UBTVQH cho ý kiến về 13 dự án luật, bộ luật tại phiên họp thứ 37
Từ ngày 9-9 đến 21-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sẽ tiến hành phiên họp thứ 37. Tại phiên họp này, UBTVQH xem xét và cho ý kiến về 13 dự án luật, bộ luật; báo cáo sơ kết 5 năm triển khai thi hành Hiến pháp; cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 8 của Quốc hội cùng các báo cáo và quyết định nhiều vấn đề quan trọng khác.
Các dự án luật, bộ luật được cho ý kiến bao gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; Luật Thanh niên (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng; Luật Đầu tư (sửa đổi); Luật Doanh nghiệp (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp. UBTVQH cũng sẽ cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi); việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước; giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi).
Bên cạnh đó, cơ quan thường trực của Quốc hội còn tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2012-2018″; đặc biệt, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 cũng sẽ được trình UBTVQH xem xét, cho ý kiến.
Các nội dung khác cũng nằm trong chương trình nghị sự là sự cần thiết ban hành Nghị quyết của Quốc hội về quản lý và sử dụng nguồn thu từ thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; các báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát tối cao về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2019; công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án và công tác phòng chống tham nhũng năm 2019…
Video đang HOT
ANH PHƯƠNG
Theo SGGP
Xử lý tham nhũng phải thật nghiêm
Tuần qua, Chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã có Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 6 tháng đầu năm 2019 gửi HĐND Thành phố để chuẩn bị cho kỳ họp thứ XI sẽ khai mạc ngày 9-7-2019.
Báo cáo của UBND Thành phố Đà Nẵng nêu, các đơn vị, địa phương chưa phát hiện trường hợp tặng quà, nhận quà trái quy định và sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi. Đặc biệt, qua hoạt động tự kiểm tra nội bộ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa phát hiện vụ việc nào có dấu hiệu tham nhũng.
Phải chăng, sau những sóng gió mà Đà Nẵng vấp phải trong những năm vừa qua thì đã rút ra được những bài học, những kinh nghiệm hay trong công tác cán bộ, công tác phòng, chống tham nhũng khi xử lý hàng loạt sai phạm của cựu Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh rồi kỷ luật, khởi tố đối với hai cựu Chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng là ông Trần Văn Minh và ông Văn Hữu Chiến ? .
Chống tham nhũng - cuộc chiến gian nan: Ảnh mang tính minh họa.
Phải chăng, từ thực tế đã trải qua, đã khiến Đảng bộ, chính quyền Thành phố đã chủ động, tích cực hơn, có phương pháp, biện pháp đấu tranh sớm hơn, ngăn chặn tham nhũng tốt hơn, để tiếp tục đưa Đà Nẵng phát triển nhanh và bền vững, đáp ứng yêu cầu của Đảng, kỳ vọng của nhân dân...?
Chúng ta đều biết, việc thanh tra, kiểm tra nội bộ để phòng ngừa và phát hiện tham nhũng trong thời gian qua luôn là vấn đề nóng. Hàng năm, có hàng trăm cuộc thanh tra, kiểm tra, nhưng các kết luận vẫn nặng về các cụm từ: Đầu tư dàn trải, kém hiệu quả dẫn đến sơ suất, trình độ quản lý còn hạn chế... rồi đề nghị phê bình nghiêm khắc, kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc, hãn hữu lắm mới có vụ việc được chuyển sang cơ quan điều tra về hành vi tham nhũng. Một trong ba nguyên nhân khiến việc tự phát hiện tham nhũng không đem lại hiệu quả như mong muốn,
Một là: Ý thức trách nhiệm của người đứng đầu không cao dẫn đến thờ ơ, không quan tâm tới việc phát hiện, xử lý tham nhũng, ngại va chạm. Hai là: Về khách quan, hành vi tham nhũng thường có độ ẩn cao, không dễ phát hiện, nếu không chủ động và không sâu sát thì nhiều khi bị che mắt. Ba là: Không loại trừ ở nơi này, nơi khác, bản thân người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cũng dính vào tiêu cực, bàn tay đã nhúng chàm rồi thì còn phát hiện, xử lý được ai đây.
Để khắc phục tình trạng này, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07-12-2015 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng. Chỉ thị đã giao người đứng đầu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo công tác phòng chống tham nhũng, không được giao khoán cho ai khác, ngay cả với cấp phó.
Người đứng đầu phải chủ động tự phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng trong tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Ở đây có một thái độ rất dứt khoát là nếu như người đứng đầu để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình trực tiếp lãnh đạo, quản lý nhưng không chủ động phát hiện, xử lý, đặc biệt đối với trường hợp bao che, ngăn cản việc phát hiện, xử lý tham nhũng thì phải được xử lý nghiêm minh.
Sự vật, hiện tượng nào cũng có mặt trái của nó. Đã có không ít các cơ quan, đơn vị, địa phương rơi vào tình trạng người đứng đầu vì sợ trách nhiệm, sợ ảnh hưởng đến uy tín, quyền lợi cá nhân nên khi có vụ việc liên quan đến tiêu cực, tham nhũng ở nơi mình quản lý, đã bằng mọi giá bưng bít, ém nhẹm, rồi tìm mọi cách để bịt miệng những người dám nói thẳng, nói thật, có nguy cơ rò rỉ thông tin.
Tìm cách đứng ngoài cuộc, tỏ ra vô can; thông qua các mối quan hệ để tiếp xúc với cấp trên, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan bảo vệ pháp luật để dễ bề thuyết phục, đề xuất theo hướng có lợi, theo kiểu "đóng cửa bảo nhau", đổ lỗi cho cơ chế, biến trách nhiệm cá nhân thành trách nhiệm tập thể; biến hành vi tham nhũng thành thiếu trách nhiệm gây lãng phí...
Chính vì thế mà công tác thanh tra, kiểm tra được xem là "thanh bảo kiếm" để kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, nhưng nếu "thanh bảo kiếm" chưa phát huy hết được quyền năng của mình, chưa thẳng tay, chưa nghiêm khắc với các sai phạm, chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả những sự bao che và bưng bít thông tin ở các cơ quan, đơn vị, địa phương, thì e rằng tham nhũng vẫn sẽ còn đất sống.
Cù Tất Dũng
Theo CAND
Quỹ bảo hiểm xã hội đang phải bù lớn cho người về hưu Trước đây, hệ thống quỹ hưu trí được Nhà nước bao cấp. Bây giờ Nhà nước không bao cấp quỹ hưu trí nhưng quỹ bảo hiểm xã hội vẫn tiếp tục bao cấp. Vừa qua, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi). Liên quan đến đề xuất tăng tuổi hưu, đại biểu...