Úc cử đại sứ trở lại Indonesia: Yếu thế tránh thất thế
Việc chính phủ Úc quyết định cử đại sứ trở lại Indonesia cho thấy vụ việc Indonesia thi hành bản án tử hình đối với 2 công dân Úc bị kết án về tội buôn bán ma túy đã được xử lý ổn thỏa.
Thủ tướng Úc Tony Abbott (phải) cuối cùng đã phải nhượng bộ trước Tổng thống Indonesia Joko Widodo – Ảnh: Reuters
Chính phủ Úc đã tìm mọi cách và biểu thị mọi mức độ phản ứng ngoại giao, trong đó có việc triệu hồi đại sứ về nước, để cứu hai công dân nhưng không thành công.
Thủ tướng Úc Tony Abbott lập luận cho quyết định này bằng phát biểu cho rằng mối quan hệ với Indonesia rất quan trọng đối với Úc và vì thế không thể để nó bị tổn hại trong thời gian dài. Thật ra, đó chỉ là cách ông Abbott giữ thể diện.
Trong chuyện này, Úc yếu thế hơn Indonesia rất nhiều. Buôn bán ma túy là tội hình sự bị trừng phạt rất nặng ở khắp mọi nơi trên thế giới. Lập pháp, hành pháp và tư pháp lại thuộc chủ quyền của từng quốc gia. Ông Abbott và chính phủ Úc có trách nhiệm bảo hộ công dân ở nước ngoài nhưng Tổng thống Indonesia Joko Widodo lại có nhu cầu thể hiện bản lĩnh lãnh đạo thông qua thái độ không khoan nhượng với buôn bán ma túy và bất chấp đề nghị cũng như kiểu cách gây áp lực và can thiệp của ông Abbott.
Video đang HOT
Phía Úc yếu thế cả về luật lẫn lý trong câu chuyện này, lại thêm bất lợi từ thời điểm và bối cảnh tình hình nội bộ ở Indonesia.
Một yếu thế khác nữa của Úc là trong mối quan hệ song phương, Indonesia quan trọng đối với Úc hơn là ngược lại. Cho nên mối bất hòa mới này càng dai dẳng trong quan hệ giữa hai nước thì Úc càng bị bất lợi, yếu thế rất có thể trở thành thất thế. Ông Abbott phải nhượng bộ trước Indonesia chính vì nhận thấy đã đến lúc cần phải tránh bị thất thế.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Indonesia tố Úc 'hối lộ' người vượt biên
Hôm nay 13.6, Indonesia chính thức lên tiếng phản đối và yêu cầu chính phủ Úc giải thích vụ đưa tiền cho người tị nạn và buộc họ phải quay về Indonesia, AFP cho hay.
Tàu của những người vượt biên - Ảnh: AFP
Giới chức Indonesia cho biết giới chức di trú của Úc đã đưa hàng ngàn đô la cho một nhóm người tị nạn tìm đường đến Úc và yêu cầu họ quay về nước thay vì chấp nhận cho họ đặt chân lên lành thổ của Úc. Đây được xem là vụ "hối lộ" ngược của lực lượng cảnh sát biển Úc.
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi nói rằng Jarkata thực sự "quan ngại" nếu như thông tin trên là sự thật. Bà cho biết giới chức di trú Úc đưa 6.718 đô la Úc, tức 5.000 USD cho mỗi người bao gồm 1 thuyền trưởng và 5 thuyền viên. Tổng cộng số tiền mà giới chức Úc đưa là 30.000 USD cho những người đã tổ chức đưa một nhóm gồm 65 người vượt biên từ Indonesia.
Việc đưa tiền này được báo cáo lại với cảnh sát địa phương ở đảo Rote, miền tây Indonesia, nơi 65 người bắt đầu chuyến vượt biển hồi cuối tháng 5 vừa qua.
Ngoại trưởng Marsudi cho biết bà đã đề cập vấn đề này với Đại sứ Úc ở Indonesia Paul Grison bên lề một hội nghị mà cả hai cùng tham dự ở Jakarta.
Jakarta Post cho biết giới chức Indonesia đã chỉ trích và gọi hành động này của Canberra là "vô đạo đức". Chính những người nhận tiền đã thừa nhận và báo cáo với cảnh sát.
Tàu chở người vượt biên Indonesia - Ảnh: Reuters
Trong chương trình phỏng vấn trên radio hôm qua, Thủ tướng Úc Tony Abbott đã không phủ nhận việc đưa tiền này. Ông nói rằng giới chức ở cửa khẩu biên giới đã "sáng tạo không thể tin được" trong việc đối phó với nạn buôn người, theo AP.
Agus Barnas, người phát ngôn của Bộ chính trị và những vấn đề pháp luât an ninh Indonesia, chỉ trích những bình luận của Thủ tướng Abbot và gọi đó là khuyến khích cho hành vi hối lộ và buôn người. "Những phát biểu của ông ta rất phi đạo đức", ông Agus phát biểu.
Thủ tướng Abbott cũng từng tránh né trả lời về những cáo buộc đưa tiền trong một hội nghị. Khi được hỏi liệu chính phủ có trả cho bọn buôn người để buộc họ quay về hay không, ông Abbott trả lời: "Chúng tôi đã sử dụng một loạt các biện pháp để ngăn chặn tàu thuyền của những người vượt biên bởi vì đó là những gì người dân Úc muốn chúng ta làm khi họ bầu chúng ta".
Những nhà lập pháp đối lập ở Úc đã nhảy vào cuộc tranh luận, cáo buộc chính phủ khuyến khích cho nạn buôn người, theo AP.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Triều Tiên tố Mỹ tấn công bằng vi khuẩn bệnh than Đại sứ Triều Tiên tố cáo Mỹ đã chuyển vi khuẩn bệnh than đến Hàn Quốc để tấn công Bình Nhưỡng. Ngày 12.6, Triều Tiên đã tố cáo trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) rằng Mỹ đã cố tình tấn công nước này bằng vi khuẩn bệnh than chết người và muốn LHQ điều tra cái họ gọi là "chương...