Úc: Hãi hùng cảnh thiếu niên cực đoan 15 tuổi đấu súng với cảnh sát
Sau khi nổ súng sát hại một nhân viên kế toán tại trụ sở cảnh sát Sydney hôm 2/10, Farhad Khalil Mohammad Jabar không bỏ trốn mà tiếp tục ở lại hiện trường đấu súng với cảnh sát. Tên này hô khẩu hiệu Hồi giáo trước khi bị tiêu diệt.
Đoạn clip vừa được kênh truyền hình 7News của Úc đăng tải. Trong trang phục toàn đồ đen từ đầu đến chân, Farhad Khalil Mohammad Jabar, 15 tuổi, đi lại phía ngoài trụ sở cảnh sát trong khi giơ súng cao lên đầu.
“Cậu ta giữ khẩu súng, nổ súng hai lần và sau đó dường như nhún nhảy…Tôi rất sốc khi thấy những gì cậu ta làm”, nhân chứng Roopal thuật lại với 7News.
Theo 3 cảnh sát đặc nhiệm đấu súng với Jabar, nghi phạm đã hô khẩu hiệu được tin là mang màu sắc tôn giáo.
Trước khi xảy ra vụ xả súng nêu trên, cảnh sát địa phương đã không hề đưa thiếu niên này vào tầm ngắm. Jabar là một người Kurd gốc Iraq sinh ra tại Iran, trước khi cùng gia đình tới sống tại khu vực ngoại ô North Parramatta, cách Sydney chừng hơn 20km.
Farhad được tin là đã mang theo một “khẩu súng ngắn cưa nòng kiểu cũ”, nhưng cảnh sát hiện vẫn chưa thể xác định bằng cách nào nghi phạm có được vũ khí này.
Andrew Scipione, lãnh đạo cảnh sát bang New South Wales cho biết cảnh sát vẫn “còn một chặng đường dài để dựng lên bức tranh toàn cảnh về cậu bé”.
Trước đó, Farhad đã nổ súng sát hại ông Curtis Cheng, 58 tuổi, từ phía sau ở cự ly gần, bên ngoài trụ sở cảnh sát tại Parramatta, lúc 16 giờ 30 ngày thứ Sáu. Ông Cheng là nhân viên kế toán của cảnh sát bang New South Wales.
Sau đó, cậu bé bị cực đoan hóa này còn tiếp tục nổ súng bên ngoài tòa nhà cảnh sát cho cho tới khi bị tiêu diệt trong cuộc đấu súng với cảnh sát.
Scipione tin rằng Farhad hành động một mình, nhưng trước đó cảnh sát không hề có thông tin “về loại hình đe dọa này”. “Chúng tôi vẫn đang tìm hiểu mọi khía cạnh để lý giải vì sao và bằng cách nào cậu ta làm vậy”, Scipione nói.
Trước khi tiến hành vụ tấn công, thiếu niên này đã tới thăm một đền thờ Hồi giáo địa phương, và thay sang trang phục màu đen.
“Cậu ta rõ ràng đã tới trụ sở cảnh sát và muốn bị giết do đó cậu ta rất có thể đã bỏ lại mọi thứ trước đó”, một nguồn tin cảnh sát cho biết. “Không thể có chuyện cậu ta mong muốn sống sót”.
Video đang HOT
Thanh Tùng
Theo SMH, 7News
Mỹ thất bại trên "sân khấu" Syria, Nga sẽ tỏa sáng?
Tại phiên họp thượng đỉnh Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm nay (28/9), mọi ánh mắt sẽ đổ dồn về Tổng thống Nga Vladimir Putin, sau quyết định đầy bất ngờ gia tăng hiện diện quân sự tại Syria, giữa lúc Mỹ liên tiếp nhận thất bại và chỉ trích tại đây.
Mỹ thất thế
Theo tờ Financial Times, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ lần đầu tiên có bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong một thập niên qua. Sự gia tăng hiện diện quân sự nhanh chóng của Nga tại Syria những tuần qua khiến ông chủ điện Kremlin trở thành tâm điểm chú ý tại New York, giữa lúc các đối thủ lẫn đồng minh đều đang đồn đoán xem liệu ông Putin đang có ý định gì.
Tổng thống Obama dự kiến sẽ có cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Putin về Syria (Ảnh: Getty)
Và càng đáng chú ý hơn khi chủ nhà Mỹ đang bị đẩy vào thế bị động trước những quyết định của Mátxcơva. Sau một năm cố gắng quay lưng với ông Putin, Tổng thống Mỹ Barack Obama không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải gặp nhà lãnh đạo Nga để thảo luận về tình hình Syria.
Sự xuất hiện của lực lượng Nga tại Syria - nhằm hậu thuẫn chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad như khẳng định của ông Putin trong cuộc phỏng vấn với đài CBS, Mỹ - diễn ra đúng thời điểm chiến lược của Washington để giải quyết cuộc khủng hoảng tại đây đang liên tục chịu chỉ trích.
Số lượng chiến binh đối lập tại Syria được Mỹ huấn luyện mới đạt vài chục người, thay vì con số vài nghìn dự kiến. Trong khi các cuộc không kích của Mỹ và liên quân chỉ có hiệu quả hạn chế đối với các chiến dịch của IS tại Syria.
Ông Obama, sau thời gian dài cố gắng đứng ngoài cuộc xung đột tại Syria, giờ phải đối mặt với 2 lựa chọn không dễ dàng: phải bắt tay với nhà lãnh đạo Nga để tìm giải pháp chính trị tại Syria, hoặc tăng cường sự can thiệp quân sự của Mỹ.
"Ý nghĩa về mặt quân sự từ sự hiện diện gia tăng của các lực lượng Nga có lẽ vẫn chưa rõ ràng, nhưng ý nghĩa về mặt chính trị là rất lớn", James Jeffrey , cựu phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, kiêm đại sứ Mỹ tại Iraq nhận định. "Mọi người đều đang đợi xem liệu Mỹ có thể làm gì".
Nga "ra đòn"
Tại New York, ông Putin sẽ chứng tỏ với cộng đồng quốc tế các giải pháp của Nga để chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 4 năm tại Syria, vốn khiến hơn 400.000 người thiệt mạng và hơn 11 triệu người phải rời bỏ nhà cửa.
Ông Putin được nhận định sẽ tranh luận rằng cuộc chiến này là hậu quả của một thập niên những chính sách thiếu trách nhiệm của Mỹ trong khu vực. Nhiều chính trị gia tại châu Âu, vốn choáng váng trước làn sóng người tị nạn từ Syria, có lẽ sẽ vui mừng trước quyết định can thiệp của Mátxcơva.
"Cách tiếp cận của phương Tây sẽ thay đổi tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, bởi Nga đang cung cấp thêm vũ khí cho chính quyền Syria, bởi làn sóng người tị nạn, và bởi thất bại của Mỹ trong khu vực này", Veniamin Popov, cựu đại sứ Nga và chuyên gia về Trung Đông tại trường đại học MGIMO, trực thuộc Bộ ngoại giao Nga nhận định.
"Đây mới chỉ là sự khởi đầu. Châu Âu đang nói với người Mỹ rằng: chúng ta không thể làm việc này mà không có người Nga. Chúng ta không thể đánh bại con quái vật kinh khủng (IS) mà không có họ", chuyên gia này cho biết thêm.
Chỉ trong một thời gian ngắn, Nga đã hầu như "thay máu" cho lực lượng không quân của chính quyền Tổng thống Assad, vốn đã cạn kiệt nguồn lực. Giới chức tình báo phương Tây ước tính có ít nhất 28 chiến đấu cơ Sukhoi của Nga đang hiện diện tại Syria, bao gồm cả chiến đấu cơ với trang bị không đối không và không đối đất, cùng hơn 20 trực thăng tấn công.
Lực lượng Nga được tin là đang hiện diện đông đảo tại Syria (Ảnh: FT)
Chính phủ Mỹ thì khẳng định các thiết bị của Nga bao gồm cả tên lửa đất đối không, mà phía Nga tuyên bố được triển khai nhằm bảo vệ các căn cứ tiền phương của mình, không nhằm tham chiến.
Phát biểu hôm 22/9, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tin rằng việc Nga tăng cường lực lượng "về cơ bản chỉ nhằm mục đích bảo vệ".
Dựa trên ảnh vệ tinh, các nhà phân tích tin rằng Nga còn đang xây dựng thêm hai cơ sở quân sự nữa tại các khu vực Istamo và al-Sanobar, gần thành phố Latakia. Ngoài ra Nga cũng đang cải tạo và củng bố căn cứ quân sự tại thành phố Tartus.
Mặc dù các lực lượng Nga vừa được triển khai chưa có dấu hiệu thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu, các nhà phân tích tin rằng lực lượng này có đủ khả năng thực hiện các vụ tấn công nhằm vào IS cũng như các nhóm Hồi giáo cực đoan khác tại Syria.
Hai nguồn tin từ Nga hồi tuần trước khẳng định với tờ Financial Timesrằng, Mátxcơva có kế hoạch điều 2000 binh sỹ tới Syria trong giai đoạn một, nhằm trang bị, vận hành và đảm bảo an toàn cho căn cứ không quân đang được xây dựng gần thành phố cảng Latakia.
"Rõ ràng các lực lượng này hầu hết đã có mặt tại Syria", Mikhail Barabanov, tổng biên tập tạp chí Moscow Defense Brief, chuyên về quân đội Nga, cho biết. "Con số này chưa bao gồm việc triển khai bất kỳ lực lượng bộ binh lớn nào".
Giới chức Mỹ tin rằng, ít khả năng binh sỹ Nga sẽ tham gia vào các chiến dịch trên bộ, một phần do nguy cơ vấp phải phản ứng từ trong nước một khi thương vong xảy ra.
Tính toán của Mátxcơva
Vì sao sau thời gian dài phản đối phương Tây can dự quân sự vào Syria, Mátxcơva nay lại điều động binh sỹ và khí tài? Phải chăng Nga đã thấy trước sự sụp đổ của chính quyền Assad và đang củng cố vị thế trước thềm một cuộc chuyển giao quyền lực? Lực lượng Nga sẽ chỉ tấn công IS hay cả các tay súng đối lập chống lại chính quyền Tổng thống Assad? Đây là những câu hỏi giới phân tích đang mong đợi được Tổng thống Putin làm rõ trong chuyến công du tới Liên Hợp Quốc.
Trả lời phỏng vấn đài phát thanh Voice of America, các nhà phân tích cho rằng vị trí địa chiến lược của Syria tại Trung Đông khiến Mátxcơva không thể ngó lơ.
Theo ông Christopher Harmer, nhà phân tích hải quân cấp cao tại Dự án an ninh Trung Đông, thuộc Học viện chiến tranh, Mỹ thì Nga cần Syria để tái lập vị thế siêu cường thứ hai của thế giới.
"Putin muốn tái lập vị thế của Nga là siêu cường thứ hai của thế giới, sau Mỹ. Nhưng để làm việc đó, cần có một lực lượng hải quân có thể triển khai khắp thế giới, có nghĩa là cần các căn cứ ở nước ngoài".
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga mất toàn bộ các căn cứ quân sự cũ ở nước ngoài, ngoại trừ Tartus, một căn cứ nhỏ bên bờ Địa Trung Hải ở Syria. Tartus cho phép hải quân Nga duy trì hiện diện tại Địa Trung Hải, từ đó tiếp cận với đồng minh duy nhất còn lại ở Trung Đông là Syria, cũng như khả năng tìm kiếm những đồng minh mới.
"Nga muốn duy trì vị thế trong tiến trình hòa bình Israel - Palestine, do vậy việc có ảnh hưởng trong khu vực này sẽ có vai trò quan trọng cho việc đó", Dmitry Gorenburg, chuyên gia về quân sự Nga tại đại học Harvard nhận định. "Ngoài ra, sau sự trở lại của chính quyền quân sự tại Ai Cập, họ đang cố gắng phát triển quan hệ cả về mặt buôn bán vũ khí lẫn ảnh hưởng chính trị".
Địa Trung Hải cũng giúp Nga có thể tiếp cận Biển Đỏ thông qua Kênh đào Suez, và Đại Tây Dương, thông qua eo Gibraltar. Nó sẽ giúp Nga bảo vệ các tuyến hàng hải huyết mạch từ Biển Đen.
Bên cạnh lợi ích địa chính trị, Syria còn là nơi Nga có những khoản đầu tư lớn. Mátxcơva và Damascus thiết lập quan hệ kinh tế những năm 1950. Khi Liên Xô cũ sụp đổ năm 1991, Syria vẫn còn nợ khoảng 12 tỷ USD và không thể hoàn trả. Nga sau đó đã xóa khoảng 3/4 số nợ để đổi lại việc Syria chấp thuận trả nợ số còn lại bằng tiền mặt trong 10 năm, mua vũ khí Nga và hỗ trợ các công ty Nga khai thác dầu mỏ tại Syria.
Tờ Moscow Times ước tính kim ngạch xuất khẩu của Nga sang Syria năm 2010 vào khoảng 1 tỷ USD, và đầu tư của khối tư nhân Nga vào cơ sở hạ tầng, năng lượng và các ngành khác ở Syria lên tới 20 tỷ USD.
"Do vậy, nếu ông Assad rời bỏ quyền lực, các hợp đồng đó sẽ đổ bể", Anna Borshchevskaya, nhà nghiên cứu tại Viện Washington phân tích.
Ngoài ra, theo ông Chris Harmer, Nga sẽ được hưởng lợi từ cuộc chiến chống IS tại Syria và Iraq. Bởi "Syria là "hũ mật", thu hút những kẻ ly khai. Trong số này có rất nhiều người Chechen, Ingushetia, Dagostan và thậm chí cả Gruzia đang đổ từ biên giới với Nga về đầu quân cho IS tại Syria. Việc này khiến Nga dễ thở hơn".
Thanh Tùng
Theo Dantri/FT, VOA
Cuộc chiến khốc liệt tranh giành ảnh hưởng Ngay trong dịp nước Mỹ tổ chức tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố xảy ra ngày 11-9-2001, thủ lĩnh Al-Qaeda, Ayman al-Zawahiri, bất ngờ gửi lời tuyên chiến đến thủ lĩnh Abu Bakr al-Baghdadi của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Điều này cho thấy cuộc đấu đá giữa hai nhóm khủng bố tàn...