Úc cấm bán bò sang Việt Nam, thịt bò sẽ tăng giá?
Úc đã ra lệnh cấm xuất khẩu gia súc cho một công ty của Việt Nam (VN) và cấm cung cấp cho nhiều lò giết mổ ở Hải Phòng vì nghi ngờ ngược đãi động vật (như dùng búa tạ để đập đầu các con vật), vi phạm quy định ESCAS (quy định xuất khẩu theo chuỗi đảm bảo).
Nhiều ý kiến cho rằng thông tin trên sẽ ảnh hưởng đến thị trường thịt bò, cụ thể giá thịt bò sẽ tăng vì thiếu hụt nguồn cung. Ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Công ty Vissan, cho biết hiện nay bò Úc nhập khẩu vào VN đều được Úc kiểm tra, giám sát. Ví dụ, một tàu vận chuyển về VN 15.000 con bò, đưa đi đâu giết mổ đều được họ kiểm soát kỹ nhằm đảm bảo sao cho bò được chết một cách êm ái nhất. Tuy nhiên, vừa qua họ phát hiện số bò của một công ty tại Hải Phòng khi đưa về các tỉnh phía Bắc đã vi phạm về giết mổ nhân đạo. Sau đó Úc đã quyết định như trên.
Tuy vậy, theo ông Mười, các hoạt động xuất khẩu bò từ Úc sang TP.HCM, Đồng Nai… vẫn bình thường vì đạt tiêu chuẩn ESCAS. Theo tiêu chuẩn này, khâu giết mổ phải đảm bảo tính nhân đạo. “Các công ty, cơ sở giết mổ đạt tiêu chuẩn được Úc cấp giấy chứng nhận như Vissan thì không bị ảnh hưởng vì vẫn được nhập bò từ Úc về bình thường” – ông Mười cho biết thêm.
Trong khi đó, một công ty thực phẩm dự báo lệnh cấm của Úc có thể ảnh hưởng đến giá thịt bò vì VN là nước nhập khẩu bò Úc lớn thứ hai thế giới, bò Úc hiện chiếm lĩnh siêu thị Việt. “Nếu tình trạng giết mổ bò không đáp ứng tiêu chuẩn tiếp tục tái diễn, phía Úc có thể phải tạm dừng toàn bộ việc xuất khẩu bò sống sang VN. Điều này sẽ gây thiệt hại lớn cho các cơ sở giết mổ chế biến đã được trang bị dây chuyền hiện đại, tuân thủ quy trình giết mổ nhân đạo và người tiêu dùng cũng chịu thiệt” – đại diện doanh nghiệp (DN) trên cảnh báo.
Song vị đại diện DN này cũng lưu ý rằng thịt bò hiện chỉ chiếm khoảng 10%-15% thị trường thịt, còn thịt heo chiếm 70% và thịt heo vẫn là lựa chọn chính của người tiêu dùng Việt. Do vậy, nếu thịt bò tăng giá thì thịt heo, gà, vịt… sẽ bù vào và tiêu thụ tốt hơn, cho nên không nên quá lo lắng.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, cũng cho biết nước nào cũng cấm việc vi phạm giết mổ nhân đạo, do đó DN VN vi phạm và bị phạt là đúng. “Cục đang cùng đại sứ quán VN tại Úc kết nối với chính phủ Úc tìm ra những cơ sở giết mổ lậu, vi phạm giết mổ nhân đạo để xử phạt nghiêm và kiểm soát chặt tình trạng này” – ông Dương khẳng định.
Theo thống kê, nhu cầu thị trường VN hiện trên 3.000 con bò thịt mỗi ngày, riêng TP.HCM là 600 con. VN phải nhập nhiều bò Úc vì nguồn cung trong nước thiếu. Ngoài ra VN còn nhập bò từ Thái Lan, Campuchia…, trong đó chủ yếu qua con đường tiểu ngạch, không được kiểm soát tốt chất lượng.
Video đang HOT
Theo_PLO
Thịt bò giả hoành hành: Do khoảng trống trong quản lý?
Qua việc liên tiếp phát hiện các cơ sở làm thịt bò giả đã cho thấy có khoảng trống trong quản lý thực phẩm!
Thịt bò giả hoành hành
Tin tức trên báo, mới đây, khi lấy hơn 100 mẫu thịt bò sống và chín ở các quận của Hà Nội để kiểm nghiệm, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia phát hiện hơn một nửa số mẫu thực chất là thịt lợn hoặc hàm lượng thịt bò rất thấp. Các sản phẩm giả thịt bò vừa nêu, gồm: giò bò, xúc xích bò, nạm bò và thịt bò tái, chín đều được ướp hương liệu, phụ gia với mùi và màu đặc trưng như thật.
Điều đáng nói là khi thông tin thịt bò giả được công bố thì thay vì vào cuộc xét nghiệm sâu hơn để đưa ra những cảnh báo về mức độ độc hại và xử lý vi phạm, thì cơ quan chức năng lại đùn đẩy trách nhiệm. Khi được hỏi về biện pháp xử lý vấn đề thịt bò giả trên địa bàn thành phố, ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho rằng: "Những thứ đó thuộc phạm vi quản lý của ngành nông nghiệp và ngành nông nghiệp đã làm. Ngành y tế là cơ quan thường trực".
Còn ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) lại cho rằng, kinh doanh thịt bò giả là hành vi gian lận thương mại. Điều đó được hiểu là "quả bóng" đã được đẩy sang cơ quan quản lý thị trường của ngành công thương.
Ông Nguyễn Hùng Long thừa nhận, hiện nay chưa có quy định cụ thể về việc, trong sản phẩm phải đạt bao nhiêu phần trăm hàm lượng thịt bò thì mới được gọi là sản phẩm thịt bò. Chính vì vậy, một số sản phẩm hạt nêm chỉ chứa dưới 2% thịt nhưng vẫn được quảng cáo rầm rộ là ngon từ thịt, ngọt từ xương, thịt thăn, xương ống. Rõ ràng sự giả dối trong kinh doanh thực phẩm đang có đất sống.
Biến heo nái thành thịt bò bằng hóa chất ở cửa hàng bán thịt sạch. (Ảnh: Báo Thanh niên).
Theo Chi cục Thú y TP HCM, từ đầu năm đến nay, đã có 4 vụ "thịt bò giả" bị đơn vị này phối hợp liên ngành phát hiện.
Mới nhất là vụ bắt quả tang cửa hàng chuyên doanh thịt bò tươi sống do ông Nguyễn Văn Suốt làm chủ ở 24 Bùi Hữu Nghĩa (khu vực chợ Hòa Bình, quận 5) vào sáng 15/4. Đây là cửa hàng có đăng ký kinh doanh, đã được kiểm tra và được cấp giấy đủ điều kiện vệ sinh thú y và điều kiện an toàn thực phẩm với công suất 50 kg/ngày.
Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở không có thịt bò tươi vì chưa nhập hàng mới nhưng theo sổ lưu thì ngày trước đó, cơ sở đã lấy về và bán hết 150 kg thịt bò tươi có giấy chứng nhận kiểm dịch.
Như vậy, về nguyên tắc, cửa hàng sẽ không có hàng tồn nhưng thực tế đoàn kiểm tra lại ghi nhận rất nhiều thịt trâu đông lạnh nhập khẩu. Chủ cửa hàng khai mua về rã đông để bán lẻ, số lượng lên đến hơn 1 tấn bao gồm thịt và các phụ phẩm như: gân, lòng, xương, vụn...
Do sản lượng kinh doanh vượt quá công suất ban đầu nên cửa hàng không còn bảo đảm điều kiện về bảo quản, vệ sinh thú y. Đặc biệt, tại đây còn phát hiện 4,5 kg hàn the, là chất cấm dùng trong thực phẩm, mà theo chủ cơ sở là dùng để thoa hoặc ngâm cho xương trâu bò khỏi đổ nhớt.
Tuy nhiên, không loại trừ khả năng hàn the còn được tẩm ướp vào các loại thịt để giữ được độ "tươi" khi để dưới nhiệt độ thường. Do đó, đoàn kiểm tra đã tạm giữ lô hàng và lấy mẫu xét nghiệm về vi sinh, chất cấm để có hướng xử lý tiếp theo.
Ông Khương Trần Phúc Nguyên, Trưởng Phòng Thanh tra Chi cục Thú y TP HCM, cho biết trong 4 vụ việc trên thì có 2 vụ cơ sở vi phạm có giấy phép kinh doanh hẳn hoi. Ngoài số thịt bò thật hợp pháp các cơ sở còn "độn" thịt trâu vào để kiếm lời, còn lại tổ chức chứa trữ chui tại các huyện vùng ven sau đó bỏ mối ở các chợ lẻ, quán ăn.
"Tình hình đang ở mức báo động do nguồn trâu đông lạnh nhập khẩu về có giá rất rẻ, chỉ bằng 1/2 thịt bò tươi. Người tiêu dùng mua phải bị lừa 3 lần, gồm: giá bị hớ do trâu đông lạnh bán giá bò tươi, trọng lượng thiếu do quá trình rã đông khiến thịt nặng hơn, chất lượng kém vì dễ bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh trong quá trình ngâm tẩm và hóa chất bảo quản đã từng được phát hiện trong các vụ trước đó" - ông Nguyên chia sẻ.
Theo dân trong nghề, dù cơ quan chức năng có kiểm soát thì tình hình kinh doanh thịt đông lạnh kém phẩm chất dưới dạng thịt tươi sẽ vẫn tiếp diễn vì lợi nhuận lớn. Hơn nữa, từ ngày 1-7 tới, khi Luật Thú y có hiệu lực, sẽ bãi bỏ việc cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho sản phẩm động vật lưu hành nội tỉnh. Khi đó, thịt đông lạnh sau khi nhập về kho sẽ được kinh doanh tự do, các chủ hàng sẽ dễ dàng thay đổi bao bì, nhất là hàng hết hạn sử dụng vì không còn bị kiểm soát như hiện nay.
Lỗ hổng quản lý
Báo thông tin thêm, qua việc phát hiện thịt bò giả đã cho thấy có khoảng trống trong quản lý thực phẩm! Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định, hiện đã có thông tư liên tịch phân định rõ chức năng quản lý các mặt hàng thực phẩm của 3 Bộ Y tế, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nên không có tình trạng chồng chéo cũng như chưa phát hiện mặt hàng nào bị bỏ trống trong quản lý.
Bộ Y tế đã ban hành danh mục phụ gia thực phẩm. Bộ Nông nghiệp cũng có danh mục thuốc bảo vệ thực vật, danh mục chất cấm trong chăn nuôi. Luật An toàn thực phẩm và Nghị định hiện hành cũng đã quy định mức xử phạt lên tới hàng trăm triệu đồng và cao nhất gấp 7 lần giá trị hàng hóa... Như vậy, khoảng trống trong quản lý an toàn thực phẩm phải chăng do bộ, ngành, địa phương chưa thực hiện hết trách nhiệm của mình?
Những ngày gần đây, lực lượng công an phát hiện nhiều trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm. Hàng tấn mỡ thối, nội tạng bốc mùi đang trên đường đi tiêu thụ bị bắt giữ, thịt gà và măng nhuộm chất vàng ô độc hại bị phát hiện, thịt chứa chất tạo nạc, chất kháng sinh, rau tồn dư hóa chất vượt ngưỡng... Vậy bao giờ mới chấm dứt được tình trạng tràn lan thực phẩm bẩn vừa nêu?
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: "Chúng tôi cho rằng vấn đề an toàn thực phẩm sẽ tiếp tục nóng vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thứ nhất là sự hiểu biết của người sản xuất kinh doanh thực phẩm. Ở Việt Nam có nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, gần 90 triệu hộ dân đều có thể sản xuất kinh doanh thực phẩm. Thứ 2 là ý thức của người sản xuất kinh doanh thực phẩm. Có những người biết sản phẩm độc hại những vẫn cố tình kinh doanh để thu lợi bất chính".
Bộ Luật hình sự sửa đổi có hiệu lực từ 1/7 tới sẽ xử lý hình sự trường hợp vi phạm nghiêm trọng về an toàn thực phẩm. Người sản xuất, kinh doanh có thể bị tù từ 12 năm đến 20 năm nếu thu lợi bất chính hơn 1 tỷ đồng từ thực phẩm bẩn. Nhưng vấn đề là các cơ sở sản xuất kinh doanh này có được phát hiện và xử lý kịp thời hay không thì chỉ có cơ quan thực thi pháp luật mới trả lời được.
Người dân đang mong chờ sự vào cuộc mạnh mẽ và trách nhiệm cao hơn nữa của cả các ngành cũng như chính quyền các địa phương để không còn những "khoảng trống" trong quản lý an toàn thực phẩm như vấn đề thịt bò giả vừa qua.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Cửa hàng thịt bò "độn" thêm hàng tấn trâu dỏm Do giá thịt trâu đông lạnh chỉ bằng 50% thịt bò tươi nên những người kinh doanh tìm mọi cách "phù phép" biến thành thịt bò để móc túi người tiêu dùng. Ngày 15-4, Chi cục Thú y TP HCM phối hợp với Cảnh sát môi trường (PC 49 - Công an TP HCM) bất ngờ kiểm tra cửa hàng chuyên doanh thịt...