Úc đối mặt nguy cơ suy thoái do ảnh hưởng từ… Trung Quốc
Nước Úc chưa từng trải qua một đợt suy thoái kinh tế nào trong suốt 24 năm qua, ngay cả khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 lan rộng trên thế giới. Song nước này có thể đối mặt với nguy cơ này trong tương lai, một phần do ảnh hưởng từ Trung Quốc.
Úc chưa từng suy thoái kinh tế trong suốt 24 năm qua – Ảnh: Reuters
CNN cho biết theo ghi nhận của Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), nước Úc chưa từng trải qua một đợt suy thoái nào từ năm 1991. Điều này đồng nghĩa với việc nước này cũng không bị tổn thương trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Thành tích kinh tế ấn tượng của Úc xuất phát từ hai nguyên nhân chủ đạo: nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào của quốc gia và Trung Quốc. Ngoài ra, Úc còn hưởng lợi từ giá cả ổn định và tương đối rẻ cho các mặt hàng nhập khẩu.
Trong nhiều năm, Úc cung cấp nhu cầu hàng hóa cho Trung Quốc và trở thành một trong những đối tác thương mại lớn của quốc gia châu Á. Đại lục hiện chiếm đến 30% khối lượng hàng xuất khẩu của Úc.
Trong thời điểm khủng hoảng kinh tế năm 2008, là bạn hàng lớn của Bắc Kinh đem lại cho Canberra nhiều mặt lợi vì khi ấy chính phủ Trung Quốc đang mở các chương trình kích thích kinh tế, thúc đẩy nhu cầu hàng hóa. Nhu cầu từ Trung Quốc đẩy giá quặng sắt lên mức cao ngất.
Alexis Gray, nhà kinh tế học thuộc Công ty cố vấn tài chính Vanguard Australia, cho hay Úc còn xứng đáng với danh hiệu “nhà quản lý kinh tế tốt” khi nói đến các cải cách cơ bản được nước này thực hiện trong những thập niên gần đây. Vài trong số này bao gồm việc loại bỏ các rào cản thương mại kiểm soát lãi suất, thả nổi đồng đô la Úc và bãi bỏ quy định trong thị trường lao động.
Tất cả các ưu điểm trên tạo nên một nền kinh tế đủ vững chãi để vượt qua cơn bão khủng hoảng toàn cầu.
Video đang HOT
Song một số yếu tố không mấy tích cực của nền kinh tế lớn thứ 12 thế giới đã lộ diện.
Mức tăng trưởng lương bổng ở Úc vừa hạ xuống thấp nhất trong vòng 17 năm trong bối cảnh tỉ lệ thất nghiệp của nước này đang ở cận mức cao nhất trong vòng một thập niên. Ngân hàng trung ương Úc vừa phải cắt giảm lãi suất để hạ nhiệt đồng AUD, giảm bớt thiệt hại gây ra cho các nhà sản xuất khi đồng tiền mạnh lên.
Bà Gray cảnh báo về việc Úc phải đối mặt với nguy cơ suy thoái “gia tăng” dù với tốc độ chậm khi kinh tế Trung Quốc suy yếu. Nhu cầu kim loại và năng lượng của Trung Quốc giảm khiến các công ty Úc thay đổi kế hoạch đầu tư, tác động lên thị trường việc làm nước này.
“Việc đào kim loại ra khỏi mặt đất và bán nó cho Trung Quốc giúp nước Úc rất nhiều trong những năm qua. Song cũng như mọi điều tốt đẹp, nó đang dần chấm dứt”, nhà kinh tế học toàn cầu của DB Advisors thuộc Deutsche Bank cho biết.
Ngoài ra, giá cả hàng hóa trên thế giới sụt giảm trong thời gian qua cũng là một trong những nguyên nhân khiến nước này đối mặt nguy cơ suy thoái.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Đông Nam Á đối mặt với cuộc khủng hoảng di cư
Hơn 1.000 người tháo chạy để thoát tình trạng ngược đãi ở Myanmar và nghèo đói ở Bangladesh hôm qua lên bờ tại nhiều vùng ở Đông Nam Á, nhưng các nước tuyên bố họ không được chào đón tại đây.
Người di cư Rohingya bơi ra để nhận đồ ăn cứu trợ trực thăng quân đội Thái Lan thả xuống biển Andaman hôm 14/5. Ảnh: AFP
Một tàu hôm qua được tìm thấy ở tỉnh Aceh, Indonesia, chở 790 người, trong đó có 61 trẻ em và 61 phụ nữ, nhiều người suy kiệt vì thiếu đồ ăn thức uống, Thiếu tá Sunarya nói. Những ngư dân phát hiện con tàu sắp chìm và kéo nó về làng ở Langsa.
"Một số người nói với cảnh sát họ bị bỏ mặc lênh đênh trên biển nhiều ngày và chính quyền Malaysia đã quay lưng với tàu của họ", Sunarya, cảnh sát trưởng Langsa nói. Ông cho biết những người di cư đến từ Myanmar và Bangladesh.
Cách Langsa khoảng 25 km về phía nam, ngư dân giải cứu được một tàu nhỏ hơn chở 47 người trong tình trạng mất nước và đói, còn ở tỉnh Bắc Sumatra, ngư dân giải cứu được một tàu thứ ba, không có động cơ, chở 96 người.
Trong khi đó, 106 người khác được phát hiện trên một hòn đảo ở Thái Lan và được đưa về đất liền, giới chức cho biết. "Không rõ làm thế nào họ lại lên đảo", AP dẫn lời Prayoon Rattanasenee, một lãnh đạo tỉnh Phang Nga, Thái Lan nói. Nhóm cho biết họ là người Rohingya từ Myanmar. "Chúng tôi đang xác định danh tính để xem liệu họ có phải là nạn nhân buôn người hay không. Những người này sau đó được đưa tới cơ quan cảnh sát nhập cư ở phía nam Phang Nga.
Đầu tuần này, khoảng 1.600 người di cư được hải quân Malaysia và Indonesia giải cứu, nhưng cả hai nước sau đó gửi trả các tàu. Hiện chưa rõ liệu những tàu cập bờ hôm qua có bị các nước khác "quay lưng" trước đó hay không.
Trong bình luận chính thức đầu tiên kể khi cuộc khủng hoảng leo thang trong hai tuần vừa qua, Myanmar cho biết nước này sẽ không tiếp nhận lại những người di cư tự nhận là người Rohingya. Đây là một dân tộc thiểu số theo đạo Hồi, không được cấp quốc tịch ở Myanmar và ở trong tình trạng không quốc tịch.
"Chúng tôi không thể nói người di cư là người Myanmar nếu chúng tôi không thể xác định danh tính của họ", Ye Htut, phát ngôn viên chính phủ, nói. "Hầu hết các nạn nhân buôn người nói họ đến từ Myanmar vì cách đó rất dễ và tiện với họ".
Những người di cư mới đến hôm 15/5 ngồi trong nhà tạm tại Langsa, tỉnh Aceh, Indonesia. Ảnh: AFP
Một quan chức khác có tên Zaw Htay cho rằng Myanmar sẽ không dự hội nghị khu vực do Thái Lan tổ chức nếu người "Rohingya" được đề cập trong giấy mời. Kể cả cái tên cũng là một điều cấm kỵ ở Myanmar. Nước này gọi họ là những người Bengal và khẳng định họ là người nhập cư trái phép từ Bangladesh, dù người Rohingya đã sống ở đất nước Phật giáo này suốt nhiều thế hệ.
Thái Lan tổ chức một cuộc họp các quan chức cấp cao về cuộc khủng hoảng Vịnh Bengal vào ngày 29/5, nhưng bình luận của các quan chức Myanmar cho thấy khó khăn trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo đang leo thang.
Trong ba năm gần đây, hơn 120.000 người Rohingya đã lên tàu sang các nước khác và trả những khoản tiền lớn cho những kẻ buôn người. Nhưng sau những vụ bắt giữ và các động thái triệt phá khác trong khu vực, một số thuyền trưởng và kẻ buôn người đã bỏ tàu, buộc người di cư phải tự xoay sở, theo các nhân viên cứu trợ và tổ chức nhân quyền. Riêng trong ba tháng đầu năm nay, khoảng 25.000 người đã cố vượt qua Vịnh Bengal để tới Thái Lan, Indonesia và Malaysia, IBTimes dẫn số liệu của Liên Hợp Quốc cho biết.
Hầu hết được cho là đang tới Malaysia, một đất nước Hồi giáo đã đón hơn 45.000 người Rohingya trong nhiều năm. Tuy nhiên, nước này tuyên bố không thể nhận thêm. Indonesia và Thái Lan có những lập trường tương tự.
Người Rohingya ở Myanmar không được tiếp cận đầy đủ với nền giáo dục và y tế, và không thể tự do đi lại. Họ bị quân đội tấn công và bị những đám đông Phật giáo cực đoan đuổi khỏi nhà cửa, đất đai. Các nước láng giềng lo ngại việc chấp nhận một vài người Rohingya sẽ kéo theo một dòng người di cư nghèo, không có tri thức.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon nói ông thấy "báo động trước những thông tin một số nước có thể đang từ chối nhận các tàu chở người tị nạn và di cư", văn phòng của ông tuyên bố hôm 14/5. Ông Ban kêu gọi các chính phủ trong khu vực "tạo điều kiện kịp thời để đón người lên bờ, và mở biên giới, cảng nhằm giúp những người dễ bị tổn thương đang cần hỗ trợ".
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua gia hạn một năm quyền hạn của ông trong việc duy trì lệnh trừng phạt với Myanmar. Nhà Trắng đã báo với Quốc hội về việc gia hạn, 5 ngày trước khi quyền lực hiện thời hết hạn. Nhà Trắng cho biết bất chấp những tiến triển đáng kể trong một số cuộc cải cách, mối lo ngại vẫn dai dẳng đối với xung đột và việc vi phạm nhân quyền, đặc biệt là ở các khu vực dân tộc thiểu số và bang Rakhine.
Trọng Giáp
Theo VNE
Kinh tế Ukraine suy giảm nhanh nhất thế giới 2015 Nền kinh tế Ukraine suy sụp nhanh nhất thế giới trong 2015 với GDP giảm 6,5% kể từ tháng 4 năm ngoái đến nay, nhiều hơn cả Nga, Libya và đặc khu Macau (Trung Quốc). Giấy bạc hryvnia của Ukraine - Ảnh: Reuters Russia Today đưa tin dựa trên số liệu nghiên cứu được tờ The Economist (Anh) công bố hồi cuối tháng...