Úc được khuyến cáo nên diệt bớt kangaroo nếu không muốn chúng chết đói
Các nhà sinh thái học cho rằng tự tay tiêu diệt kangaroo còn tốt hơn là để chúng chết đói vì thời tiết nếu El Nino gây ra hạn hán tại Úc.
Khoảng 5 triệu con kangaroo bị giết ở Úc mỗi năm.Ảnh SCMP
Các nhà sinh thái học đã lên tiếng cảnh báo rằng kangaroo ở Úc có thể chết với số lượng “thảm khốc” nếu sự sinh sôi của loài thú có túi này không được kiểm soát, đồng thời ủng hộ việc tiêu diệt chúng ở quy mô công nghiệp, theo AFP.
Đối với người ngoài, kangaroo, hay chuột túi, là biểu tượng thiên nhiên nước Úc có thể nhận ra ngay lập tức, nhưng trong nước, loài động vật bản địa này gây ra một vấn đề lớn về môi trường.
Kangaroo sinh sản rất nhanh – khi thức ăn gia súc dồi dào sau một mùa mưa thuận lợi, số lượng của chúng có thể tăng lên hàng chục triệu con. Song theo nhà sinh thái học Katherine Moseby tại Đại học New South Wales (Úc), chúng sẽ chết đói hàng loạt một khi hết thức ăn.
“Đợt hạn hán vừa qua, chúng tôi ước tính rằng 80 hoặc 90% kangaroo ở một số khu vực đã chết… Chúng chết vì không có thức ăn. Chúng đã đi vào nhà vệ sinh công cộng và ăn giấy vệ sinh, hoặc nằm chết đói trên đường trong khi đồng loại cố gắng kiếm ăn”, bà nói.
Bà Moseby cho rằng cách tốt nhất để giúp những con kangaroo thoát khỏi số phận này là bắn chết chúng và lấy thịt, một cách để kiểm soát số lượng cá thể.
“Việc này giúp giảm số lượng (kangaroo) để khi chúng ta thực sự gặp hạn hán, chúng ta không phải đối mặt với những vấn đề phúc lợi này… Nếu chúng ta xem kangaroo như một nguồn tài nguyên và quản lý chúng như vậy, chúng ta sẽ không phải hứng chịu những cái chết thảm khốc như chúng ta thấy”, bà cho biết.
Kangaroo được bảo vệ ở Úc nhưng loài động vật này không có nguy cơ tuyệt chủng. Điều đó có nghĩa là chúng có thể bị bắn và giết ở hầu hết các khu vực, nhưng cần có sự cho phép của chính phủ. Mỗi năm, có tới 5 triệu con kangaroo bị giết để lấy thịt, da cũng như làm thức ăn cho vật nuôi.
Chuyên gia Dennis King của Hiệp hội Công nghiệp Kangaroo tại Úc tin rằng nước này đang trên đỉnh của một đợt bùng nổ kangaroo mới. Ông cho biết số lượng kangaroo toàn quốc đã giảm xuống dưới 30 triệu sau đợt hạn hán nghiêm trọng vào đầu những năm 2000, nhưng có thể sớm phục hồi lên tới 60 triệu. Trong khi đó, dân số Úc tính đến tháng 9.2022 là khoảng 26 triệu người, theo thống kê chính thức.
Các nhà hoạt động vì quyền động vật đã lên án việc tiêu diệt kangaroo với quy mô thương mại, cho rằng đây là “một cuộc tàn sát tàn nhẫn”. Họ cũng gây áp lực buộc các tập đoàn thời trang toàn cầu như Nike và Puma phải loại bỏ dần việc sử dụng da kangaroo.
Một người phát ngôn của Nike hồi tháng 3 cho biết công ty đã ngừng hợp tác với nhà cung cấp da kangaroo duy nhất của mình vào năm 2021 và sẽ ngừng sản xuất bất kỳ sản phẩm nào bằng da kangaroo vào năm 2023.
Các chính trị gia ở bang Oregon của Mỹ, nơi Nike được thành lập, đầu năm nay đã giới thiệu một dự luật qua đó sẽ cấm việc sử dụng “bất kỳ bộ phận nào của một con kangaroo đã chết”.
Một số người có quan điểm khác. George Wilson, nhà nghiên cứu hàng đầu về quản lý kangaroo tại Úc, cho rằng những nỗ lực chấm dứt việc giết mổ kangaroo có mục đích tốt nhưng cuối cùng lại là sai lầm. “Họ nói việc đó là phi đạo đức, nhưng để chúng chết đói cũng là phi đạo đức”, ông nói.
Video đang HOT
Bà Moseby đồng ý với quan điểm này, nói rằng việc ngừng tiêu diệt kangaroo thực sự sẽ tàn nhẫn hơn về lâu dài. “Cố gắng ngăn chặn việc lấy da hoặc thịt kangaroo sẽ không mang lại bất kỳ lợi ích nào. Điều đó sẽ làm cho mọi chuyện tồi tệ hơn”, bà nêu ý kiến.
Sau tháng 4 nóng nhất, châu Á chuẩn bị đối mặt với nền nhiệt tăng cao vì El Nino
Áp lực từ nắng nóng đã đe dọa đến nông nghiệp và làm tăng thêm mối lo về thiếu nước ở Philippines, trong khi Indonesia lo ngại thảm họa khói mù năm 2015 có thể quay trở lại.
Một cặp đôi đang che ô để tránh nắng tại Kuala Lumpur last month. Ảnh: EPA-EFE
Bà Ika Krishnayanti nhớ rõ như in về lần gần nhất những trận cháy rừng lớn, chết chóc quét qua Indonesia.
Liên quan đến hơn 100.000 ca tử vong sớm trên khắp đất nước - cũng như ở các nước láng giềng Malaysia và Singapore - do thải ra khói mù nhấn chìm cả khu vực, các đám cháy lớn năm 2015 đã để lại sự tàn phá đến tận sau này.
Chúng đã hóa thành "cơn thịnh nộ" sau khi hình thái khí hậu El Nino kéo dài mùa khô ở Indonesia và chuyển hướng những cơn mưa theo mùa, trong bối cảnh những tác động của El Nino trở nên tồi tệ hơn khi thế giới ấm lên và khí hậu thay đổi.
Bà Krishnayanti, nông dân và là nhân viên quan hệ quốc tế của Hiệp hội Nông dân Indonesia, cho biết: "Các vụ cháy đã gây thiệt hại rất lớn cho Indonesia và nông dân của nước này. Năm nay, nếu El Nino đến, Indonesia cần phải chuẩn bị nghiêm ngặt vì thiệt hại đó có thể xảy ra một lần nữa".
Trong ba năm qua, một hiện tượng thời tiết trái ngược làm giảm nhẹ nhiệt độ toàn cầu, được gọi là La Nina, đã xuất hiện. Nhưng các nhà khoa học khí hậu đang dự báo về sự trở lại của El Nino vào năm 2023 cùng với những yếu tố khắc nghiệt như nóng bức, khô hạn, dễ xảy ra hỏa hoạn.
Hiện tại, các nhà khí tượng học đang cảnh báo về nhiệt độ tăng kỷ lục trên khắp châu Á trong năm nay, khi khu vực này ngột ngạt vì những đợt nắng nóng cực đoan và phải đối mặt với một tương lai quá khắc nghiệt.
Nhiệt độ đã lên tới mức thiêu đốt 50 độ C ở các vùng của Thái Lan vào tháng trước. Tại Ấn Độ, ít nhất 13 người chết vì say nắng và hàng chục người phải nhập viện khi nhiệt kế chạm ngưỡng 45 độ tại một lễ trao giải ngoài trời vào giữa tháng 4. Và tại Trung Quốc, gần một năm kể từ đợt nắng nóng và hạn hán nghiêm trọng năm 2022, hơn 100 trạm thời tiết vào tháng trước đã ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục.
Cái nóng tháng 4 khiến người dân ở Yangon, Myanmar phải khó chịu. Ảnh: Xinhua
Tháng 4 nóng nhất tại châu Á
Trên toàn cầu, 8 năm qua đều là quãng thời gian nóng nhất trong lịch sử. Các sự kiện thời tiết khắc nghiệt đang trở nên phổ biến hơn, với giới chuyên gia cảnh báo rằng tần suất và cường độ của các đợt nắng nóng sẽ chỉ tăng nhanh khi biến đổi khí hậu tiếp tục hoành hành.
Tiến sĩ Wang Jingyu tại Viện Giáo dục Quốc gia Singapore, người nghiên cứu mô hình khí hậu và tương tác đất - khí quyển, cho biết tháng trước là "tháng 4 nóng nhất ở châu Á".
Ông cho rằng sức nóng dữ dội đó là do hiện tượng El Nino sắp quay trở lại cùng với những tác động của nó: lượng mưa giảm và nhiệt độ tăng.
Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên hợp quốc hôm 3/5 dự báo có 80% khả năng rằng mô hình khí hậu này sẽ xuất hiện vào tháng 10 năm nay, thêm vào đó có 60% khả năng nó có thể phát triển ngay sau tháng 7.
Trong khi đó, một cậu bé 11 tuổi ở Malaysia đã tử vong vì say nắng và mất nước vào tháng trước khi chỉ số nhiệt kế tăng vọt lên 40 độ C. Luang Prabang ở Lào đạt mức cao kỷ lục 42,7 độ C và nhiệt độ leo lên khoảng 45 độ C ở Myanmar.
Ở Bangladesh, đã có báo cáo về việc mặt đường tan chảy dưới cái nắng chói chang ở thủ đô Dhaka. Tại Ấn Độ, chính quyền các bang đóng cửa trường học và các bộ trưởng kêu gọi trẻ em ở nhà để tránh bị đau đầu và mệt mỏi do nhiệt độ cao.
Theo Benjamin Horton, Giám đốc Đài quan sát Trái đất Singapore tại Đại học Công nghệ Nanyang, một đợt nắng nóng có cường độ như vậy không thể chỉ do El Nino gây ra.
Một người đàn ông lấy nước rửa mặt để làm dịu cái nóng tại Dhaka, Bangladesh. Ảnh: EPA-EFE
"Một cái gì đó khác cũng đang xảy ra. Trái đất đang trở nên ấm hơn, với độ ẩm trong khí quyển cao hơn đáng kể", ông nói, đồng thời lưu ý rằng các chu kỳ khí hậu dao động tự nhiên không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra các sự kiện thời tiết khắc nghiệt kỷ lục gần đây.
Các hoạt động của con người, bao gồm đốt nhiên liệu hóa thạch, phá rừng và các thay đổi sử dụng đất khác, đã gây ra khủng hoảng khí hậu bằng cách giải phóng lượng khí nhà kính ngày càng tăng vào bầu khí quyển, giữ nhiệt và làm ấm hành tinh.
Lượng khí thải nhà kính toàn cầu tiếp tục tăng vào năm ngoái - bất chấp cảnh báo từ Liên hợp quốc rằng chúng phải đạt đỉnh vào năm 2025 để tránh thảm họa - và nhiệt độ cao hơn ít nhất 1,1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Ông Horton cho biết nắng nóng kỷ lục đã làm gián đoạn sản xuất cây trồng, gây ra tình trạng khó khăn cho xã hội và dẫn đến mức tiêu thụ năng lượng cao nhất.
Khẩn thiết chuẩn bị kế hoạch hành động
Theo thống kê của Tổ chức Khí tượng Thế giới, gần 26.000 người đã chết trong các đợt nắng nóng trên khắp Ấn Độ từ năm 1992 đến 2020. Những năm gần đây chứng kiến sự gia tăng về tần suất, thời gian và cường độ của các đợt nắng nóng, thường xảy ra ở nước này từ tháng 3 đến tháng 7.
Năm nay, cơ quan thời tiết của Ấn Độ dự đoán nhiệt độ trên trung bình và các đợt nắng nóng sẽ kéo dài cho đến cuối tháng 5, do khả năng nền nhiệt tăng thêm vì El Nino.
Theo Dileep Mavalankar, Giám đốc Viện Y tế Cộng đồng Ấn Độ có trụ sở tại Gujarat, nhiều người, kể cả các quan chức, vẫn thiếu kiến thức về cách hành động tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ cực cao, trong khi dữ liệu về tỷ lệ tử vong liên quan đến nhiệt vẫn còn rất ít.
"Nếu El Nino làm gián đoạn mùa gió mùa của Ấn Độ, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp và trồng trọt, và hậu quả là cả nền kinh tế phải hứng chịu", ông Mavalankar nói.
Ông nghĩ rằng Bộ Y tế cũng như cơ quan quản lý thiên tai của nước này chưa tính kỹ đến những tác động có thể xảy ra đối với người dân nếu nắng nóng trở nên tồi tệ hơn vào cuối năm nay.
Ông Mavalankar - người đã lập kế hoạch hành động chống nắng nóng đầu tiên của Ấn Độ cho một thành phố sau khi phát hiện ra rằng 800 người đã chết ở Ahmedabad sau một tuần đặc biệt nóng vào năm 2010 - nói rằng giáo dục công chúng là điều tối quan trọng.
Các phương tiện di chuyển qua làn sương mù nhiệt trên một con đường ở Ahmedabad, Ấn Độ. Ảnh: Reuters
Kế hoạch của ông cho Ahmedabad liên quan đến các giải pháp đơn giản như hướng dẫn mọi người phải làm gì trong trường hợp nhiệt độ cao và chuẩn bị hệ thống y tế để đối phó với các trường hợp khẩn cấp về nhiệt, và dẫn đến tổng số ca tử vong giảm từ 30% đến 40% trong các đợt nắng nóng cao điểm.
Những nỗ lực để triển khai các kế hoạch hành động chống nắng nóng tới các thành phố khác trên toàn Ấn Độ đã được đưa ra, nhưng thay vào đó, những mối lo ngại cấp bách hơn như lạm phát cao liên tục và mất an ninh lương thực thường được ưu tiên hơn. Và tình trạng đó có thể gây ra thảm họa cho đất nước có hơn 1,4 tỷ dân này.
Thiếu nước
Những lo ngại về tình trạng thiếu nước trong những tháng tới đã lan rộng khắp khu vực, vì nhiệt độ cao làm tăng khả năng xảy ra thời tiết khô hạn và hạn hán.
Tại Philippines, các cơ quan chính phủ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngăn chặn cuộc khủng hoảng nước tiềm ẩn do El Nino gây ra để tránh lặp lại sự cố năm 2019, khi khoảng 10.000 hộ gia đình ở khu vực Metro Manila bị mất nước do mực nước trong các hồ chứa chính của thủ đô cạn khô.
Ủy ban Tài nguyên Nước Quốc gia đã phản ứng bằng các kế hoạch dự phòng để tăng cường sản xuất và kích hoạt lại các giếng sâu.
Tháng trước, Thái Lan đã đưa ra cảnh báo kêu gọi người dân tiết kiệm nước. Văn phòng Tài nguyên nước Quốc gia Malaysia cũng chuẩn bị cho một đợt hạn hán tấn công các bang Kedah, Kelantan và Perlis, kéo theo tình trạng khô nóng kéo dài.
Lực lượng Không quân Hoàng gia Malaysia đã làm việc với cơ quan khí tượng của nước này để gieo mây trên Penang nhằm bổ sung nguồn cung cấp nước cho các đập nước bị khô cạn.
Trẻ em chơi đùa trong bể nước bơm hơi ngay trên phố trong một đợt nắng nóng tại Manila vào tháng trước. Ảnh: Reuters
Chống hỏa hoạn
Theo Dwikorita Karnawati, người đứng đầu cơ quan khí tượng của Indonesia, nhiệt độ cực cao đang được cảm nhận ở các vùng của Indonesia vẫn chưa được phân loại là một đợt nắng nóng. Ông cũng cho biết thêm rằng nhiệt độ tối đa hàng ngày đã bắt đầu giảm vào cuối tháng 4.
Bà cho biết các biện pháp đốt nương làm rẫy để khai phá đất đai canh tác sẽ bị cấm trong điều kiện thời tiết khô hạn hơn của năm nay.
Chính phủ hồi tháng 2 cũng đã đã khuyến khích nông dân và các công ty đồn điền đề phòng hỏa hoạn ở Sumatra và Kalimantan trước sự kiện El Nino.
Bà Krishnayanti tại Hiệp hội Nông dân Indonesia cho biết nỗi sợ hãi lớn nhất của bà là hành động vô trách nhiệm của một số người có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho tất cả mọi người.
Bà nói: "Tác động của El Nino có thể trở nên tồi tệ hơn bởi các công ty vô trách nhiệm hoặc những người đốt nương rẫy bất cẩn. Nông dân phải tỉnh táo để tồn tại trong thời điểm khó khăn như này".
Nhiệt độ đại dương cao kỷ lục, giới khoa học ráo riết đi tìm câu trả lời Nhiệt độ bề mặt đại dương đang ở mức cao kỷ lục. Xu hướng nhiệt bắt đầu tăng vào giữa tháng 3 và tăng vọt trong tháng 4 đã khiến các nhà khoa học phải nhanh chóng đi tìm lý do đằng sau hiện tượng này. Đại dương ấm lên có thể tẩy trắng san hô. Ảnh: CNN Theo đài truyền hình CNN,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cú sốc thuế quan với quốc gia 'chưa ai từng nghe đến'

Động lực và tia hy vọng mới cho mối quan hệ giữa Mỹ và Iran

Ba vấn đề nóng mà Tổng thống Trump phải quyết định trong vài tháng tới

Phát hiện đường dây buôn lậu linh kiện UAV tại châu Âu liên quan đến Hezbollah

Các tổ chức phi chính phủ châu Âu lo ngại nguy cơ bị cắt giảm tài trợ

Pháp đánh thuế người giàu để giảm thâm hụt ngân sách

Bài học từ chiến trường Ukraine tái định hình tương lai ngành công nghiệp quốc phòng Đức

Dân số Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ năm 1950

Bước đi của Mỹ có thể dẫn tới thay đổi sâu rộng trên thị trường vũ khí toàn cầu

Goldman Sachs tăng dự đoán giá vàng, hạ triển vọng giá dầu

EU hỗ trợ tài chính 1,8 tỷ USD cho Chính quyền Palestine

Campuchia tổ chức lễ cầu an nhân dịp Tết cổ truyền 2025
Có thể bạn quan tâm

Bị tố bội tín với tập đoàn Tôn Hoa Sen và NSX Mái Ấm Gia Đình Việt, MC Quyền Linh lên tiếng
Sao việt
23:34:18 14/04/2025
Cặp vợ chồng đều là NSND, khi yêu nhau cả nước 'chỉ trỏ, bàn tán'
Tv show
23:23:39 14/04/2025
Han So Hee thừa nhận 'sai lầm' sau ồn ào tình cảm
Sao châu á
23:12:05 14/04/2025
TikToker Lê Tuấn Khang trổ tài ca hát cùng Lý Hải
Hậu trường phim
23:04:23 14/04/2025
Phim cổ trang mới chiếu 2 ngày đã lập kỷ lục hot nhất 2025, nữ chính được khen đẹp nhất Trung Quốc hiện tại
Phim châu á
22:49:23 14/04/2025
Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông Đuống tại quận Long Biên
Tin nổi bật
22:02:43 14/04/2025
Cảnh tượng quỳ lạy gây sốc ở concert Chị Đẹp, một "phú bà" cất giọng chạy nốt làm dân tình "nổi da gà"
Nhạc việt
21:57:49 14/04/2025
Jennie tại Coachella 2025: Hát rap không ra hơi, bị yêu cầu tắt backtrack và về luyện tập lại!
Nhạc quốc tế
21:36:35 14/04/2025
Fabregas buông lời cảnh báo MU đừng động vào 1 cầu thủ
Sao thể thao
21:02:01 14/04/2025
Bắt vụ vận chuyển khí cười số lượng lớn
Pháp luật
19:25:51 14/04/2025