấy "để bảo vệ rừng". "Khi một quốc gia có năng lực chi tiêu cao và có nhiều người để nuôi sống, thì đó là một quốc gia tốt nhất (để bán cho)", ông nói thêm.

Mặc dù giá cả tăng lên, đất đai rộng lớn ở Brazil khiến thịt bò của nước này trở thành một lựa chọn "kinh tế" để nhập khẩu, nếu so với việc Trung Quốc tự nuôi thêm gia súc.

Trung Quốc chiếm 6 đến 8% diện tích đồng cỏ của thế giới, nhưng chúng đang ngày càng ít đi vì đô thị hóa. Và thịt sản xuất trong nước ở Trung Quốc đã đắt hơn vì chi phí đất đai.

"Ở các nước khác, chủ trang trại là người chăn nuôi gia súc. Họ sở hữu đất đai. Ở Trung Quốc, các doanh nghiệp chăn nuôi gia súc phải thuê đất, chịu thêm chi phí", Cheng Guangyan, giám đốc của Viện Phát triển Thực phẩm và Dinh dưỡng, thuộc Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc, giải thích.

Trong ngành chăn nuôi gia súc ở Trung Quốc, hầu hết là các trang trại quy mô nhỏ. "Trang trại gia súc lớn cần thuê nhân công, vì vậy sẽ có chi phí lao động", ông Cheng nói.

"(Họ cũng) sẽ ký hợp đồng với các trang trại gia đình nhỏ để nuôi bò. Làm như thế sẽ rẻ hơn vì chi phí thuê đất cao".

Rừng Amazon bị tàn phá để nuôi sống đất nước cách Brazil 17.000 km - Hình 5

Thịt sản xuất trong nước ở Trung Quốc đã đắt hơn vì chi phí đất đai. Ảnh: CNA.

"Hãy dừng việc trồng đậu nành ở Amazon"

Trung Quốc vẫn có ngành chăn nuôi khổng lồ, đó là lý do tại sao nước này không chỉ mua thịt bò Brazil mà còn cả đậu nành, một loại ngũ cốc quan trọng để làm thức ăn cho gia súc.

Thuế quan đối với đậu nành Mỹ đã khiến người mua Trung Quốc tìm kiếm ở nơi khác, vì vậy 75% lượng đậu nành nhập khẩu của họ năm ngoái đến từ Brazil, khi các chuyến hàng từ nước này đến Trung Quốc tăng gần một phần ba.

Chẳng hạn, gần như toàn bộ lượng đậu nành trị giá 5 USD được sản xuất hàng năm tại trang trại Santa Guarita đi đến Trung Quốc. Song đó là một "hành trình đắt đỏ", theo chủ trang trại thế hệ thứ hai Joel Strobel.

"Chúng tôi nằm ở giữa lục địa. Vì vậy đối với chúng tôi, chi phí xuất khẩu đậu nành cao bởi vì một khối lượng lớn đậu nành phải chuyên chở bằng đường bộ".

Theo nhóm vận động hành lang về sản xuất và tiêu thụ đậu nành ở địa phương, vận chuyển chiếm 30% chi phí sản xuất ở Brazil, gấp ba lần so với ở Mỹ. Và thách thức hậu cần đang gia tăng khi xuất khẩu tăng trưởng.

Từ trung tâm của ngành nông nghiệp Brazil, bang Mato Grosso, tuyến đường duy nhất của nông dân đến các thành phố cảng phía bắc đất nước là đường cao tốc BR-163 cắt ngang qua rừng Amazon. Đó là quãng đường 1.700 km, lái xe mất hai ngày rưỡi.

Rừng Amazon bị tàn phá để nuôi sống đất nước cách Brazil 17.000 km - Hình 6

Đường cao tốc BR-163 cắt ngang qua rừng Amazon được gọi là con đường đậu nành. Ảnh: CNA.

Tuy nhiên đến mùa thu hoạch, xe tải có thể bị tắc đường hàng dặm. Một phần đường cũng không được trải nhựa, gây nguy hiểm trong mùa mưa và làm tăng thêm thời gian đi lại.

Để tháo gỡ nút thắt, các dự án cơ sở hạ tầng đã được đề xuất, một trong số đó là xây dựng hơn 40 con đập để biến sông Tapajos và các nhánh của nó ở Amazon thành một tuyến đường thủy công nghiệp phù hợp cho các tàu lớn.

Itaituba, với dân số khoảng 100.000 người và nơi đường cao tốc gặp sông, đang chứng kiến những dấu hiệu thay đổi, chẳng hạn như các dự án xây dựng cảng sông.

Vị trí chiến lược của nó trong việc mua bán đậu nành giữa Brazil và Trung Quốc - và tham vọng của họ trong việc mở ra một mặt trận thực phẩm mới, với sự hỗ trợ của kỹ thuật Trung Quốc - đã khiến ông thị trưởng phấn khích.

Ông không lo lắng về việc vay từ Trung Quốc. "Trung Quốc sẽ thống trị thế giới", ông Climaco tuyên bố. "Nếu không phải là để bán sang Trung Quốc, thì thì cũng không sản xuất quá nhiều đậu nành như vậy".

Rừng Amazon bị tàn phá để nuôi sống đất nước cách Brazil 17.000 km - Hình 7

Ông Valmir Climaco de Aguiar, thị trưởng của thị trấn Itaituba ở bang Para. Ảnh: AFP.

Song cư dân bản địa sống trong rừng không hài lòng với những kế hoạch như vậy. Hiện tại, bộ lạc Munduruku đang cảm nhận được tác động từ những thay đổi gần đây của thị trấn; ví dụ, không còn đủ cá để có thể đánh bắt.

"Thượng đế đã cho chúng tôi dòng sông này", Brasilino, một trưởng làng, nói. "Chúng tôi có trách nhiệm chăm sóc nó. Nhưng bây giờ chúng tôi không thể làm được điều đó... vì họ đã làm suy kiệt đất đai và mang đến nhiều bệnh tật hơn qua nước bẩn".

Hình thức phát triển kinh tế đi kèm với việc ngăn sông bằng những con đập không phải là thứ ông muốn cho người dân của mình.

"Nó tốt cho chính phủ, nhưng tiền lương của người lao động không tăng lên. (Ngay cả nếu có,) cũng là rất ít ỏi", ông nói. "Chúng tôi có một cuộc sống khỏe mạnh hơn. Chúng tôi có thể đi bộ dưới những tán cây và hít thở không khí trong lành".

Ông có điều này muốn nói với Trung Quốc: "Hãy dừng việc trồng đậu nành ở Amazon".

Rừng Amazon bị tàn phá để nuôi sống đất nước cách Brazil 17.000 km - Hình 8

Một khu bảo tồn cư dân bản địa tại Brazil. Ảnh: CNA.

Nhà hoạt động môi trường Brent Millikan đưa ra quan điểm rằng Amazon "không giống bất kỳ nơi nào khác".

"Ở nơi mà việc đầu tư đang diễn ra, điều quan trọng đối với các nhà đầu tư Trung Quốc là hiểu được bối cảnh địa phương - về mặt môi trường (và) về mặt văn hóa", giám đốc chương trình Amazon tại tổ chức phi chính phủ International Rivers cho biết.

"Câu hỏi lớn là Trung Quốc sẽ áp dụng chính sách nào để đảm bảo rằng các khoản đầu tư của họ đang đáp ứng tiêu chuẩn về các biện pháp bảo vệ môi trường và xã hội".

Một số đập trong lưu vực sông Tapajos đã được xây dựng và vận hành, và đã có tác động đến môi trường xã hội, ông nói thêm.

"Nếu bây giờ bạn có một chính phủ khuyến khích các cuộc xâm chiếm đất đai, bạo lực đất đai (và) phá rừng, mọi thứ sẽ gây bất lợi cho người Brazil... đối với người Trung Quốc (và) đối với toàn hành tinh", ông Millikan nói.

Đông Phong
Theo news.zing.vn/Channel NewsAsia

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉ phú Elon Musk nhắm đến Microsoft trong đơn kiện OpenAI
08:53:26 17/11/2024
Lầu Năm Góc tiếp tục không thể giải trình đầy đủ các khoản ngân sách 824 tỷ USD
21:28:28 16/11/2024
Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu 209 sản phẩm
20:02:52 17/11/2024
Loạt lựa chọn nội các gây tranh cãi mới nhất của ông Trump
18:43:51 17/11/2024
Tòa án Mỹ chấp thuận hoãn truy tố ông Trump vụ tài liệu mật
07:05:01 17/11/2024
Máy bay Boeing 737-800 bị bắn trên đường băng khi chuẩn bị cất cánh tại Mỹ
19:51:00 18/11/2024
Mỹ phát hiện trường hợp đầu tiên mắc đậu mùa khỉ chủng Clade 1
05:48:15 18/11/2024
Tiết lộ thời điểm Ukraine ra đòn tấn công tầm xa đầu tiên vào lãnh thổ Liên bang Nga
17:42:16 18/11/2024

Tin đang nóng

Hot lại đám cưới xa hoa tại lâu đài Thành Thắng - Ninh Bình: Riêng tiền hoa tươi đã ngốn 15 tỷ
16:40:38 18/11/2024
Sốc với thu nhập của Lý Tử Thất
16:22:30 18/11/2024
Hồng Loan đột ngột chia sẻ chuyện tang sự của gia đình
19:21:08 18/11/2024
Bức ảnh ê chề nhất cuộc đời Phạm Băng Băng
16:00:45 18/11/2024
Chuyện cô giáo ở TP.HCM trả lại phong bì 50 ngàn đồng: Muốn tỏ rõ thành ý với giáo viên, 3 câu sau còn hiệu quả hơn tặng quà
18:30:43 18/11/2024
Huỳnh Hiểu Minh gặp khủng hoảng sự nghiệp nghiêm trọng
15:57:09 18/11/2024
Bức ảnh mỹ nhân ngủ quên ở lễ trao giải hé lộ 1 điều khiến 40 triệu người thích thú
16:03:42 18/11/2024
Hoa hậu Thanh Thủy vừa đáp xuống sân bay đã dính cả rổ meme, thay đổi thái độ trong tích tắc vì 1 câu hỏi
16:18:44 18/11/2024

Tin mới nhất

Yếu tố địa chính trị tác động đến thị trường khí đốt châu Âu

20:18:15 18/11/2024
Hiện tại, Nga vẫn cung cấp một lượng lớn khí đốt cho Slovakia, Hungary và Cộng hòa Czech, dù nước này không có hợp đồng trực tiếp. Một lượng dầu ít hơn vẫn được chuyển tới Italy và Serbia.

Nga triển khai tấn công tên lửa và UAV dữ dội nhất vào cơ sở hạ tầng Ukraine

20:10:43 18/11/2024
Theo Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế, dù các nhà máy điện hạt nhân không bị ảnh hưởng trực tiếp, nhưng nhiều trạm biến áp đã chịu thiệt hại nặng nề.

Israel đã phá hủy cơ sở nghiên cứu vũ khí hạt nhân tuyệt mật của Iran?

19:53:19 18/11/2024
Cuộc tấn công của Israel vào Iran ngày 26.10 đã phá hủy một cơ sở nghiên cứu vũ khí hạt nhân tuyệt mật đang hoạt động tại khu quân sự Parchin ở miền nam Iran, theo Axios dẫn lời giới chức Mỹ và Israel.

Nhóm bà Harris lên tiếng về thông tin nợ nần tranh cử

19:29:39 18/11/2024
Con số trên do chiến dịch tranh cử của bà Harris và Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ (DNC) đưa ra, theo Bloomberg hôm nay 16.11.

Ông trùm dầu mỏ Singapore bị kết án gần 18 năm tù vì gian lận

18:13:29 18/11/2024
Tuy nhiên, công ty đã sụp đổ vào năm 2020 khi đại dịch COVID-19 làm thị trường dầu mỏ rơi vào khủng hoảng chưa từng có, phơi bày những khó khăn tài chính của Hin Leong. Ông Lim sau đó đã xin tòa án bảo hộ khỏi các chủ nợ.

Chi phí sinh hoạt tăng khiến nhiều người đơn thân ở Hàn Quốc phải làm thêm

17:46:28 18/11/2024
Cuộc khảo sát này, được thực hiện trực tuyến đối với 2.000 hộ gia đình đơn thân, trong độ tuổi từ 25 đến 59, cư trú tại thủ đô và vùng thủ đô Seoul hoặc các thành phố lớn khác ở Hàn Quốc.

Hủy ý tưởng xây tuyến đường sắt ở núi Phú Sĩ

17:44:24 18/11/2024
Trước đó, chính quyền tỉnh Yamanashi đã xem xét khả năng xây dựng tuyến đường sắt nhẹ, phục vụ khách du lịch di chuyển đến trạm số 5 nói trên - nơi mà nhiều người lựa chọn để bắt đầu hành trình leo núi Phú Sĩ.

Kinh tế Mỹ trở nên khó đoán định sau bầu cử

17:24:39 18/11/2024
Một số nhà kinh tế hiện cho rằng kinh tế Mỹ có thể phải đối mặt với sự gia tăng của lạm phát nếu ông Trump thực hiện đầy đủ các cam kết trong chiến dịch tranh cử của mình.

Tương lai của các 'lan can bảo vệ' quan hệ Mỹ - Trung khi ông Trump nắm quyền

17:23:15 18/11/2024
Tuy nhiên, ông Donald Trump đang trở lại ghế tổng thống với một đội ngũ nhiệm kỳ thứ hai được tập hợp nhanh chóng, bao gồm nhiều nhân vật quan trọng, trung thành và có lập trường cứng rắn với Trung Quốc.

Đảng cầm quyền ở Senegal giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội

16:22:15 18/11/2024
Trong khi đó, hai nhà lãnh đạo của phe đối lập là Thị trưởng thủ đô Dakar, ông Barthelemy Dias và lãnh đạo đảng Gueum Sa Bopp Les Jambars, ông Bougane Gueye Dany đã chúc mừng chiến thắng của đảng Pastef.

Tổng thống Mỹ J.Biden có chuyến thăm lịch sử đến rừng nhiệt đới Amazon

16:20:54 18/11/2024
Ông Biden cũng nhấn mạnh cam kết đối với việc bảo tồn khu vực rừng Amazon. Tổng thống Biden cho biết Mỹ đang hướng tới chi 11 tỷ USD vào quỹ tài trợ khí hậu quốc tế trong năm nay, tăng gấp 6 lần so với khi ông bắt đầu nhiệm kỳ.

Nhật Bản, Peru nhất trí đảm bảo chuỗi cung ứng khoáng sản thiết yếu

16:19:00 18/11/2024
Peru là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về sản xuất đồng, trong khi Nhật Bản là thị trường có sức tiêu thụ lớn đối với kim loại công nghiệp quan trọng này.

Có thể bạn quan tâm

Tiền đạo Neymar quay về nguồn, thời đã điểm

Sao thể thao

20:26:39 18/11/2024
Tiền đạo Neymar sẽ tìm về cội nguồn Santos, nơi anh rời để đến Barcelona. Nhận lương khủng tại Al Hilal, nhưng tiền đạo Neymar cứ liên tục chấn thương, có thể hai bên sẽ giải phóng cho nhau.

NSƯT Đỗ Kỷ nhập viện khi đi công tác

Sao việt

20:20:03 18/11/2024
Trong lúc vào TPHCM dự Liên hoan Sân khấu, NSƯT Đỗ Kỷ bất ngờ nhập viện khiến vợ ông - NSND Lan Hương - vô cùng lo lắng.

Diddy bị tố vi phạm quy định trong trại giam, tìm cách thao túng nhân chứng

Sao âu mỹ

20:11:12 18/11/2024
Truyền thông Mỹ đưa tin, ông trùm nhạc rap Diddy vướng cáo buộc vi phạm nhiều quy định trong trại giam, lên kế hoạch tác động tâm lý các nạn nhân với mong muốn thay đổi kết quả vụ án.

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

Sức khỏe

20:01:48 18/11/2024
Đây cũng là một loại thuốc cần tránh uống rượu bởi rượu có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp nguy hiểm. Ngoài ra, còn có nguy cơ mắc các triệu chứng như huyết áp thay đổi đột ngột, nhịp tim nhanh, đau đầu và buồn nôn.

Chuyện không ai ngờ tới: Chú chó dành 2 năm chỉ để làm một việc khiến hàng triệu người xúc động

Netizen

19:44:55 18/11/2024
Mới đây, một người dùng mạng xã hội Trung Quốc, đồng thời là chủ một trung tâm cứu hộ chó hoang ở tỉnh Giang Tây, có tài khoản tên @ganpojiege đã chia sẻ một đoạn video về chú chó trung thành.

Michael Learns To Rock ôn kỷ niệm thanh xuân cùng 5.000 fan ở TPHCM

Nhạc quốc tế

19:44:41 18/11/2024
Tối 17/11, nhóm nhạc Michael Learns To Rock (MLTR) tổ chức đêm nhạc tại Nhà thi đấu Phú Thọ (quận 11, TPHCM), thu hút 5.000 người tham dự.

Lao thẳng vào xế hộp, 2 người đi xe máy tử vong ở Đắk Lắk

Pháp luật

19:43:34 18/11/2024
Đang lưu thông trên quốc lộ 27, đoạn qua huyện Lắk (Đắk Lắk), xe máy lao thẳng vào ô tô 7 chỗ lưu thông ngược chiều khiến 2 người tử vong.

Phim thất bại nhất hiện tại với rating 0%, nam chính ngốc nghếch đến mức khán giả đòi bỏ xem

Phim châu á

19:41:09 18/11/2024
Tỉ suất người xem trung bình ở tập 1 và tập 2 trên toàn quốc chỉ đạt mức 0.7% - một con số vô cùng thấp đối với một tác phẩm được chiếu vào cuối tuần.

Phú Thọ: Đi tắm sông, 5 học sinh bị mất tích

Tin nổi bật

19:39:21 18/11/2024
Lực lượng chức năng đang tập trung lực lượng tìm kiếm 5 học sinh bị mất tích nghi do đuối nước tại xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

Nữ diễn viên nổi tiếng tung tin nhắn bị "tú ông" mồi chài, ngã giá 1,6 tỷ đồng để đi khách

Sao châu á

19:18:28 18/11/2024
Ngày 18/11, tờ The Star đưa tin nữ diễn viên Mạch Thi Tình gây xôn xao dư luận khi công khai tin nhắn cô bị 1 người đàn ông tự xưng là đại diện thương hiệu mồi chài, gạ gẫm đi khách.

Thanh Lam "ke đầu" hát dân ca Nam Bộ

Tv show

19:12:37 18/11/2024
Sau những lần đu dây, khoe vũ đạo bắt mắt, diva nhạc Việt tiếp tục khiến khán giả bất ngờ với màn ke đầu và hát dân ca Nam Bộ ngọt ngào.