Ức chế bởi những tiếng thở dốc
Đêm đêm, tôi lại bị tra tấn bởi những tiếng rên rỉ, thở dốc… của cặp tình nhân bên cạnh
Thời gian gần đây, theo dõi mục Tâm sự thì thấy có rất nhiều bạn trẻ đang gặp phải hoàn cảnh như mình, đó là bị các cặp tình nhân “quấy rối.” Theo dõi từng bài viết, với những hoàn cảnh khác nhau nhưng mọi người đều đồng cảm xúc là khó chịu, mất tự do, thoải mái khi bị các cặp đôi vô duyên quấy rầy.
Tôi cũng giống như cô gái trong bài viết “ Ám ảnh tiếng rên rỉ hằng đêm” bởi đêm nào, tôi cũng phải nghe những âm thanh rên rỉ, âu yếm nhau của cặp đôi cùng phòng. Có những lúc tôi bực điên lên nhưng vẫn không dám nói vì sợ mất lòng anh em, vì dù sao cậu ta cũng là em họ thân thiết của anh rể mình.
Cũng như bạn, tôi đang là sinh viên năm thứ ba của một trường đại học ở Hà Nội. Tuy nhiên, tôi không phải thuê phòng ngoài mà được vợ chồng chị gái cho mượn một căn phòng khá thoải mái để sống. Sau đó không lâu thì anh rể đưa cậu em họ lên đây nhập học và bảo ở cùng tôi “có anh có em cho vui”.
Thời gian đầu sống chung thì chúng tôi cũng rất vui vẻ với nhau. Dù không phải anh em họ hàng nhưng chúng tôi cũng coi nhau như người trong cùng một nhà, lúc người này khó khăn thì người kia giúp đỡ và ngược lại.
Trong suốt một năm sống với nhau, thi thoảng người yêu cậu ta cũng đến chơi và ngủ lại một vài ngày mới về. Ban đầu tôi cũng thấy hơi khó chịu vì bị mất tự do… nhưng nghĩ cậu ta còn là sinh viên, lại thiếu thốn đủ thứ mà bắt hai người ra nhà nghỉ ngủ thì cũng chẳng hay ho gì. Vì thế nên tôi cũng đồng ý để cho cô ấy nghỉ lại phòng mình.
Cứ nhìn thấy cảnh âu yếm của họ, tôi lại không thể nào tập trung được việc gì (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Nhưng mới đây, cô ấy ra đây học tiếng Hàn để chuẩn bị đi Nhật. Vì muốn được ở gần và chăm sóc người yêu nên cậu ta ngỏ lời “Cho bạn gái em sống ở đây một thời gian”. Nể tình anh em, hơn nữa, tôi và cô ấy lại ở gần nhà nhau (ở quê) nên tôi cũng đồng ý, mặc dù trong lòng không vui lắm. Và từ đó, ba chúng tôi ở cùng nhau trong một căn phòng 22 mét vuông, cùng nhau ăn uống, sinh hoạt và ngủ trong phòng.
Mấy ngày đầu cô ấy mới đến đây ở thì cũng biết giữ ý tứ, không làm ảnh hưởng gì đến cuộc sống của tôi. Nhưng chỉ sau một tuần cô ấy đến đây ở thì tôi luôn ở trong tình trạng ức chế, khó chịu và stress.
Cứ đêm đêm, khi tôi đang học bài thì hai người họ lại kéo nhau lên giường âu yếm, vuốt ve nhau. Những va chạm, những tiếng cười khúc khích của họ khiến tôi không thể nào tập trung làm việc được. Chưa hết, đến đêm, khi tôi đang ngủ thì hai người nằm bên cạnh bắt đầu có những tiếng rên rỉ, thở dốc… và chiếc giường lại rung lên khiến tôi giật mình tỉnh giấc.
Ngày qua ngày, đêm qua đêm cứ phải chứng kiến những cảnh chướng tai gai mắt đó khiến tôi không thể làm được việc gì. Lúc nào trong đầu cũng bị ám ảnh bởi những hình ảnh ái ân, tiếng rên rỉ của hai con người ấy. Nhiều lúc tôi đã muốn nói thẳng về hành động vô duyên đó của họ… nhưng rồi lại sợ mất lòng anh em, mọi người biết được lại đánh giá không tốt về hai người nên tôi đành im lặng.
Suốt hai tuần nay, tôi chán chường không muốn về phòng nữa… cảm giác về phòng mình như chốn ngục tù vậy. Tôi hết đi học, lại lên thư viện, rồi tối tối lại đi làm thêm đến tận đêm khuya mới về tắm rửa, nghỉ ngơi. Nhưng đến khi đi ngủ lại chẳng được yên giấc bởi những âm thanh khó chịu của đôi tình nhân bên cạnh.
Bạn trẻ cuộc sống à! Bây giờ tôi nên giải quyết việc này như thế nào? Chẳng nhẽ lại chuyển ra ngoài sống một mình… như thế thì vừa tốn kém, vừa không đảm bảo an ninh. Còn nếu nói thẳng ra hoặc bảo cô gái kia ra ngoài thì chắc chắn sẽ mất lòng anh em, bạn bè, hơn nữa, lại khó ăn khó nói với anh rể…
Tôi thực sự bế tắc quá! Không biết phải giải quyết chuyện này ra sao cho ổn thỏa.
Rất mong các bạn hãy cho tôi lời khuyên để tôi giải quyết mọi việc một cách nhẹ nhàng, lại không mất lòng ai!
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Theo VNE
Nhận biết bệnh tật qua bài tập thể dục
Thở dốc, khó thở, chóng mặt, cảm giác run và mệt mỏi hay chuột rút về đêm... không những là những biểu hiện do cơ thể hoạt động thể chất ở cường độ cao khi tập thể dục, mà đôi khi còn là dấu hiệu bệnh lý.
Bạn không nên xem nhẹ những dấu hiệu tưởng chừng phổ biến ấy. Mức độ hiệu quả của bài tập có tể bị ảnh hưởng mạnh hoặc thậm chí bạn có thể đang có nguy cơ mắc một căn bệnh nào đó.
Bị ảnh hưởng bởi thuốc đang dùng
Bác sĩ Jordan Metzl - tác giả cuốn The Exercise Cure - nói: "Một số thuốc có tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến sự luyện tập thể dục của bạn. Thuốc hen suyễn, huyết áp, trầm cảm và rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention deficit hyperactivity disorder-ADHD) có thể làm thay đổi cơ chế phản ứng của cơ thể trước những hoạt động thể chất. Chắc chắn, bác sĩ của bạn biết tác dụng phụ thuốc và sẽ có những hướng dẫn hoặc thay đổi phù hợp hơn".
Thở dốc
Nếu một bài tập như lên xuống cầu thang khiến bạn muốn "đứt hơi" thì rất có thể bạn gặp phải rắc rối với căn bệnh hen suyến hay bệnh phổi nào đó. Robert Lee - một bác sĩ gia đình cũng là giám đốc Viện bác sĩ gia đình Mỹ (American Academy of Family Physicians) - cho biết: " Tất cả mọi người đều thở nhanh hơn khi tập thể dục nhưng đó là những nhịp thở nhanh đều và khoẻ mạnh. Dấu hiệu thở dốc và khó thở khi lyện tập là một dấu hiệu bệnh lý. Bạn cần gặp bác sĩ để được kiểm tra phổi, huyết áp, tim và cơ bắp trước khi có bất cứ kết luận nào".
Thở dốc, khó thở là dấu hiệu của sức khỏe yếu
Chóng mặt
Jordan Metzl nói thêm: "Cảm giác chóng mặt, choáng váng khi bạn đang tham gia bài tập tăng nhịp tim, đốt cháy mỡ (bài tập cardio) có thể không đơn thuần do bạn quá sức mà nó còn chỉ ra dấu hiệu bệnh thiếu máu. Phụ nữ thường bị thiếu máu do thiếu sắt trong khoảng thời gian ăn kiêng. Dấu hiệu rõ nhất là bạn cảm thấy dễ mệt mỏi và choáng váng hơn đối với những bài tập mà trước đây bạn có thể hoàn thành một cách dễ dàng. Nếu bạn đang mắc phải tình trạng này, cần tìm gặp bác sĩ để được tư vấn chuẩn xác nhất".
Cảm thấy yếu và run
David Fleming - Chủ tịch Hội Y sĩ kiêm Giám đốc Nội khoa thuộc Đại học Missouri (Mỹ) - nói: "Nếu bạn thấy cực kỳ đói và run trong lúc luyện tập thì có thể lượng đường trong máu thấp. Lượng đường trong máu sẽ giảm xuống khi bạn đốt cháy calo, nhưng một cơ thể bình thường sẽ bù đắp được lượng calo đã đốt cháy đó. Hạ đường huyết có thể do lượng đường trong máu thấp hoặc bị bện htiểu đường". Bởi vậy rất cần thiết để bạn đến gặp bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng.
Chuột rút ban đêm sau khi tập
Chuột rút ban đêm có thể là dấu hiệu bình thường khi bạn luyện tập. Nhưng nếu điều này xảy ra thường xuyên thì bạn phải đi khám tổng quát để tìm ra nguyên nhân. Rất có thể là vấn đề thuộc về dinh dưỡng.
Theo TTVN
Hội chứng hô hấp chết người giống SARS lan nhanh Hơn 400 ca được ghi nhận nhiễm loại virus chết người gây hội chứng hô hấp Trung Đông MERS, được cho là có họ hàng với SARS. Ngày 2/5, ca nhiễm hội chứng hô hấp do coronavirus Trung Đông (MERS) được ghi nhận đầu tiên ở Mỹ. Bệnh nhân làm việc trong ngành y tế, bộc lộ triệu chứng sốt, ho, thở dốc...