Úc: MH370 có thể đã rơi xuống biển sớm hơn
MH370 có thể đã bay nhanh hơn ước tính và đã sớm cạn nhiên liệu trên biển.
Ngày 28/3, sau một ngày tạm ngừng vì thời tiết xấu, các loại máy bay và tàu thuyền cứu hộ lại tiếp tục cuộc săn tìm MH370 và bắt đầu một cuộc “rượt đuổi” mới sau khi vệ tinh thu được những hình ảnh mới nhất về các vật thể nghi là của MH370.
Hôm thứ Năm, các phi đội máy bay của Úc, Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ đã buộc phải quay về căn cứ không quân Perth vì mưa bão và gió mạnh quét qua vùng biển nam Ấn Độ Dương.
Cuộc tìm kiếm này được tiếp tục sau khi Thái Lan cung cấp hình ảnh vệ tinh cho thấy khoảng 300 vật thể trôi nổi trên biển. Nhật Bản cũng thông báo họ phát hiện 10 vật thể hình vuông tại khu vực này, có những vật thể dài tới 8 mét.
Hình ảnh nhiều mảnh vỡ do vệ tinh Thái Lan chụp được
Việc vệ tinh các nước liên tiếp phát hiện nhiều vật thể trôi nổi trên biển chứng tỏ nhiều khả năng “núi mảnh vỡ” của chiếc Boeing 777 đang ở trong khu vực tìm kiếm.
Video đang HOT
Khu vực tìm kiếm lần này cũng đã có sự thay đổi rất lớn sau khi lực lượng cứu hộ tập trung vào một khu vực cách địa điểm tìm kiếm cũ khoảng 1.100 km về phía đông bắc sau khi xuất hiện “manh mối đáng tin cậy nhất”.
Khu vực tìm kiếm được Cục An toàn Giao thông Úc (ATSB) điều chỉnh sau khi những phân tích dữ liệu radar cho thấy MH370 đã bay nhanh hơn so với tính toán ban đầu, đồng nghĩa với việc nó đã đốt nhiên liệu nhanh hơn và đâm xuống biển sớm hơn.
Dựa vào kết quả phân tích này, ATSB cho rằng MH370 nhiều khả năng đã không bay quá xa xuống vùng biển nam Đại Tây Dương như họ nghĩ trước đây. ATSB cũng coi đây là manh mối đáng tin cậy nhất để có thể tìm được mảnh vỡ của MH370.
Máy bay P3-Orion của Úc cất cánh tìm kiếm MH370
Cơ quan An toàn Hàng hải Úc (AMSA) cho biết thông tin mới này được dựa trên những phân tích liên tục về dữ liệu do radar quân sự của Malaysia ghi nhận được trong giai đoạn máy bay chuyển hướng từ Biển Đông tới eo biển Malacca trước khi mất liên lạc hoàn toàn.
Theo AMSA, khu vực tìm kiếm mới rộng khoảng 319.000 km vuông và nằm cách Perth khoảng 1850 km về phía tây. Hiện nhiều vệ tinh cũng đã được huy động để tập trung quét và chụp ảnh tại khu vực tìm kiếm mới này.
Theo Khampha
Vụ máy bay Malaysia mất tích: Cái giá của sự minh bạch
Suốt những ngày qua, tin sốt trong tất cả các báo là vụ tìm kiếm máy bay B777-200 mang ký hiệu MH370 của Malaysia mất tích. Quân đội và các tổ chức cứu nạn cứu hộ của 10 nước đã tham gia với hàng chục máy bay và tàu. Đến nay, sau gần 20 ngày tìm kiếm vẫn chưa thấy tung tích của chiếc máy bay và số phận của gần ba trăm hành khách.
Dòng sự kiện Việt Nam ttham gia tìm kiếm, cứu hộ máy bay MaLaysia mất tích
Riêng ngày 11.3.2012 Việt Nam đã huy động 9 máy bay (trong tổng số 23 trong đó Trung Quốc 4, Malaysia 4 và Singapore 2) và 9 tàu (trong tổng số 31 tàu trong đó Malaysia 9, Trung Quốc 6, Mỹ 3, Singapore 3, và Thái Lan 1).
Có thể nói chi phí tìm kiếm cứu nạn cứu hộ không nhỏ, song không thể tính bằng cuộc sống của hơn 200 con người và hãng hàng không Malaysia đã phải trả giá rất đắt với vụ này, nhất là uy tín và có thể đo được bằng giá cổ phiếu rớt mất 18%. Nhưng còn nhiều tổn thất khác chưa được tính đến. Đấy một phần là cái giá của sự thiếu minh bạch.
Trong thế giới này khó có thể giấu được bất cứ điều gì và sự thiếu minh bạch có thể phải trả một cái giá hết sức đắt. Thông tin trái ngược nhau là chuyện bình thường và việc xác minh, xác nhận hay bác bỏ kịp thời một cách có trách nhiệm là hết sức cần thiết. Đáng tiếc trong vụ này sự việc đã không được như mong muốn.
Thông tin về tín hiệu từ máy bay mà hãng nói đã không nhận được gì từ hệ thống báo cáo tự động của máy bay trong khi hãng sản xuất động cơ máy bay thì nói đã nhận được hai báo cáo tự động về động cơ và điều đó chứng tỏ hệ thống ấy hoạt động chứ không phải bị tê liệt và người ta nghi ngờ sự minh bạch của hãng máy bay.
Tương tự về ý kiến được cho là của radar quân đội về việc máy bay quay trở lại phía tây Malaysia gần 1 giờ sau khi được cho là mất tích ở phía đông, ảnh hưởng nhiều đến công việc tìm kiếm. Rồi đến chuyện vài năm trước viên lái phụ đã tiếp hai cô gái xinh đẹp người Úc trong buồng lái.
Báo chí cho biết, cơ quan chức năng của Việt Nam chỉ nhận được thông tin trao đổi từ một Ủy viên quân sự của Malaysia nhưng ông này chủ yếu đề nghị phía Việt Nam cung cấp thông tin về việc triển khai tìm kiếm, chứ cũng không cung cấp cho phía Việt Nam thông tin nào khác về dấu hiệu máy bay hay quá trình tìm kiếm của cơ quan chức năng Malaysia. Minh bạch thông tin là có vấn đề.
Không chỉ chuyện này mà chuyện hàng loạt cầu ở Việt Nam gặp sự cố cũng liên quan đến minh bạch thông tin. Chuyện cầu Chu Va 6 với thiệt hại nhiều sinh mạng; cầu Vĩnh Tuy với trụ H22 có một vết nứt chính dài khoảng 10m, xung quanh còn những vết nứt khác cùng các trụ H23, H24 cũng xuất hiện một số vết nứt tương tự nhưng ngắn hơn; chuyện cầu Rồng, cầu Thuận Phước ở Đà Nẵng; rồi chuyện cầu Đà Rằng ở Tuy Hòa,...Sự thiếu minh bạch về hồ sơ đấu thầu, về các nhà xây dựng, về sự giám sát có thể đã dẫn đến những hậu quả là sinh mạng con người và không biết bao nhiêu tiền của.
Trong thế giới kết nối này, nếu không bị bưng bít một cách có chủ ý, thì sự minh bạch thông tin không phải là việc khó. Rồi mọi sự cũng bị lộ ra hết. Minh bạch ngay từ đầu có thể giảm thiểu những thiệt hại, cái giá phải trả và có thể góp phần đắc lực vào sự phát triển nói chung. Cái giá của sự thiếu minh bạch là hết sức cao, xin đừng đùa với nó.
Vietbao.vn (Theo Kiến thức)
Vệ tinh Thái phát hiện 300 vật nghi là mảnh vỡ máy bay MH370 ở Ấn Độ Dương Trong quá trình tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích, vệ tinh Thái Lan đã phát hiện 300 vật thể, tình nghi là mảnh vỡ của chiếc MH370, trôi nổi trên vùng biển phía nam Ấn Độ Dương, cơ quan không gian Thái Lan thông báo ngày 27.3. Một lính không quân Úc đang rà soát mặt biển Ấn Độ Dương để tìm...