UBND TPHCM chỉ đạo làm rõ vụ 26 tỷ đồng trong tài khoản biến mất
Công an TP.HCM đã vào cuộc điều tra vụ khách hàng tố bị mất 26 tỷ đồng trong tài khoản Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
Công an TP.HCM vào cuộc điều tra rõ việc Giám đốc Công ty Quang Huân tố cáo 3 nhân viên công ty giả mạo chữ ký rút tiền từ ngân hàng VPbank để chiếm đoạt. (Ảnh minh họa)
Giám đốc tố nhân viên mạo chữ ký rút 11,3 tỷ
Ngày 24.8, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến vừa có văn bản gửi công an và Ngân hàng Nhà nước thành phố, yêu cầu làm rõ vụ khách hàng báo mất 26 tỷ đồng trong tài khoản VPBank.
Trong văn bản này, Phó chủ tịch Trần Vĩnh Tuyến giao Công an Thành phố triển khai nắm tình hình, xử lý nghiêm vụ việc, báo cáo nhanh tới UBND TP.HCM.
Đồng thời, lãnh đạo Thành phố cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM phối hợp, hỗ trợ công an để giải quyết các vấn đề phát sinh có liên quan đến Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), kịp thời báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và UBND thành phố những vấn đề vượt thẩm quyền để phối hợp chỉ đạo xử lý.
Trước đó, thông tin với báo chí, bà Trần Thị Thanh Xuân – Giám đốc Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Quang Huân (gọi tắt là Công ty Quang Huân, trụ sở ở huyện Củ Chi, TP.HCM) cho biết: Cuối tháng 3.2015, Công ty Quang Huân mở tài khoản tại VPBank. Trong mùa mua bán nông sản, khách hàng thanh toán tiền hàng vào tài khoản này ước tính khoảng 26 tỷ đồng.
Tuy nhiên, cuối tháng 7.2015, bà Xuân đến rút tiền thì phát hiện 26 tỷ đồng trong tài khoản đã biến mất, tài khoản chỉ còn lại vài trăm.
Bà Xuân muốn kiểm tra tài khoản thì nhân viên ngân hàng yêu cầu bà làm thủ tục đổi chữ ký, vì cho rằng chữ ký của bà không giống như chữ ký đã giao dịch trước đây.
Nhìn sao kê tài khoản, bà Xuân ngạc nhiên phát hiện, việc ký séc, chi séc diễn ra liên tục, trong khi bà chưa hề mua séc lần nào. Trong bản sao kê ghi rõ, người mua séc của công ty bà chính là nhân viên VPBank Đoàn Thị Thúy H, người rút séc là 3 nhân viên công ty gồm Phạm Văn T, Đỗ Đình B và Nguyễn Huy N (chồng bà H.).
Video đang HOT
Bà Xuân cũng khẳng định, bà không hề nhận được bất kỳ tin nhắn nào về các giao dịch trên, dù có đăng ký thông báo giao dịch Mobile banking vào số điện thoại cá nhân.
Từ đó, bà Xuân cho rằng, phía ngân hàng thoái thác trách nhiệm, với lý do nhân viên mua séc của ngân hàng đã nghỉ việc. Chỉ có công an mới có quyền mời nhân viên đó lên làm việc, chứ ngân hàng không có quyền.
Liên quan tới tố giác của bà Trần Thị Thanh Xuân, đại diện Ngân hàng VPBank cho biết, phía ngân hàng đã nhận được thông tin tố cáo từ phía khác hàng Trần Thị Thanh Xuân và công văn đề nghị hợp tác điều tra, cung cấp thông tin của Công an TP.Hồ Chí Minh về vụ việc, 3 nhân viên công ty Quang Huân giả mạo chữ ký của bà rút tiền tại Ngân hàng VPBank chiếm đoạt số tiền chính xác là 11,3 tỷ đồng.
Vụ việc có dấu hiệu hình sự?
Về những thông tin bà Xuân phản ánh với báo chí, phía Ngân hàng VPBank cho biết, ngày 19.10.2015, ngân hàng nhận được đơn tố cáo của bà Xuân liên quan đến các vấn đề mở, sử dụng tài khoản của Công ty Quang Huân.
Bà Xuân cho rằng ông Phạm Văn T (kế toán công ty Quang Huân) và một số cán bộ nhân viên của VPBank câu kết, thông đồng làm thiệt hại cho công ty 11,3 tỷ đồng.
Tiếp nhận thông tin, VPBank đã kiểm tra hồ sơ mở tài khoản, làm việc với các cá nhân liên quan là ông Phạm Văn T. và luật sư đại diện của ông T. cũng như trao đổi trực tiếp với bà Xuân vào cuối tháng 10.2015.
“Qua quá trình làm việc, xác minh, các cá nhân liên quan đều phủ nhận nội dung tố cáo của bà Xuân và yêu cầu đối chất với bà Xuân để làm rõ.
VPBank đã chủ động trao đổi, mời bà Xuân làm việc nhằm tạo cơ hội cho các bên đối chất, làm rõ sự việc nhưng bà Xuân không phối hợp và trả lời đã gửi đơn cho các cơ quan công an điều tra, làm rõ.
Để bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo mật thông tin khách hàng cụ thể là Công ty Quang Huân, VPBank đã hướng dẫn bà Xuân nhân danh Công ty Quang Huân để thực hiện khiếu nại theo đúng quy định, làm cơ sở cho VPBank thực hiện giải quyết khiếu nại với khách hàng theo đúng quy định pháp luật”, ông Nguyễn Thành Long – Phó Tổng Giám đốc VPBank cho biết.
Về việc mở và sử dụng tài khoản của Công ty Quang Huân, VPBank cho biết: Ngày 28.3.2015, trên cơ sở đơn mở tài khoản, mẫu dấu, chữ ký của chủ tài khoản và các hồ sơ, tài liệu kèm theo của Công ty Quang Huân gửi tới VPBank theo đúng quy định nên ngân hàng đã mở tài khoản thanh toán cho Công ty Quang Huân. Sau khi mở tài khoản, Công ty Quang Huân đã sử dụng số tài khoản này để giao dịch.
“Qua kiểm tra, đối chiếu các chứng từ giao dịch tài khoản của Công ty Quang Huân, VPBank nhận thấy các chứng từ chuyển khoản, rút tiền, mua séc… đều được ký tên, đóng dấu bởi đại diện theo pháp luật của Công ty Quang Huân với chữ ký, con dấu khớp đúng với chữ ký, con dấu được đăng ký mẫu với VPBank tại đơn đăng ký mở tài khoản của Công ty Quang Huân.
Các giao dịch, biến động số dư VPBank đều gửi tin nhắn SMS đầy đủ đến số điện thoại Công ty Quang Huân đã đăng ký, số điện thoại này đã được VPBank xác minh là số điện thoại của bà Trần Thị Thanh Xuân – chủ tài khoản/người đại diện pháp luật Công ty Quang Huân đã, đang sử dụng”, VPBank cho biết.
Theo VPBank, những ý kiến phản ánh của bà Xuân trên báo chí, VPBank nhận thấy đây là vụ việc có dấu hiệu hình sự và rất cần cơ quan điều tra vào cuộc xác minh, làm rõ. Khi đó sẽ sáng tỏ được các nghi vấn về chữ ký chủ tài khoản, con dấu Công ty Quang Huân sử dụng để đăng ký Mở tài khoản và thực hiện các giao dịch Mở tài khoản, trên SÉC, chứng từ giao dịch … cũng như việc nhận SMS liên quan đến giao dịch tài khoản.
“VPBank khẳng định, đây là vụ việc hết sức nghiêm trọng và cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an để làm sáng tỏ.
VPBank bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật, luôn tăng cường hệ thống kiểm tra, kiểm soát để bảo đảm an toàn cho giao dịch, tài sản, tiền gửi của khách hàng
VPBank cam kết luôn bảo đảm đến cùng quyền lợi của khách hàng theo đúng quy định của pháp luật”, ông Long cho biết.
Theo Xuân Lực (Dân Việt)
Cải thiện đáng kể, nhưng tính minh bạch thị trường BĐS Việt Nam vẫn còn thấp
Theo báo cáo GRETI 2016 của Jones Lang LaSalle (JLL), Việt Nam đang xếp thứ hạng khá thấp về tính minh bạch trong thị trường bất động sản (xếp hạng 68 trên 109 quốc gia).
Tuy nhiên, nếu so sánh với những năm trước đây, hình ảnh của Việt Nam đang được cải thiện qua từng năm. Nếu như trong năm 2014, Việt Nam nằm hoàn toàn trong nhóm các nước có chỉ số minh bạch thấp thì đến năm 2016, Việt Nam được ghi nhận đang trong "giai đoạn quá độ sang nhóm các nước có chỉ số minh bạch trung bình".
Sự cải thiện tính minh bạch trên thị trường được ghi nhận ở nhiều khía cạnh khác nhau. Từ minh bạch hoá trong thông tin quy hoạch, quy trình thủ tục đầu tư cho đến minh bạch trong thông tin dự án đối với người mua, khách thuê...nhằm bảo về quyền lợi của khách hàng đầu cuối.
Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đã có những tiến bộ trong công khai thông tin đất đai, tuy nhiên vẫn cần nhiều nỗ lực hơn nữa. Trong tháng 7 vừa qua, Ngân hàng Thế giới đã phê duyệt gói hỗ trợ dự án "Cải thiện Quản lý và Cơ sở Dữ liệu đất đai Việt Nam" trị giá 150 triệu đô. Dự án này nhằm xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về đất đai cho cả chính phủ và công chúng tiếp cận.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, dự án sẽ hỗ trợ đơn giản hóa thủ tục quy trình nghiệp vụ liên quan đến dịch vụ đất đai. Gói hỗ trợ này sẽ đẩy nhanh hơn quá trình đổi mới công tác quản lý đất đai tại Việt Nam, minh bạch hóa quy trình, thủ tục cũng như thông tin đối với các nhà đầu tư bất động sản, cải thiện môi trường đầu tư.
Theo nhận định của JLL Việt Nam, minh bạch hóa thông tin dự án được ghi nhận rõ trong phân khúc nhà ở. Trong những năm gần đây, rất nhiều chính sách, quy định.. về việc công khai minh bạch thông tin đã được ban hành.
Việc công bố danh sách các dự án được phép bán nhà trên giấy theo nghị định 76/NĐ-CP, hay gần đây hơn là danh sách các dự án đang thế chấp tại các NHTM theo yêu cầu rà soát tình hình các dự án xây dựng nhà ở của chính quyền địa phương được xem như động thái nhằm "minh bạch hóa" thị trường này.
Dù vậy, tiến trình minh bạch hóa này vẫn chưa thực sự hiệu quả do thiếu đồng bộ, nhất quán và chưa triệt để trong quá trình thực hiện cũng như giám sát.
JLL cho rằng từ phía chủ đầu tư, việc công khai thông tin dự án đã phần nào được thực hiện một cách đầy đủ và chủ động hơn. Tuy nhiên, vẫn chưa có những quy định cụ thể và chặt chẽ trong việc đảm bảo độ chính xác của các thông tin được công khai này.
Sự phát triển công nghệ mạnh mẽ cùng với việc bất động sản đang là thị trường thu hút dòng vốn đầu tư lớn tại Việt Nam sẽ là các yếu tố đảm bảo cho việc cải thiện tính minh bạch trong thị trường bất động sản trong tương lai.
Trong khi công nghệ phát triển được coi là công cụ hữu ích hỗ trợ thực hiện công khai minh bạch thông tin, việc nguồn vồn đầu tư tăng cao vào thị trường này sẽ khiến cho nhu cầu về minh bach trở nên bức thiêt.
Yêu cầu về tiêu chuẩn minh bạch trên thị trường sẽ được đẩy cao khi nguồn vốn đổ vào ngày càng nhiều. Tuy nhiên như đã đề cập, đây sẽ là một quá trình dài hơi đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực để thực hiện.
Theo_Phụ Nữ News
Giá nhà cao gấp 20 lần thu nhập trung bình Hiện tại, giá nhà ở Việt Nam đang cao gấp hơn 20 lần so với thu nhập trung bình của xã hội, trong lúc ở các nước khác thì giá nhà chỉ cao hơn khoảng 5 - 7 lần. Tuy nhiên, để tạo lập được nhà ở thì có thể bằng nhiều phương thức như thuê, mua nhà trả góp hoặc mua nhà...