Ức chế vì mẹ chồng ở bẩn mà không thể góp ý được
Đi làm về đã mệt rã rời, lại nhìn cảnh nhà cửa bẩn thỉu, mẹ chồng làm đâu bầy đầy ra đấy khiến tôi chỉ muốn nổ tung.
ảnh minh họa
Đấy là tâm trạng chung của nhiều nàng dâu phải sống chung với bố
mẹ chồng mà không biết tỏ cùng ai.
Chồng chị Hoa vốn là con một, nên từ khi xác định lấy anh, chị Hoa đã biết mình không thể xin ra ở riêng. Chị Hoa nghĩ đơn giản rằng mình cứ sống tốt, cư xử biết điều thì chắc chẳng có vấn đề gì.
Và đúng là cũng chẳng có vấn đề gì thật ngoài việc mẹ chồng ăn ở luộm thuộm khiến chị Hoa cảm thấy không thoải mái và nhiều lúc bị ức chế mà không biết kêu ai.
Vì đã về hưu nên khá nhàn rỗi, việc cơm nước ngày hai bữa mẹ chồng chị Hoa nhận trách nhiệm đảm đương hết cho con dâu. Nhưng khổ nỗi mẹ chồng chị lại mắc tính làm đâu vứt đấy, cứ vào bếp thì phải có người đi sau dọn dẹp bãi chiến trường. Bà nhặt rau xong thì cộng rau vứt ngay xuống đất không dọn, bát rửa xong sờ vẫn nhờn còn nước non thì bắn tung tóe.
Đặc biệt là trong vấn đề ăn uống nấu nướng, mẹ chồng chị Hoa cũng khiến chị phát hoảng bởi cái tính… không thích rửa gì hết. Một lần trên đường đi làm về, bà gọi điện nhờ chị mua giúp ít hành vì đi chợ trót quên. Về đưa hành cho mẹ, chị hết sức ngạc nhiên khi thấy bà không thèm rửa mà vô tư thái vào… nồi canh. Dầu mỡ chiên xong đen xì rồi bà vẫn khoái để lại để… lần sau chiên tiếp.
Đã đôi lần góp ý nhẹ nhàng với mẹ chồng rằng dầu ăn chiên đi chiên lại là không tốt cho sức khỏe, bà chỉ ậm ừ rồi đâu vẫn vào đấy. Vẫn biết tính người già thường hay tiết kiệm, nhưng đến mức như thế này thì thật tình chị khó mà chịu nổi.
Khi vợ chồng chị Hoa có con, mọi chuyện càng trở nên phức tạp. Ngày chị vừa sinh bé Bin, lúc đó sữa chưa về, bà nội pha sữa ngoài rồi mút thử xong mới cho cháu bú, nước thì bà phải uống một thìa vào mồm xong nhè ra cho cháu uống. Chưa kể đến việc bà thường xuyên dùng khăn lau mông để lau luôn mặt cho bé.
Góp ý với bà một, hai lần cũng thấy ngại, huống hồ nói nhiều lại mang tiếng con dâu không coi mẹ chồng ra gì. Đã đôi lần chị Hoa nhờ chồng nhắc khéo với mẹ, nhưng anh cũng chỉ hứa sẽ nói chuyện nhưng chị biết để thay đổi nếp sống đã trở thành thói quen gần suốt cuộc đời của một ai đó thì thật khó lắm thay.
Video đang HOT
Đi làm cả ngày về mệt mỏi còn phải dọn dẹp “bãi chiến trường” của mẹ chồng khiến chị Hoa thực sự stress. Ảnh minh họa.
Cùng tâm trạng ức chế giống chị Hoa, nhưng chị Loan lại còn đau đầu hơn vì cả bố lẫn mẹ chồng sống luộm thuộm.
Chồng chị Loan tuy giỏi giang, tâm lý và chiều vợ nhưng thực sự cuộc sống hôn nhân của chị không hề hạnh phúc chút nào. Nguyên do cũng là vì bố mẹ chồng ở bẩn.
Bố mẹ chồng chị Loan thuộc kiểu có điều kiện, ngoài tiền lương hưu, ông bà còn có khoản thu nhập ngoài là tiền cho thuê nhà trọ. Số tiền này bố mẹ chồng không dùng đến nhiều mà luôn giành giúp đỡ con cái. Mặc dù rất hào phóng, không bao giờ tính toán gì với các con nhưng ông bà lại rất hay tiếc của và ở bẩn.
Chị Loan thì không phải sạch sẽ quá nhưng mỗi khi lau dọn nhà cửa, mẹ chồng lại khó chịu, lườm nguýt. Bà bảo, nhà thì chỉ cần 4, 5 ngày quét một lần thôi, lau thì mỗi tuần một lần cũng được.
Không chỉ thế, chị Loan còn vô cùng ức chế khi chị càng dọn, bố mẹ chồng càng bày bừa. Nhà rộng mà toàn “chổi cùn, giẻ rách”. Xoong nồi, dép đứt người ta vứt đi ông bà lại lấy về. Không dọn đi thì khó chịu mà dọn là lại bị mắng. Có lần chị chờ lúc ông bà không có nhà, lén đem bỏ hết nhưng thứ đấy đi thì bị ông bà chửi mắng ầm ĩ.
Mỗi bữa cơm của gia đình, bố mẹ chồng chị ăn mà không rơi vãi một vài thứ xuống đất là không chịu được. Lắm hôm ông bà còn vứt hẳn thịt, cá xuống đất cho chó mèo ăn. Ăn xong không bao giờ dọn đi. Chiều về dù đi làm mệt mỏi đến mấy, chị Loan cũng cố rửa lại bát đũa vì ông bà không rửa bằng nước rửa chén.
Nhà vệ sinh ôi thôi vàng khè nước, nền nhà thường xuyên trong tình trạng bẩn thỉu, cống rãnh đầy tóc tai.
Bố chồng chị là đàn ông thì không nói làm gì nhưng cùng là phụ nữ với nhau mà chị Loan không hiểu sao, mẹ chồng chị lại bừa bộn như vậy được. Chiều nào đi làm về mệt mỏi, bao nhiêu việc cần phải làm rồi lại còn nhà cửa bẩn thỉu khiến chị Loan bức xúc vô cùng.
Nhìn đống bày bừa của mẹ chồng mà chị Loan cũng ngao ngán. Ảnh minh họa.
Chuyện của chị Thảo Linh cũng chẳng khác gì nhà chị Hoa. Về nhà chồng chỉ gần 1 năm nay, thật sự Thảo Linh (Hai Bà Trưng, HN) không biết mẹ chồng ở bẩn là do tính người hay do tuổi tác già nên đâm ra luộm thuộm. Bố chồng Linh thì rất sạch sẽ, lau chùi, quét dọn suốt ngày chẳng ngơi tay nhưng mẹ chồng Linh thì hoàn toàn ngược lại.
“Mình chẳng biết đó có phải là quy luật bù trừ của các cặp vợ chồng không nhưng lần nào mẹ chồng mình đi toilet là cả nhà rùng mình. Bà không bao giờ đóng cửa, lúc nào cũng quên xả nước và ngồi nhổ nước bọt lung tung bất kỳ chỗ nào trong phòng vệ sinh.
Đặc biệt, mỗi khi ăn xong bữa, ngày nào cũng như ngày nào, bà cứ ngồi xỉa răng tanh tách ở phòng ăn rồi nhổ phì phì ngay trên bàn hoặc khu vực lân cận trong phòng bếp. Mà bà phải xỉa đến gần chục cái tăm/bữa và xỉa xong thì vứt bừa dưới nền nhà. Giấy ăn khi lấy lau miệng xong thì bà nhét kẽ ghế, kẽ bàn. Chuyện đi dép của bà cũng thế. Bà cứ đi dép từ trong nhà ra ngoài sân hoặc vườn và ngược lại mà chẳng cần biết dép sạch hay bẩn nữa” – Thảo Linh kể.
Vì có mẹ chồng như vậy nên mỗi lúc đi làm về người con dâu này luôn cảm thấy mệt mỏi và stress: “Đã đi làm về mệt mỏi, lại thường bị stress với mẹ chồng siêu bẩn khiến mình thấy chán quá. Bà quả thực đại bẩn không thể tả rồi. Làm cái gì bà cũng mắc cái tật làm đâu bỏ đấy. Nói chung mẹ chồng vào bếp thì cứ phải có người đi sau dọn dẹp lại vì rau cỏ, nước rớt lung tung trên sàn, trên chậu rửa. Nhiều khi cáu lên, không chịu được mình cũng ý kiến với bà. Bà lại cãi cùn bảo nhà bà, bà muốn làm gì thì làm. Thật là bó tay.com quá đi”.
Đã nhiều lần, Thảo Linh cứ lăn lưng vào dọn dẹp nhưng nhà cửa cũng chỉ sáng sủa trong chốc lát. Rồi sau nửa ngày, mẹ chồng lại ở nhà bày bừa và đâu cũng vào đấy: “Hình như sự ở bẩn đã ăn sâu vào tính cách của mẹ chồng mình rồi nên không thể sửa và cũng chẳng nói được. Vì thế, nhiều lúc mệt và bực mình lắm nhưng cũng đành phải chấp nhận. Nhiều khi phải tự nhắc mình khuất mắt trông coi nữa cơ”.
Theo Giadinh.net
Ức chế sống chung với mẹ chồng: Hãy hiểu mẹ không còn nhiều thời gian nữa
Sống với mẹ chồng quả là ức chế thật, phẫn uất ấy chứ, nhưng "bản tính khó dời", nhất là người đã sống đến bên kia dốc cuộc đời. Nàng dâu nên hiểu, thay đổi suy nghĩ và hành động của mình dễ hơn rất nhiều thay đổi người khác.
Ảnh minh hoạ
Giờ tôi hay bị ám ảnh về nhân quả, sau đó tôi lại đặt mình vào hoàn cảnh của mẹ chồng, đúng là bà cũng cô đơn thật. Như mẹ chồng bạn, bạn thử thông cảm với bà xem, biết đâu bà có tiền sử bệnh tật từ xưa, hoặc đang đau ốm trong người mà không thổ lộ sợ con lo lắng, không khéo trong lòng bà cũng có những ẩn ức chẳng thể giãi bày. Người già hay trái tính trái nết, khó chiều và biết đâu sau này mình cũng thế?
Dần dần tôi hiểu ra, vấn đề thường từ chính phía bản thân mình chứ không phải ai khác. Tôi đã quá cầu toàn, quá quan trọng hóa mọi việc, cứ muốn mọi việc phải như ly như lau theo ý... Song, đó là người lớn tuổi chứ không phải con mình mà đòi phải nhất mực khuôn phép, nề nếp như mình đề ra.
Đó là mẹ của chồng mình, một người đã già cả, thời gian của họ không còn nhiều. Và hơn hết giờ mẹ chồng bạn cũng chẳng biết đi đâu, chẳng biết làm gì.
Vợ chồng bạn còn trẻ, còn cả một cuộc sống ở phía trước, các bạn đã xây được nhà, có con cái khỏe mạnh, tiền còn có thể kiếm ra được, chịu nhịn chút cho êm cửa êm nhà, cho con cái nhìn vào làm gương.
Tôi nghĩ, chồng bạn kiếm được người như bạn hẳn không phải phường dốt nát, anh ấy chắc phải đầy ưu điểm thì bạn mới lấy, người như thế chẳng khó gì mà không biết mẹ mình là người thế nào, cần gì bạn nói ra.
Vậy theo bạn thì anh ấy phải làm gì? Hắt hủi mẹ, đuổi mẹ ra khỏi nhà à? Vì có nói, có khuyên, thì những việc làm được chắc anh ấy đã làm rồi, nhưng đâu thể suy chuyển, chồng bạn hẳn cũng bất lực như bạn thôi.
Tốt nhất bạn hãy cố nghĩ thoáng ra, việc về nhà muộn chỉ là giải pháp tình thế, nó không thể lâu dài được. Theo tôi, bạn nên cùng chồng và các con cải thiện, hãy gọi chồng, đón con về sớm, để bà dẫn các cháu đi chơi, tham gia hoạt động ngoài trời, rất có lợi cho sức khỏe, còn bạn thì ở nhà thư thái, nghỉ ngơi hoặc dọn dẹp tùy thích. Bà ở nhà cả ngày chắc cũng buồn, bí chân tay.
Mong muốn của người già thực ra không nhiều, họ có muốn ăn ngon, ăn lắm cũng khó, vì bộ máy tiêu hóa đã kém, ăn nhiều bụng óc ách khó chịu nào ngủ được. Họ cũng chẳng thể đi chơi xa vì đủ các thể loại bệnh của tuổi già. Có khi họ chỉ cần được ở bên con cái vui vầy là đủ, bạn hãy cố kiên nhẫn lắng nghe và mỉm cười, lỡ gặp chuyện chối quá thì vờ điếc cho qua.
Đôi khi nhân đó bạn góp chuyện kể về người này người kia, hay nói về việc hoạt động tay chân có lợi cho người già ra sao, "Thi thoảng mẹ lau, quét giúp con cái nhà, để chân tay bận rộn cũng là vận động, tập thể dục đấy".
Bà làm được ít thì cứ suýt ra nhiều vào, khen cật lực, chả đi đâu mà thiệt. Chứ bạn toàn im im bà tưởng con dâu không cần, chắc nó chê mình làm không sạch. Nói chung, ít nhiều vẫn phải nói để mẹ con hiểu nhau, song lựa lời mà nói, bình tĩnh giải thích.
Nếu xác định muốn chung sống lâu dài thì cần phải thẳng thắn, đôi bên cùng xây dựng, đừng ủ dột lặng im mà lại yêu cầu người khác phải hiểu, có phải thánh đâu mà đòi đọc được suy nghĩ của đối phương.
Bạn cùng chồng khuyên bà tham gia vào hoạt động giúp ích xóm làng, bà đi cho khuây khỏa, căn nhà cũng được lặng yên chốc lát. Bà thích tiền thì thi thoảng bạn biếu bà, có nhiều cho nhiều, ít thì cho ít, gọi là động viên người già để họ tự tin hơn, còn mình thì chẳng nghèo đi được.
Và bạn hãy tự nhủ, mình đang tích đức cho con cái sau này, làm phúc hơn làm giàu...
Theo Dân Trí
Gia đình của tôi láo nháo xáo trộn vì vợ "nghiện" du xuân Góp ý thì vợ cãi: "Tháng Giêng là tháng ăn chơi, em cứ chơi hết tháng Giêng này đấy, cả năm khổ ròng rồi, phải để người ta hưởng thụ tí chứ".Chết đứng vì vở kịch vợ bày ra để khiến mẹ chồng chịu tội Sau khi vợ chồng "gần gũi" chồng đã rút tiền ném thẳng vào mặt tôi Sốc nặng khi...