Úc gợi ý dùng luật ở biển Đông, Trung Quốc phản bác
Úc đã góp ý vào cuộc đối đầu giữa Philippines và Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough nói các quốc gia tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông phải dùng các công ước và luật quốc tế làm cơ sở giải quyết tranh chấp nhưng Trung Quốc không đồng tình.
Autralia kêu gọi giải quyết tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông dựa theo công ước và luật quốc tế.
“Chúng tôi không đứng về phía bên nào trong số các bên tuyên bố chủ quyền tại biển Đông. Nhưng với lợi ích của mình tại Biển Đông và phần lớn các hoạt động giao thương của chúng tôi đi qua vùng biển này, chúng tôi thực sự kêu gọi các chính phủ phải làm rõ và theo đuổi những tuyên bố chủ quyền của mình dựa theo luật hàng hải phù hợp với luật quốc tế trong đó có Công ước về luật biển của Liên Hợp Quốc”, Ngoại trưởng Australia Bob Carr phát biểu hôm thứ Bảy tuần trước (12/5) khi ông đến Trung Quốc gặp gỡ các quan chức nước này.
Sáng hôm qua, chính phủ Philippines cũng tái khẳng định cam kết sử dụng giải pháp ngoại giao cho tranh chấp trên Biển Đông.
“Chúng tôi vẫn luôn tuân thủ cam kết với những người bạn Trung Quốc của chúng tôi để hai bên có thể hướng đến giải pháp ngoại giao cho vấn đề này”, phát ngôn viên của phó Tổng thống Philippines, Abigail Valte tuyên bố trên đài phát thanh.
Bà Valte cũng cho biết thêm rằng Philippines sẽ tiếp tục các nỗ lực hòa bình với Trung Quốc khi hai bên đã khởi động lại các cuộc đàm phán.
Video đang HOT
Trong khi Úc yêu cầu các quốc gia dùng công ước và luật quốc tế để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông và Philippines cũng đã mời Trung Quốc giải quyết tranh chấp tại tòa án quốc tế, tờ Tân Hoa Xã của Trung Quốc đã có bài phân tích, phủ nhận vai trò của Tòa án quốc tế đối với tranh chấp này.
Tân Hoa Xã dẫn lời cựu đại sứ Philippines ở Athens, Hy Lạp, Rigoberto Tiglao, rằng: “Tổng thống Benigno Aquino và các quan chức của mình vẫn luôn than vãn với thế giới rằng Trung Quốc từ chối giải quyết tranh chấp tại Tòa án quốc tế theo Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển (UNCLOS). Nhưng điều đáng ngạc nhiên là khi tham gia vào các cuộc tranh chấp về chủ quyền như bãi cại Scarborough, Philippines lại chưa công nhận UNCLOS”.
Ông cũng chỉ ra rằng hồi năm 1984 khi phê chuẩn hiệp ước này, Manila đã tuyên bố rõ rằng hiệp ước không thể áp dụng cho các tranh chấp chủ quyền của Philippines.
Philippines cũng thuyết phục đồng minh Hoa Kỳ ủng hộ mình về tuyên bố chủ quyền dựa theo UNCLOS. Nhưng theo ông Tiglao, điều này cũng hơi kì quặc vì bản thân Hoa Kỳ cũng chưa phê chuẩn hiệp ước này.
Hoa Kỳ là một trong 34 quốc gia không công nhận Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển.
Truyền thông vẫn đưa tin rằng Trung Quốc đã từ chối lời mời của Philippines giải quyết tranh chấp tại Tòa án quốc tế, nhưng Yi Ping, một giảng viên của Trường Luật thuộc Đại học Bắc Kinh cho rằng Bắc Kinh không có nghĩa vụ phải chấp nhận lời mời đó.
Hồi năm 2006, chính quyền Trung Quốc đã gửi một tuyên bố đến Liên Hợp Quốc, nói rõ rằng Trung Quốc không chấp nhận phân xử quốc tế “như giải thích trong mục 2, phần 15 của UNCLOS về tranh chấp xét về các hoạt động phân định lãnh hải, chủ quyền và quân sự”, ông Yi Ping nói trong một bài báo trên Tân Hoa Xã.
Mục 2, phần 15 của UNCLOS tuyên bố rằng nếu tranh chấp không thể giải quyết bằng biện pháp hòa bình như hòa giải, bất kỳ bên nào tham gia tranh chấp có thể đưa tranh chấp ra thể chế phân xử quốc tế.
Ông Yi Ping lập luận rằng đến thời điểm đó (năm 2006), Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền của mình với đảo Hoàng Nham (bãi cạn Scarborough) ở Biển Đông vì thế dù cho Philppines có đưa vấn đề này ra Tòa án quốc tế về luật biển thì Trung Quốc không có nghĩa vụ phải có mặt tại tòa.
Ông Tiglao cũng đề cập đến tuyên bố của Trung Quốc sau khi phê chuẩn hiệp ước.
“Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa tái khẳng định chủ quyền của mình trên toàn bộ các quần đảo và đảo có trong danh sách điều 2 của Luật của Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa về lãnh hải và vùng tiếp giáp được công bố ngày 25/2/1992″, theo tuyên bố này của Trung Quốc.
Ông Tiglao cho biết thêm rằng kể từ năm 1997, 19 vụ tranh chấp được giải quyết tại Tòa án quốc tế đều là các vụ về tranh chấp hàng hải, chứ không phải tranh chấp về chủ quyền vì tổ chức này chỉ có quyền hạn giải quyết tranh chấp về hàng hải.
Philippines tuyên bố sẽ tiếp tục đơn phương đưa tranh chấp ra tòa án quốc tế bất chấp việc Bắc Kinh khăng khăng từ chối.
Ông Yi Ping cho rằng Philippines dùng chiến thuật này nhằm làm tình hình phức tạp hơn chứ không phải nhằm giảm căng thẳng.
“Chính quyền Philippines nhận thức rất rõ vị thế của chính quyền Trung Quốc nhưng vẫn khăng khăng gửi giấy mời (đến tòa án). Mục đích của hành động này không gì khác ngoài nhằm hạ uy tín của chính phủ Trung Quốc, khiến dư luận cho rằng chính phủ Trung Quốc phớt lờ hệ thống luật pháp quốc tế và từ chối giải quyết tranh chấp bằng luật pháp”, ông Yi Ping nói.
Hôm thứ Sáu, Trung Quốc đã buộc tội Philippines gây leo thang căng thẳng giữa hai nước tại khu vực bãi cạn Scarborough sau khi một cuộc biểu tình chống Bắc Kinh diễn ra tại Manila.
Theo Infonet
Tuyển sinh ĐH - CĐ 2011: "Sốt vó" vì đổi tên ngành
Gần một tuần nữa, các sĩ tử đến hạn đặt bút chọn ngành thích hợp cho kỳ tuyển sinh ĐH- CĐ năm nay.
Thế nhưng trước đó, nhiều ngành truyền thống bỗng dưng đổi tên ngành học theo danh mục ngành nghề đã ban hành, khiến nhiều thí sinh (TS) và cả nhà trường lo lắng.
Nhiều ngành... "biến mất"
Bạn Thanh Hiền (email: hienqb@...) cho biết, em muốn thi vào ĐH Giao thông vận tải TPHCM. Tuy nhiên, theo thông tin trên một số trang điện tử, ngành Điều khiển tàu biển mà em muốn thi vào, nay chỉ còn là một chuyên ngành của ngành Khoa học hàng hải. Vậy nếu thi vào ngành này, em phải đăng kí với mã ngành nào? Khi tốt nghiệp, văn bằng sẽ được ghi ra sao?
Theo thông tin từ ông Nguyễn Văn Thư, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM, không chỉ ngành Điều khiển tàu biển mà nhiều ngành học có truyền thống từ 30 năm nay của trường nhưng do không có trong danh mục mã ngành mới ban hành nên phải đổi tên. Chẳng hạn, ngành Khai thác máy tàu thủy, cũng phải chuyển đổi thành các chuyên ngành thuộc ngành Khoa học hàng hải. Ngành đóng tàu và công trình nổi (thiết kế thân tàu thủy) cũng trở thành chuyên ngành trong ngành Kỹ thuật tàu thủy.
Mùa tuyển sinh năm nay, các ngành đào tạo của Trường ĐH Luật TP HCM trước đây gồm Luật Thương mại, Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Hành chính, Luật Quốc tế, nay trở thành chuyên ngành của ngành Luật. Riêng ngành Quản trị luật, trước đây đã được Bộ GD&ĐT, Bộ Tư pháp cho phép đào tạo với thời gian 5 năm. Nhưng năm nay, do không có trong danh mục nên phải đổi thành Quản trị kinh doanh với khung đào tạo 4 năm. Lãnh đạo nhà trường cho biết, việc đổi tên thì phải thiết kế lại chương trình. Riêng ngành Quản trị kinh doanh phải điều chỉnh dung lượng các môn về luật còn 18 tín chỉ.
Đặc biệt, một số ngành của ĐH Sài Gòn còn bị "xóa sổ" do không có trong danh mục tên ngành được công bố. Ông Mỵ Giang Sơn, Trưởng phòng Đào tạo (ĐH Sài Gòn) cho biết, tên ngành Thông tin - Thư viện trước đây đã được điều chỉnh thành ngành Khoa học thư viện; Ngành Âm nhạc nay chuyển sang ngành Thanh nhạc và dừng đào tạo các chuyên ngành Lý luận âm nhạc, Chỉ huy hợp xướng.
Nhà trường và thí sinh đều lo
Việc đổi tên ngành có khi dễ gọi và ngành "xấu" trở nên... đẹp hơn. Thế nhưng về cơ bản, ở nhiều trường, đổi tên ngành sẽ khó khăn cho cả TS và nhà trường. Trở lại bức thư của bạn đọc Thanh Hiền trên đây, nỗi lo lắng không biết bằng tốt nghiệp sẽ ghi thế nào với các ngành mới này hoàn toàn có cơ sở.
Theo ông Nguyễn Văn Thư, khó khăn ở chỗ, những ngành truyền thống đã từng được các doanh nghiệp biết rất rõ ràng, nay đổi thành chuyên ngành khiến đơn vị tuyển dụng sẽ phải mất công tìm hiểu ngành học của TS. Bởi lẽ, nếu dựa vào tên ngành ghi trên bằng tốt nghiệp thì sẽ rất mông lung, do trong một ngành đôi khi có tới hàng chục chuyên ngành khác nhau được đào tạo. Vì vậy, có thể nhà trường sẽ ghi tên ngành mới chuyển đổi trên bằng tốt nghiệp nhưng có mở ngoặc ghi thêm chuyên ngành hẹp bên cạnh, cung cấp thêm bảng điểm ghi rõ chi tiết chuyên ngành và các môn học để các doanh nghiệp nắm rõ.
Từ ngày 14/3, các thí sinh sẽ bắt đầu đăng ký dự thi theo tuyến của Sở GD&ĐT.
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga: "Việc quản lý mã ngành hiện nay có mã ngành cấp 3, cấp 4, cấp 5. Cấp 3 là do Thủ tướng Chính phủ quy định, cấp 4 là Bộ GD&ĐT và cấp 5 là các trường triển khai ở phạm vi trường mình. Như vậy về mặt quản lý nhà nước, Bộ GD&ĐT chỉ quản lý những ngành hết sức tổng quát. Ví dụ như Xây dựng, sau đó các trường triển khai cụ thể ra thêm thành Xây dựng dân dụng, Xây dựng cầu đường... Ở các nước khác cũng vậy thôi, người ta quản lý ngành rất rộng để sinh viên sau khi học xong có nhiều cơ hội chuyển đổi ngành nghề cũng như kiếm việc trong cuộc đời. Tuy nhiên, cũng phải nói thêm là Việt Nam có truyền thống quản lý quá sâu vào từng chuyên ngành theo kinh nghiệm của các nước Nga, Pháp trước đây".
Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định, tất nhiên khi chuyển đổi, sẽ có những ngành truyền thống không biết ghép vào đâu. Vì vậy, đối với những trường khó khăn trong việc đổi tên ngành, chủ trương của Bộ GD&ĐT là tiếp tục cho đào tạo mã ngành cũ của họ cho đến khi nào xã hội quen ngành đấy và có thể ghép vào những ngành chung. Lúc đó Bộ sẽ quyết định mã ngành chung.
Đối với nhiều ngành học bị đổi thành chuyên ngành, gây khó khăn cho trường cũng như TS, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết: "Khi xây dựng mã ngành rộng thế này, Bộ GD&ĐT đã hỏi ý kiến các trường. Thế nhưng dường như các trường khi đó chưa quan tâm. Đến khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành, bắt đầu triển khai, các trường mới thấy ảnh hưởng đến mình. Để khắc phục khó khăn, đối với những ngành chuyên sâu, chúng tôi đã thống nhất, với những ngành đặc thù, Bộ sẽ cho trường thí điểm đào tạo theo yêu cầu của mình.
Vừa rồi, chúng tôi đã đồng ý cho ĐH Luật Hà Nội được đào tạo ngành Luật thương mại quốc tế. Có nhiều ngành, nếu chiếu theo mã ngành cấp 3, cấp 4 thì chưa có, nhưng chúng tôi vẫn đồng ý cho trường đào tạo... Nói vậy để thấy, đối với những trường còn khó khăn trong việc áp dụng mã ngành theo quy định mới thì có thể tiếp tục đào tạo những ngành cũ hoặc thí điểm ngành mới, đến khi nào ổn định thì bổ sung vào hệ thống mã ngành của hệ thống giáo dục quốc dân".
Theo Kênh14
Học và làm gì ở nhóm ngành Luật? Học Luật ra trường không phải chỉ làm việc trong các cơ quan nhà nước mà có thể làm việc ở rất nhiều ngành nghề và đơn vị khác nhau. Nhiều bạn nghĩ học Luật chỉ ra làm luật sư là không đúng. Không phải học Luật ra là làm tòa án, viện kiểm sát mà chúng ta có thể công tác trong...