Úc cho phi đội trực thăng Taipan nghỉ hưu sớm sau vụ tai nạn
Úc hôm thứ Sáu cho biết họ sẽ cho phi đội trực thăng Taipan nghỉ hưu sớm hơn dự kiến sau khi một vụ tai nạn ngoài khơi bờ biển phía đông hồi tháng 7 trong một cuộc tập trận chung với Mỹ đã khiến 4 phi hành đoàn Úc thiệt mạng.
Úc vào tháng 1 cho biết họ sẽ mua 40 máy bay trực thăng quân sự Black Hawk, do Lockheed Martin sản xuất, với giá ước tính khoảng 2,8 tỷ đô la Úc (1,80 tỷ USD).
Sĩ quan Hải quân Úc đứng cạnh một chiếc trực thăng ở Colombo, Sri Lanka ngày 23 tháng 3 năm 2019. Ảnh: REUTERS/Dinuka Liyanawatte
Những chiếc Black Hawk được thiết kế để thay thế phi đội trực thăng Taipan của quân đội Úc, vốn đã gặp khó khăn trong nhiều năm do vấn đề bảo trì. Bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles cho biết nước này đã sử dụng 47 chiếc Taipan kể từ khi được triển khai.
Ông nói thêm: “Chiếc đầu tiên trong số 40 chiếc Black Hawk sẽ thay thế MRH-90 (Taipan) đã đến và đang bay ở Úc. Chúng tôi đang tập trung vào việc đưa chúng vào hoạt động càng nhanh càng tốt”.
Taipan được sản xuất bởi NHIndustries có trụ sở tại Pháp, do Airbus và Leonardo của Ý cùng kiểm soát. Na Uy năm ngoái cho biết họ sẽ trả lại các máy bay trực thăng quân sự NH90 mà họ đặt hàng từ NHIndustries vì chúng không đáng tin cậy hoặc giao hàng muộn, trong một quyết định mà nhà sản xuất gọi là “không có căn cứ về mặt pháp lý”.
Úc đã cho ngừng hoạt động phi đội Taipan của mình sau vụ tai nạn xảy ra vào tháng 7 ở vùng biển ngoài khơi bang Queensland và cho biết các máy bay trực thăng sẽ không bay trở lại cho đến khi kết quả điều tra chi tiết được công bố.
Marles nói với đài truyền hình ABC: “Điều rõ ràng hiện nay là các cuộc điều tra này (bốn cuộc điều tra) sẽ mất một thời gian, một trong số đó sẽ mất một năm”.
Marles thừa nhận sẽ có “những thách thức về năng lực” nếu không có hạm đội Taipan hoạt động và khi lực lượng phòng thủ chờ đợi được giao thêm Black Hawk. Ba chiếc Black Hawk đầu tiên đã đến Úc và bắt đầu bay trong tháng này.
Để giúp giảm thiểu những tác động tiếp theo đối với quốc phòng, Marles cho biết Úc đang xem xét các phương án để đẩy nhanh việc cung cấp Black Hawk và đào tạo phi hành đoàn với các đồng minh, bao gồm cả Mỹ.
Thỏa thuận tàu ngầm Mỹ - Úc nảy sinh vấn đề
Báo cáo mới nhất của quốc hội Mỹ cho thấy nước này đang lạnh nhạt hơn trong việc bán tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSN) lớp Virginia cho Úc.
Theo trang news.com.au, Mỹ đang điều chỉnh các tàu ngầm để phù hợp với nhu cầu cụ thể của chính mình chứ không phải của Úc. Thông tin trên xuất hiện sau khi Cơ quan Nghiên cứu quốc hội mới đây công bố báo cáo về việc mua sắm SSN lớp Virginia của hải quân. Báo cáo đã nêu rõ các câu hỏi mà Mỹ vẫn chưa giải quyết được, trong đó nổi bật là liệu Mỹ có thể đáp ứng nhu cầu tàu ngầm của mình và của Úc, cũng như những rủi ro khi cung cấp cho Canberra công nghệ này.
SSN lớp Virginia. ẢNH HẢI QUÂN MỸ
Mỹ lo lực lượng suy giảm
Báo cáo nêu rõ việc bán 3 - 5 chiếc SSN lớp Virginia cho Úc sẽ làm giảm quy mô tàu ngầm của hải quân Mỹ. Con số 49 chiếc hiện tại sẽ giảm xuống còn 46 vào năm 2028. Trong khi đó, các chương trình sản xuất hiện có chỉ nâng con số này lên 60 vào năm 2052, vẫn chưa giúp Mỹ đạt mục tiêu duy trì tối thiểu 66 SSN, theo news.com.au.
Do đó, đã có những hoài nghi rằng thỏa thuận sẽ làm suy yếu khả năng của Mỹ trong việc đối phó Trung Quốc. Báo cáo cho thấy Mỹ cũng tỏ ra lo ngại rằng nước này sẽ "mất hoàn toàn" các tàu ngầm chuyển cho Úc nếu Canberra không hỗ trợ Mỹ trong các cuộc xung đột tiềm tàng. Suy đoán này được đưa ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles vào tháng 3 nói nước này "hoàn toàn không" hứa sẽ hỗ trợ Mỹ, khi được hỏi về vấn đề Đài Loan.
Bên cạnh đó, các nhà phân tích cũng cảnh báo rằng xung đột ở Ukraine có thể khiến Nga trao đổi nhiều công nghệ quân sự, nhất là trong lĩnh vực tàu ngầm, với Trung Quốc, và đặt ra thách thức lớn hơn cho Mỹ. Mặc dù việc này có thể giải quyết bằng cách tăng số lượng tàu ngầm được sản xuất mỗi năm. Tuy nhiên, báo cáo cho biết chưa có đơn đặt hàng bổ sung nào được thực hiện. Mỹ chỉ có 2 nhà máy đóng tàu có khả năng đóng SSN.
Tổng thống Biden ca ngợi thỏa thuận tay ba AUKUS giúp Úc có tàu ngầm hạt nhân
Nhiều vấn đề đặt ra cho Úc
Một vấn đề đặt ra đối với Úc là tài chính. Dự kiến, nước này phải chi nhiều tiền hơn để mua SSN lớp Virginia từ Mỹ, do Washington đang hướng đến sản xuất một phiên bản tàu ngầm lớn hơn. Dù điều này đảm bảo tàu ngầm có thể chở thêm tên lửa hành trình Tomahawk hoặc máy bay không người lái (UAV), nhưng cũng đồng thời nâng chi phí của chúng.
AUKUS thử nghiệm thành công UAV AI
Mới đây, chuyên trang quân sự Mỹ Defense New đưa tin AUKUS đã thử nghiệm thành công UAV vận hành bằng trí tuệ nhân tạo (AI) đầu tiên. Mặc dù được tiến hành vào ngày 28.4, nhưng đến ngày 26.5, cuộc thử nghiệm mới được công bố rộng rãi. Đây là một phần dự án của AUKUS nhằm đẩy nhanh sự hiệp đồng phát triển công nghệ then chốt như AI và áp dụng chúng vào lĩnh vực quân sự.
Theo Bộ Quốc phòng Anh, cuộc thử nghiệm cho phép các đối tác AUKUS hợp tác để thúc đẩy sự hiểu biết chung về AI nhằm đảm bảo an ninh và ổn định ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Úc có thể bù đắp chi phí trên bằng cách cho Mỹ và Anh thuê thêm căn cứ. Tuy nhiên, hải quân Mỹ lại vừa đề xuất cải tiến khác đối với SSN lớp Virginia, trong đó tối ưu hóa các hoạt động phá hoại dưới đáy biển đối với cơ sở hạ tầng như cáp ngầm, và giảm vai trò tấn công - yếu tố mà Úc muốn có.
Ngoài ra, chính Úc cũng đang gặp vấn đề về nhân lực. Theo tạp chí The Strategist, trừ khi Úc có thể phát triển lực lượng chuyên gia trình độ cao, nếu không nước này sẽ khó đạt khả năng phòng thủ tiên tiến được nêu trong thỏa thuận của hiệp ước AUKUS (Mỹ-Anh-Úc). Theo đó, để hỗ trợ AUKUS và duy trì thế mạnh về công nghệ tiên tiến, Úc cần khuyến khích và giữ chân nhân tài giữa lúc cơn khát nhân lực đang diễn ra trên toàn cầu.
Fitch Ratings ghi nhận tình trạng vỡ nợ của các quốc gia tăng đáng kể Theo báo cáo mới nhất của cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings, tình trạng vỡ nợ của các quốc gia đã tăng đáng kể từ năm 2020 đến nay, trong đó gánh nặng nợ liên tục gia tăng và các trường hợp khẩn cấp bất ngờ là nhân tố then chốt khiến tỷ lệ vỡ nợ tăng. Một quầy bán hành,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bất ngờ với thời hiệu của 'gói miễn thuế đối ứng' mới của chính quyền Tổng thống Trump

Tuyên bố mới nhất của Nhà Trắng về cuộc chiến thuế quan với Trung Quốc

Quyết định của Trung Quốc đặt ra câu hỏi cấp bách với chuỗi cung ứng quốc phòng của Mỹ

Mỹ và Nga lên tiếng về kết quả đàm phán hạt nhân Washington-Tehran

Ngành đồ chơi Mỹ 'khóc ròng' vì thuế nhập khẩu 145%

Chuyên gia đánh giá về chiến lược linh hoạt của ASEAN với chính sách thuế quan của Mỹ

Iran thông báo về kết quả cuộc đàm phán mới nhất với Mỹ tại Oman

Bí ẩn về người phụ nữ mang thai và giáo phái Nga ở Argentina

Apple hưởng lợi lớn từ thông báo miễn thuế đối ứng mới của Tổng thống Trump

Khai mạc EXPO 2025: Chung tay kiến tạo tương lai bền vững

Bất ngờ vì láng giềng của Dải Ngân hà đang bị xé toạc

Trung Quốc sẽ dùng đất mặt trăng để in gạch xây căn cứ tại đây
Có thể bạn quan tâm

Sao nữ Vbiz sợ hãi tới độ khóc nức nở vì được khen đẹp, nghe lý do ai cũng đồng tình không thể cãi nổi
Hậu trường phim
08:57:30 13/04/2025
Phim Hoa ngữ hay xuất sắc khiến fan chờ suốt 3 năm, nữ chính là chiến thần nhan sắc góc nào cũng đẹp
Phim châu á
08:54:14 13/04/2025
Phim Việt chưa chiếu đã được hóng cực độ: 2 Anh Trai lột xác quá gắt, nữ chính xinh lung linh
Phim việt
08:51:22 13/04/2025
Tôi 60 tuổi, phượt 3 nước Đông Dương và trekking 39 ngọn núi
Du lịch
08:43:08 13/04/2025
Soft power giản dị, 'mềm mại hóa' thời trang sự kiện, công sở
Thời trang
08:34:28 13/04/2025
Chăm sóc da mùa nắng nóng
Làm đẹp
08:16:11 13/04/2025
Sao Việt 13/4: Cát Tường chiều bạn đời hết mực, Kỳ Duyên nói không cạo trọc đầu
Sao việt
08:15:54 13/04/2025
Martinelli suýt gãy chân vì pha vào bóng triệt hạ của đội trưởng Brentford
Sao thể thao
08:12:30 13/04/2025
Vì sao vôi hóa sụn sườn dễ bị nhầm với bệnh tim?
Sức khỏe
08:07:08 13/04/2025
Xuất hiện dự án game Việt khai thác văn hóa Đông Sơn
Mọt game
07:53:28 13/04/2025