Úc, Nhật Bản sẽ theo sát động thái của tàu Mỹ ở Biển Đông
Úc, Nhật lên tiếng ủng hộ việc tàu chiến Mỹ áp sát đảo nhân tạo phi pháp do Trung Quốc xây ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Úc là một những nước có phản ứng sớm nhất, thể hiện sự ủng hộ đối với Mỹ khi Washington quyết định điều tàu chiến vào khu vực 12 hải lý xung quanh đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Úc Marise Payne ngày 27.10 tuyên bố tất cả các quốc gia đều có quyền hành động theo luật pháp quốc tế, trong đó có quyền thực thi tự do hàng hải và di chuyển trên không, kể cả ở Biển Đông.
“Úc ủng hộ mạnh mẽ những quyền này”, Bộ trưởng Quốc phòng Úc phát biểu trong thông cáo, theo Australian Associated Press.
Bộ trưởng Payne cũng nói rằng Úc không liên quan đến chuyến tuần tra của tàu Mỹ quanh các đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông, nhưng Canberra có mối quan tâm về việc duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế và tự do giao thương hàng hải ở Biển Đông.
“Gần 60% giá trị xuất khẩu của Úc đi qua khu vực Biển Đông. Úc sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ hơn với Mỹ và những quốc gia khác trong khu vực về trong lĩnh vực an ninh hàng hải”, bà Payne nói.
Nhật Bản sẽ theo dõi thường xuyên tàu tuần tra của Mỹ – Ảnh minh họa: Reuters
Từ Tokyo, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga không bình luận cụ thể về hành động của Mỹ; thay vào đó ông Suga cho biết 2 đồng minh này đã chia sẻ thông tin với nhau trước khi Washington quyết định triển khai tàu chiến đến vùng giới hạn 12 hải lý.
Video đang HOT
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani cho rằng việc chia sẻ giữa cộng đồng quốc tế là chìa khóa dẫn đến việc duy trì những vùng biển hòa bình và rộng mở, theo tờ The Japan Times. “Vấn đề của Biển Đông ảnh hưởng an ninh của Nhật, vì vậy chúng tôi sẽ thường xuyên theo dõi sự kiện này trước khi chúng tôi quyết định sẽ hành xử ra sao”, ông Bộ trưởng nói.
Ông Ian Storey, chuyên gia về Biển Đông ở Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, bình luận: “Bằng việc sử dụng tàu khu trục có tên lửa dẫn đường thay vì tàu nhỏ hơn, người Mỹ muốn phát đi một thông điệp mạnh mẽ”, chuyên gia này nhận định. “Họ cũng muốn nói rằng sẽ còn nhiều cuộc tuần tra như thế nữa”, ông nói tiếp.
Ngày 27.10, Mỹ đã điều tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường USS Lassen tiến hành tuần tra quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo quan chức quốc phòng Mỹ, sáng ngày 27.10, tàu khu trục USS Lassen của Hải quân Mỹ đã hoàn tất chuyến tuần tra gần sát Đá Xu Bi.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Tàu chiến Mỹ xuyên qua khu vực 12 hải lý quanh đảo Trung Quốc xây phi pháp ra sao?
Tàu khu trục hùng mạnh của Mỹ, USS Lassen, có khả năng mang theo 96 quả tên lửa hành trình Tomahawk, được chọn để tiến vào khu vực 12 hải lý xung quanh Đá Vành Khăn và Đá Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng. Tàu này sẽ vào gần nhất bao nhiêu?
Tàu khu trục USS Lassen tiến vào Biển Đông để tuần tra xuyên qua khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây phi pháp trên Biển Đông - Ảnh: Facebook tàu Lassen
Hãng tin AFP dẫn lời một quan chức giấu tên của Mỹ đã khẳng định sự lựa chọn tàu khu trục USS Lassen để thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên các đảo nhân tạo mà nước này xây phi pháp ở quần đảo Trường Sa.
USS Lassen là tàu khu trục lớp Arleigh Burke được trang bị tên lửa dẫn đường cùng các tên lửa phòng không, đánh chặn, ngư lôi. Từ sáng ngày 27.10 tàu này đang tiến gần Đá Vành Khăn và Đá Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng.
Theo tin Reuters, hộ tống cho USS Lassen từ trên cao còn có máy bay tuần biển và săn ngầm hiện đại P-8A Poseidon. Ngoài ra, một máy bay do thám khác là P-3 Orion cũng có thể tham gia chuyến hộ tống tuần tra này.
Hạm trưởng gốc Việt Lê Bá Hùng trên tàu khu trục USS Lassen trong lần tàu Lassen thăm Đà Nẵng hồi năm 2009 - Ảnh: Hải quân Mỹ
Trang tin Diplomat nhận định rằng USS Lassen sẽ xuyên qua khu vực 12 hải lý quanh Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn nhưng sẽ không áp sát đến khu vực 500 mét an toàn được áp đặt cho đảo nhân tạo theo Công ước Liên hiệp quốc về luật biển (UNCLOS).
Tàu USS Lassen đóng ở căn cứ Yokosuka (Nhật), mới hồi tuần trước đã ghé cảng Kota Kinabalu (Malaysia) thăm hữu nghị sau 4 tuần liền liên tục tuần tra trên Biển Đông. Và từ ngày 23.10 tàu Lassen rời Malaysia tiến về Biển Đông.
Cận cảnh tàu USS Lassen - Ảnh: Hải quân Mỹ
Thủy thủ đoàn của tàu USS Lassen đã có nhiều kinh nghiệm "tương tác" với tàu quân sự Trung Quốc. Theo một thông cáo từ Hải quân Mỹ, trong nửa chặng tuần tra đầu trong tháng 10 qua, USS Lassen đã có "hàng loạt tương tác trên biển với các tàu nước ngoài, bao gồm các tàu khu trục nhỏ lớp Jiangkai của Hải quân Trung Quốc...". Diplomat đưa tin đó là tàu Yueyang và Yantai. Ngoài ra, USS Lassen còn "gặp mặt" thêm một tàu khu trục lớp Jianghu của Trung Quốc.
Trong các lần này, USS Lassen đều sử dụng bộ quy tắc ứng xử trên biển đã được 2 nước đồng ý cho các trường hợp chạm trán bất ngờ (CUES) "để đảm bảo sự di chuyển an toàn và chuyên nghiệp", theo thông cáo trên.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Tàu chiến Mỹ đã xuyên qua khu vực 12 hải lý quanh Đá Xu Bi Sáng 27.10, tàu khu trục USS Lassen của Mỹ đã vào trong khu vực 12 hải lý xung quanh Đá Xu Bi mà không gặp bất kỳ sự ngăn cản nào. Tàu khu trục USS Lassen đã vượt qua khu vực 12 hải lý để tiến đến gần Đá Xu Bi - Ảnh: Reuters Đài ABC đưa tin tàu USS Lassen bắt đầu...