Úc gỡ bỏ camera giám sát do Trung Quốc sản xuất tại các tòa nhà chính phủ
Bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles ngày 9.2 thông báo nước này sẽ gỡ các camera an ninh do Trung Quốc sản xuất đang đặt tại một số tòa nhà chính phủ.
Gian hàng của HIKVision tại triển lãm an ninh ở Thượng Hải, Trung Quốc ngày 24.5.2019. . REUTERS
Theo AFP, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles ngày 9.2 cho biết nước này sẽ gỡ bỏ các camera an ninh do Trung Quốc sản xuất đang đặt tại một số tòa nhà chính phủ để đảm bảo những nơi này “hoàn toàn an toàn”.
Số liệu chính thức do một chính trị gia đối lập tổng hợp cho thấy các camera an ninh đã được lắp đặt tại hơn 200 tòa nhà chính phủ Úc, trong đó có ít nhất một cơ quan do Bộ Quốc phòng điều hành.
Ông Marles cho biết các quan chức sẽ tìm và loại bỏ tất cả các camera do Trung Quốc sản xuất đang được đặt tại các văn phòng và cơ sở của Bộ Quốc phòng.
Video đang HOT
“Vấn đề quan trọng này đã được chúng tôi chú ý và chúng tôi sẽ khắc phục việc này”, Đài truyền hình quốc gia ABC dẫn lời ông Marles cho biết.
“Điều quan trọng là chúng tôi phải đảm bảo rằng các cơ sở của chúng tôi hoàn toàn an toàn”, Bộ trưởng Marles nói thêm.
Đài Tưởng niệm Chiến tranh Quốc gia – một khu phức hợp rộng 14 hécta ở Canberra – cũng xác nhận nơi này sẽ loại bỏ một số lượng nhỏ camera do Trung Quốc sản xuất vì “thận trọng cao độ”.
Các camera nói trên do các công ty Hikvision và Dahua sản xuất. Cả hai công ty này đều đã bị đưa vào danh sách đen của Mỹ.
Việc Úc quyết định loại bỏ camera do Trung Quốc sản xuất diễn ra sau các động thái tương tự ở Mỹ và Anh. Washington và London đều đã thực hiện các biện pháp ngăn chặn các cơ quan chính phủ lắp đặt camera do Trung Quốc sản xuất tại các địa điểm nhạy cảm.
Tháng 11.2022, Mỹ đã cấm nhập khẩu thiết bị giám sát do Hikvision và Dahua sản xuất vì các thiết bị này gây ra “nguy cơ không thể chấp nhận được đối với an ninh quốc gia”.
Anh vào tháng 11 năm ngoái cũng có hành động tương tự do lo ngại rằng các công ty Trung Quốc có thể bị buộc phải chia sẻ thông tin tình báo với các cơ quan an ninh của Bắc Kinh.
Chính camera của Hikvision đã ghi lại cảnh cựu Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock hôn một phụ tá, vi phạm các quy tắc chống Covid-19 vào tháng 6.2021. Điều này dẫn đến việc ông Hancock phải từ chức.
Hikvision trước đây khẳng định việc mô tả công ty này là “mối đe dọa đối với an ninh quốc gia” là “hoàn toàn sai sự thật”.
Úc lo ngại hành vi dùng vũ lực, cưỡng ép ở Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles đề cập lo ngại về hành vi sử dụng vũ lực, cưỡng ép như ở Biển Đông, đồng thời kêu gọi củng cố liên minh Mỹ-Úc.
Bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles phát biểu tại Washington vào ngày 11.7. Ảnh CSIS
Trang News.com.au ngày 12.7 dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles cho biết nước này lo ngại về hành vi sử dụng vũ lực và cưỡng ép nhằm đạt các yêu sách chủ quyền "như đang diễn ra" tại Biển Đông.
Ông cho rằng thế giới đang chứng kiến sự củng cố quân đội ở mức chưa từng thấy sau Thế chiến 2, đồng thời cảnh báo về mối đe dọa xung đột ở châu Á - Thái Bình Dương.
Phát biểu tại Washington trong chuyến công du Mỹ đầu tiên sau khi nhậm chức, Bộ trưởng Marles cam kết sẽ tăng cường sức mạnh quân đội của Úc nhằm đối phó sự hung hăng trong khu vực và duy trì "trật tự khu vực mang tính bao hàm".
Không đề cập cụ thể Trung Quốc, ông Marles cho rằng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là một môi trường chiến lược đầy thách thức, ám chỉ việc Trung Quốc ký thỏa thuận an ninh với Quần đảo Solomon trong thời gian gần đây. Ông còn đề cập đến lo ngại rằng Trung Quốc sẽ tái thống nhất Đài Loan bằng vũ lực.
Bộ trưởng Marles kêu gọi liên minh Mỹ - Úc cần phối hợp sát sao nhằm duy trì trật tự thế giới.
"Chúng ta không thể đứng yên. Trong những năm tới, liên minh Mỹ - Úc sẽ phải phối hợp không chỉ trong môi trường thách thức ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, mà còn vì sức mạnh quân đội hiệu quả hơn nhằm tránh thất bại thảm họa về răn đe", ông phát biểu.
Theo ông, những sự việc ở châu Âu thể hiện nguy cơ rằng việc quyết tâm củng cố quân đội của một quốc gia sẽ thuyết phục lãnh đạo về tiềm năng lợi ích từ xung đột sẽ đáng để mạo hiểm. Dự kiến trong chuyến thăm Washington, Bộ trưởng Marles sẽ gặp người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin và những quan chức cấp cao của quân đội Mỹ.
Mỹ trả lại 5 thỏi vàng và cổ vật nghìn năm tuổi cho Pháp Mỹ đã trả lại cho Phá, vốn bị đánh cắp và buôn bán bất hợp pháp trong nhiều năm qua. Các cổ vật quý giá được Mỹ hoàn trả lại cho Pháp (Ảnh: AFP). Các đồ vật có giá trị được Mỹ hoàn trả lại bao gồm một hộp sọ cổ, 5 thỏi vàng, cùng một đồng xu từ thời La Mã cổ...