UBND TPHCM chính thức duyệt dự án xây cơ sở 2 trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Phó Chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan đã ký duyệt dự án xây dựng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch (cơ sở 2) tại huyện Bình Chánh. Dự án thực hiện trong 4 năm với nguồn vốn đầu tư lấy từ ngân sách thành phố, khởi công xây dựng trong năm 2020.
Phối cảnh tổng thể trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch (cơ sở 2) tại Bình Chánh (ảnh: ĐH Ykhoa Phạm Ngọc Thạch)
Việc đầu tư dự án Xây dựng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (cơ sở 2) kết hợp với bệnh viện thực hành theo mô hình Viện – Trường và tăng cường đội ngũ giảng viên giỏi về lý thuyết và thực hành nhằm mở rộng năng lực đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn của các nước tiên tiến trên thế giới, cung cấp nguồn nhân lực y tế đáp ứng nhu cầu cho ngành y tế TP.HCM và các tỉnh, thành phía Nam cũng như cả nước, góp phần tích cực vào mục tiêu phát triển mạng lưới y tế quốc gia.
Công trình chính gồm: khối giảng đường, học tập và đào tạo và khối hành chính, thư viện và nhà thể thao cao 10 tầng. Riêng khối nhà để xe cao 8 tầng. Phía Bắc giáp khu dân cư xây dựng mới, đất trường học và đường dự kiến DK2 (lộ giới 40m), phía Nam giáp dự án mở rộng Cụm Y tế Tân Kiên và đường số 1 (lộ giới 20m), phía Đồng giáp đường Nguyễn Cửu Phú (lộ giới 40m) và phía Tây giáp đường dự kiến DK3 (lộ giới 30m).
Theo kế hoạch, cơ sở này sẽ có 10.000 sinh viên kèm theo là bệnh viện đa khoa thực hành 1.000 giường. Tổng kinh phí dự kiến 2.500 tỷ đồng.
Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch được thành lập vào năm 2008 trên cơ sở tiền thân là Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng Cán bộ Y tế TP. HCM (thành lập năm 1989). Đây là trường ĐH công lập chịu sự quản lý trực tiếp của UBND TP.HCM, chịu sự quản lý nghiệp vụ của Bộ GD-ĐT và chịu sự quản lý chuyên môn của Bộ Y tế.
Video đang HOT
Lê Phương
Theo Dân trí
Người dân TP HCM sẽ phải trả thêm tiền nước
Dự kiến, giá nước sạch bán lẻ ở TP HCM tăng từ 5.300 đồng/m3 lên 5.600 đồng/m3 đối với hộ dân cư. Riêng hộ nghèo và cận nghèo vẫn giữ nguyên giá 5.300 đồng/m3
Phó Chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan cho biết TP đang lấy ý kiến các cơ quan chuyên môn để điều chỉnh giá nước, sau khi Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) kiến nghị UBND TP điều chỉnh tăng giá bán lẻ nước sinh hoạt giai đoạn 2019-2022.
Giá nước chưa điều chỉnh từ năm 2013
Theo tờ trình của SAWACO, từ năm 2013 đến nay, giá nước vẫn chưa được điều chỉnh. Từ năm 2015, tình hình tài chính của SAWACO bị ảnh hưởng do phải bảo đảm, duy trì tỉ lệ 100% hộ dân được sử dụng nước sạch khi triển khai thực hiện nghị quyết của HĐND TP và thực hiện "nhiệm vụ chính trị, an sinh xã hội", trong khi chi phí mua sỉ nước sạch từ các nhà máy nước tăng hằng năm, chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí hoạt động kinh doanh nước sạch (42%). Từ năm 2016-2018, chi phí mua sỉ nước sạch từ các nhà máy nước xã hội hóa tăng bình quân 252 tỉ đồng/năm.
Để bù đắp chi phí tăng cao do trượt giá, các đối tác của SAWACO yêu cầu lộ trình giá mua bán sỉ nước sạch tăng định kỳ hằng năm hoặc 2 năm. Cụ thể, Công ty CP B.O.O nước Thủ Đức 2 năm sẽ tăng 5% giá nước sạch; Công ty CP Cấp nước Kênh Đông tăng 6 năm đầu, mỗi năm tăng 5%, các năm sau mỗi năm tăng 1%; Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh nước sạch Sài Gòn 10 năm đầu, mỗi năm tăng 5%, các năm sau tăng 3%; Công ty CP Đầu tư nước Tân Hiệp năm thứ 2 tăng 5%, sau đó 2 năm tăng 7,5%.
Công ty CP B.O.O nước Thủ Đức - đối tác của SAWACO
Bên cạnh đó còn bị ảnh hưởng từ thay đổi chính sách thuế, giá điện. Một khó khăn nữa là do một bộ phận người dân còn sử dụng nước ngầm nên SAWACO chưa tiêu thụ hết lượng nước sản xuất và mua sỉ của các nhà máy nước khác, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của SAWACO.
SAWACO kiến nghị UBND TP chấp thuận nguyên tắc việc điều chỉnh giá mua bán sỉ nước sạch phải gắn liền với việc điều chỉnh giá bán lẻ nước sạch cho người tiêu dùng. Khi giá bán lẻ được điều chỉnh thì hai bên sẽ thương thảo điều chỉnh giá mua bán sỉ nước sạch. Đồng thời, chấp thuận cho SAWACO đàm phán lại sản lượng và đơn giá mua sỉ nước sạch với các nhà máy xã hội hóa theo khả năng tiêu thụ, phát huy công suất các nhà máy của SAWACO. Việc này nhằm bảo đảm sử dụng hiệu quả vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước.
Tăng 5,66% so với giá hiện nay
Liên quan đến vấn đề này, mới đây, Sở Tài chính TP đã trình UBND TP dự thảo quyết định ban hành giá nước sinh hoạt trên địa bàn TP lộ trình 2019-2022, sau khi có ý kiến của các đơn vị liên quan, ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp.
Theo đó, giá nước năm 2019 sẽ tăng 5,66% so với mức giá hiện nay, tức từ 5.300 đồng/m3 lên 5.600 đồng/m3 đối với hộ dân cư; riêng hộ nghèo và cận nghèo vẫn giữ nguyên 5.300 đồng/m3. Năm 2020, giá nước bán lẻ sẽ tăng lên 6.000 đồng/m3 đối với hộ dân cư, 5.600 đồng/m3 đối với hộ nghèo và cận nghèo. Năm 2021 là 6.300 đồng/m3 đối với hộ dân cư và 6.000 đồng/m3 đối với hộ nghèo và cận nghèo. Năm 2022 là 6.700 đồng/m3 đối với hộ dân cư và 6.300 đồng/m3 đối với hộ nghèo và cận nghèo. Giá này chưa bao gồm thuế GTGT và áp dụng cho định mức sử dụng đến 4 m3/người/tháng. Đối với định mức từ 4 đến 6 m3/người/tháng và trên 6 m3/người/tháng sẽ có mức giá cao hơn.
Đối tượng gồm các hộ dân cư sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt; các khu dân cư, chung cư, khu lưu trú công nhân, các cư xá, ký túc xá; các cơ sở xã hội, cơ sở chữa bệnh - cai nghiện thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, thuộc Lực lượng TNXP TP sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt; hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn TP. Định mức sử dụng nước sạch được xác định trên số nhân khẩu thường trú và tạm trú dài hạn căn cứ theo sổ hộ khẩu thường trú và sổ tạm trú. Mỗi nhân khẩu chỉ được đăng ký định mức tại một thuê bao đồng hồ nước.
Trường hợp nhiều hộ gia đình sử dụng chung một đồng hồ nước thì tính định mức các nhân khẩu sử dụng chung cho khách hàng đúng tên thuê bao đồng hồ nước. Trường hợp sinh viên và người lao động thuê nhà để ở (không có hộ khẩu thường trú tại TP) có thời hạn hợp đồng thuê nhà từ 12 tháng trở lên, căn cứ vào giấy xác nhận tạm trú và hợp đồng thuê nhà có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, được tính định mức như nhân khẩu thường trú.
Đối với việc quyết định giá nước sạch cho các mục đích sử dụng khác, Sở Tài chính cho biết thẩm quyền thuộc SAWACO. SAWACO sẽ quyết định giá nước sạch cho các mục đích khác ngoài giá nước sạch cho sinh hoạt phù hợp với phương án giá nước sạch lộ trình 2019-2022 đã được UBND TP phê duyệt.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan, giá nước hiện nay đã lạc hậu và chưa được điều chỉnh. Vì vậy sắp tới, TP sẽ điều chỉnh theo hướng tăng và tăng bao nhiêu thì đang làm lộ trình, lấy ý kiến các sở - ngành. "Không điều chỉnh sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, dẫn đến chất lượng nước khó được cải thiện, nâng cao" - Phó Chủ tịch UBND TP nói.
Cấp nước qua đồng hồ tại nhà dân chỉ đạt 97,8%
Theo quy hoạch, tổng công suất cấp nước của TP HCM đến năm 2015 là 2.840.000 m3/ngày và đến năm 2025 là 3.700.000 m3/ngày. Từ khi quy hoạch đến nay, tổng công suất cấp nước toàn TP đạt 2.400.000 m3/ngày, bảo đảm nhu cầu dùng nước của người dân TP cho sản xuất và sinh hoạt. Cũng theo quy hoạch, đến năm 2025, 100% hộ dân TP được cấp nước sạch nhưng đến nay đã đạt được tỉ lệ này. Tuy nhiên, việc cấp nước qua đồng hồ tại nhà dân chỉ đạt 97,8%, còn lại 2,2% thông qua các giải pháp cấp nước khác (đồng hồ tổng, bồn nước, thiết bị lọc).
Bài và ảnh: PHAN ANH
Theo Nguoilaodong
Nước sông Sài Gòn Đồng Nai đang ô nhiễm nặng Hôm qua (27/9), tại hội thảo nâng cao hiệu quả cung cấp nước sạch cho người dân, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan cho biết 94% nguồn nước thô TP HCM đang khai thác là từ hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai. Tuy nhiên, TP nằm cuối lưu vực nên không thể kiểm soát vấn đề nguồn nước...