Úc đổi chỗ tìm máy bay MH370 theo gợi ý một phi công Anh
Cuộc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích bí ẩn MH370 chuyển sang một vị trí khác: khu vực cực kỳ hẻo lánh ở Ấn Độ Dương. Đây là nơi một phi công Anh đã tính toán và cho rằng phi công MH370 đã cố tình đáp xuống.
Trái: Vị trí khoanh đỏ là nơi tìm kiếm mới MH370 từ ngày 23.11.2015, cũng nằm trong vùng tìm kiếm hiện tại. Bên phải: Máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines – Ảnh: Reuters
Cơ quan an toàn giao thông Úc (ATSB), cơ quan phụ trách điều phối cuộc tìm kiếm máy bay MH370 hôm 23.11 đã xác nhận thông tin trên, tuy nhiên cho rằng việc chuyển vị trí tìm kiếm không phải từ gợi ý của viên phi công Anh, ông Simon Hardy.
Hãng tin AP dẫn lời điều phối viên trưởng của ATSB, ông Martin Dolan cho biết địa điểm tìm kiếm được chuyển xuống xa phía nam của Ấn Độ Dương, nằm ở tây nam nước Úc trong tháng 12 vì lý do thời tiết, cho biết mùa xuân khiến cho vùng biển “khó chịu” ở đây trở nên yên ả hơn.
Trước đó, báo giới đã đăng tải ầm ĩ kết luận của phi công Hardy cho rằng nơi khả dĩ nhất mà chiếc máy bay Boeing 777, chuyến bay MH370 của Hãng hàng không Malaysia đang nằm là vùng biển hẻo lánh ở phía nam Ấn Độ Dương, nơi sắp được tìm kiếm.
Ông đã dùng thuật toán và mô phỏng chuyến bay từ các thông tin cuối cùng nắm được để đi đến kết luận trên. Cùng lúc, ông cũng khẳng định rằng chắc chắn người lái chiếc Boeing kể trên đã cố tình hạ cánh đáp xuống biển, khiến chiếc máy bay chìm xuống đáy biển trong tình trạng nguyên vẹn hoặc hầu như nguyên vẹn.
Video đang HOT
Điều này được nhiều người đồng tình trong bối cảnh đã hơn 1 năm rưỡi sau khi chiếc máy bay chở theo 239 con người mất tích từ sáng 8.3.2014 trên đường từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh và được cho đã bay vòng xuống Nam Ấn Độ Dương, đến nay chỉ mới có một mảnh vỡ duy nhất được tìm thấy ở đảo Reunion. Thông thường, nếu máy bay rơi mất kiểm soát, nó sẽ vỡ thành vô vàn mảnh khi va vào mặt nước và trôi giạt khắp nơi.
Quay trở lại với diễn biến mới nhất, phi công Hardy phát biểu với báo Úc The Australian: “Tôi tự tin rằng xác máy bay sẽ được tìm thấy trong vòng từ 4-8 tuần tới”.
Cuộc truy lùng MH 370 có quy mô lớn nhất trong lịch sử tìm kiếm máy bay mất tích nhưng chưa mang lại kết quả gì – Ảnh: Reuters
ATSB cho biết các chuyên gia tìm kiếm xác máy bay đã thảo luận với phi công Hardy về giả thuyết của ông và cho rằng phân tích của ông là đáng tin cậy. Vị trí mà Hardy gợi ý cũng nằm trong vùng tìm kiếm hiện tại của Úc, căn cứ theo dữ liệu vệ tinh và radar.
Tuy nhiên, cơ quan này không chấp nhận kết luận của Hardy về việc phi công đã cố tình hạ cánh xuống biển.
Theo lời điều phối viên trưởng Dolan, các tín hiệu vệ tinh cuối cùng truyền về từ một động cơ của máy bay cho thấy máy bay hết nhiên liệu và rơi xuống biển.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Trung Quốc góp 14,5 triệu USD tìm kiếm máy bay MH370
Với đóng góp 20 triệu AUD (14,5 triệu USD) của Trung Quốc, cuộc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích MH370 đang tiếp tục với quy mô lớn chưa từng có trong lịch sử.
Trung Quốc đã đóng góp kinh phí cho các nỗ lực mới nhất nhằm tìm kiếm chiếc máy bay mất tích MH370 - Ảnh: Reuters
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong cuộc họp thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Á - Thái Bình Dương tại Malaysia hôm 21.11 đã thông báo về mức đóng góp này với Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull, Reuters dẫn tuyên bố trên trang web chính phủ Trung Quốc cho biết.
"Trung Quốc thực hiện hành động này với sự tôn trọng lớn nhất đối với con người. Chúng tôi hy vọng rằng Malaysia và Úc sẽ tiếp tục công việc tìm kiếm cứu nạn và liên lạc hiệu quả với Trung Quốc", ông Lý Khắc Cường nói.
Chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines đã mất tích bí ẩn vào tháng 3.2014, chở theo 239 hành khách và phi hành đoàn.
Cho đến nay vẫn chưa có thông tin chính thức về chiếc máy bay này. Hơn 20 nước đến nay đã góp phần vào cuộc tìm kiếm với những đóng góp về các loại máy bay, tàu nổi, tàu ngầm và vệ tinh, theo Reuters.
Trước khi thông báo viện trợ số tiền 14,5 triệu USD lần này, Trung Quốc chưa đóng góp kinh phí nào cho cuộc tìm kiếm, dù có 2/3 số người trên chuyến bay MH370 từ Kuala Lumpur (Malaysia) đến Bắc Kinh là người Trung Quốc.
Cuộc tìm kiếm do Úc dẫn đầu ở khu vực biển rộng 60.000 km vuông ở Nam Ấn Độ Dương, phía tây thành phố Perth (Úc) với chi phí hơn 85 triệu USD đến nay vẫn chưa tìm ra tung tích máy bay MH370. Các đợt tìm kiếm mở rộng sau đó bao phủ thêm 60.000 km vuông khác cùng số tiền gần 35,5 triệu USD cũng chưa thu được thêm kết quả nào.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Giả thuyết gây sốc: Pin lithium làm máy bay MH370 cháy nổ Máy bay MH370 đã bốc cháy vì nguồn năng lượng từ những thỏi pin... điện thoại trên máy bay? Sẽ không phải chuyện đùa, nếu căn cứ theo một số diễn biến gần đây, theo The Daily Beast. Cục hàng không Liên bang Mỹ (FAA) có bằng chứng cho thấy khả năng một lượng pin Li-ion nhất định có thể phá hủy một...