UBND TP.HCM: Lựa chọn đơn vị khai thác phà biển phải công khai
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, ông Võ Văn Hoan đã có văn bản gửi Sở GTVT TP.HCM và các đơn vị liên quan về việc lựa chọn doanh khiệp khai thác tuyến vận tải phà biển Cần Giờ – Vũng Tàu.
Cụ thể, trước đề nghị của Sở GTVT TP.HCM về việc thành lập tổ công tác lựa chọn doanh nghiệp khai thác tuyến vận tải hành khách – hàng hóa bằng phà biển Cần Giờ – Vũng Tàu; cùng với ý kiến của Sở Tài chính, UBND huyện Cần Giờ, UBND TP có ý kiến như sau:
Chấp thuận đề nghị của Sở GTVT và các sở, ngành liên quan về việc xây dựng tiêu chí, tổ chức lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận tải hành khách – hàng hóa bằng phà biển từ Cần Giờ – Vũng Tàu theo đúng quy định. Giao Sở GTVT thành lập tổ công tác, do Sở GTVT làm tổ trưởng, các thành viên gồm Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, UBND huyện Cần Giờ. Tổ công tác này sẽ xây dựng tiêu chí, thẩm định, đánh giá hồ sơ và tổ chức lựa chọn đơn vị khai thác vận tải, bao gồm tính công khai, minh bạch, theo đúng quy định hiện hành.
Hiện Sở GTVT TP.HCM đang tiến hành lựa chọn đơn vị khai thác. Ảnh: ĐÀO TRANG
Trao đổi với PLO, đại diện Sở GTVT TP.HCM cho biết hiện nay tổ công tác đang lập kế hoạch thẩm định và lựa chọn đơn vị khai thác vận tải theo đúng quy định hiện nay. Sau khi lựa chọn được đơn vị khai thác, Sở GTVT TP.HCM sẽ đưa ra quy mô, lộ trình tuyến cho người dân nắm rõ.
Video đang HOT
Trước đó, PLO có đăng tải bài viết “TP.HCM sẽ phát triển phà biển để giảm kẹt xe đường bộ” về việc Sở GTVT TP.HCM đã tiến hành khảo sát tuyến vận tải hành khách, hàng hóa bằng phà biển tuyến Cần Giờ – Vũng Tàu. Bởi nhiều tuyến đường kết nối TP.HCM – Vũng Tàu thường xuyên rơi vào tình trạng kẹt xe, Sở GTVT TP.HCM đã tiến hành khảo sát tuyến vận tải hành khách, hàng hóa bằng phà biển từ Cần Giờ đi Vũng Tàu nhằm giảm áp lực giao thông đường bộ phát triển giao thông đường thủy.
Tuyến phà biển Cần Giờ – Vũng Tàu có cự ly vận chuyển khoảng 15 km, di chuyển khoảng 30 phút, có thể vận chuyển hành khách, xe máy, ô tô, xe tải và hàng hóa. Dự kiến phà biển sẽ có tải trọng hơn 103 tấn, chứa khoảng 350 hành khách, 150 xe máy, 20 xe bốn chỗ/bảy chỗ…
ĐÀO TRANG
Theo PLO
TP.HCM sẽ phát triển phà biển để giảm kẹt xe đường bộ
Sở GTVT TP.HCM đã tiến hành khảo sát tuyến vận tải hành khách, hàng hóa bằng phà biển tuyến Cần Giờ - Vũng Tàu.
Trước thực trạng nhiều tuyến đường kết nối TP.HCM - Vũng Tàu thường xuyên rơi vào tình trạng kẹt xe, Sở GTVT TP.HCM đã tiến hành khảo sát tuyến vận tải hành khách, hàng hóa bằng phà biển từ Cần Giờ đi Vũng Tàu nhằm giảm áp lực giao thông đường bộ và phát triển giao thông đường thủy.
Theo Sở GTVT TP.HCM, hiện Sở cùng UBND huyện Cần Giờ và Sở GTVT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu mới chỉ tiến hành khảo sát. Sau khi được UBND TP.HCM cho phép, Sở sẽ tổ chức lựa chọn nhà đầu tư có năng lực và đưa vào khai thác trong năm 2019.
Theo Sở GTVT, doanh nghiệp có thể khai thác tuyến phà biển cần phải đáp ứng một số tiêu chí: Hoạt động ổn định, tuyệt đối an toàn cho hành khách, hàng hóa; có năng lực về tài chính; phương tiện vận tải phải đáp ứng được nhu cầu chở người, xe máy, ô tô...
Ông Trần Song Hải, Tổng giám đốc Công ty TNHH Công Nghệ Xanh DP, một đơn vị có kinh nghiệm khai thác tàu cao tốc, cho biết việc phát triển giao thông đường thủy là một xu thế tất yếu bởi các tuyến đường kết nối về khu vực Nam bộ và ĐBSCL đã kẹt cứng. Nếu có thể, Nhà nước nên khai thác tiềm năng vốn có của các tuyến đường thủy như Cần Thơ, Long An, Tiền Giang kết nối với Vũng Tàu thì sẽ giảm kẹt xe và giảm phương tiện đi qua các tuyến quốc lộ.
Sở GTVT TP.HCM đã tiến hành khảo sát tuyến vận tải hành khách bằng phà biển tuyến Cần Giờ - Vũng Tàu. Ảnh: HOÀNG GIANG
Theo ông Hải, việc phát triển phà biển từ Long An đi Vũng Tàu sẽ rất thuận lợi, không chỉ rút ngắn thời gian mà còn tận hưởng được không khí trong lành trên sông, biển.
Khi PV đề cập đến phương án xây dựng phà biển từ trung tâm TP.HCM đi Vũng Tàu, ông Hải cho rằng không nên xây dựng tuyến này, vì hiện nay đã có tuyến tàu cao tốc TP.HCM - Vũng Tàu nên việc khai thác sẽ không mang lại hiệu quả.
"Chủ đầu tư nên cân nhắc khi đầu tư tuyến phà biển từ trung tâm TP.HCM - Vũng Tàu hay Cần Giờ - Vũng Tàu bởi thời gian di chuyển của phà khá chậm, trong khi chi phí đầu tư lớn, hơn 40 tỉ đồng" - ông Hải lưu ý.
Tương tự, ông Nguyễn Kim Toản, Giám đốc Công ty TNHH Thường Nhật (chủ đầu tư tuyến buýt sông số 1 TP.HCM), cho rằng: Việc phát triển phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu sẽ tạo nên hướng mở về giao thông, sẽ không còn kẹt xe và kích thích phát triển đô thị ở Cần Giờ. Khi tuyến phà biển đi vào hoạt động không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển giao thông, phát triển du lịch Vũng Tàu mà còn "thức dậy" du lịch Cần Giờ vốn đang "ngủ quên".
Theo ông Toản, trước mắt, nếu cầu kết nối đường bộ giữa Cần Giờ và Vũng Tàu chưa triển khai được thì phà biển được coi là bài toán tốt nhất để đảm bảo nhu cầu kết nối giữa hai địa phương này.
Ông Hà Thanh Sơn, Trưởng phòng Quản lý giao thông đường thủy, Sở GTVT TP.HCM, cho hay: Nếu đi phà biển từ bến phà Cần Giuộc (Long An) tới Vũng Tàu chỉ mất khoảng hai tiếng. Cạnh đó, đi bằng phà biển sẽ không còn kẹt xe, mà khi tuyến đường thủy đi qua rừng sác, hành khách còn được ngắm cảnh quan trên sông và tận hưởng không khí trong lành.
Theo ông Sơn, trước mắt có thể sử dụng bến Tắc Xuất ở huyện Cần Giờ có sẵn để khai thác ngay. Sau khi thí điểm, nếu hiệu quả sẽ xem xét quy hoạch thêm vị trí phù hợp. Tuyến phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu có cự ly vận chuyển khoảng 15 km, di chuyển khoảng 30 phút, có thể vận chuyển hành khách, xe máy, ô tô, xe tải và hàng hóa. Dự kiến phà biển sẽ có tải trọng hơn 103 tấn, chứa khoảng 350 hành khách, 150 xe máy, 20 xe bốn chỗ/bảy chỗ...
ĐÀO TRANG
Theo PLO
Có Bến xe Miền Đông mới lại lo 'mọc' xe dù, bến cóc Trao đổi với báo chí sáng 6-9, Sở GTVT TP.HCM đã đề cập đến nhiều vấn đề nóng trong ngành giao thông. Trong đó đáng chú ý là những vướng mắc xoay quanh việc đưa Bến xe Miền Đông (BXMĐ) mới vào khai thác. Ông Ngô Hải Đường, Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng Sở GTVT, cho biết vấn đề tổ...