UBND TP Uông Bí yêu cầu Chùa Ba Vàng chấm dứt ‘thỉnh vong’
Ông Phạm Tuấn Đạt, Phó Chủ tịch UBND thành phố Uông Bí (Quảng Ninh), vừa ra văn bản yêu cầu Đại đức Thích Trúc Thái Minh – trụ trì chùa Ba Vàng chấm dứt hoạt động không có trong danh mục hoạt động tôn giáo.
Trong số này có hoạt động chưa đúng với danh mục đã đăng ký với nhà chức trách gồm: nghi thức thỉnh vong, cúng oan gia trái chủ, các hoạt động giảng Pháp do bà Phạm Thị Yến (Chủ nhiệm Câu lạc bộ Cúc Vàng chùa Ba Vàng) thực hiện.
Thành phố Uông Bí yêu cầu trụ trì chùa Ba Vàng chấm dứt việc tổ chức thỉnh vong, cúng oan gia trái chủ. “Việc tuyên truyền giảng pháp của Phật tử Yến gây bất bình trong dư luận, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh trật tự trên địa bàn”, văn bản nêu.
Trong một diễn biến khác, sáng nay, fanpage của Đại đức Thích Trúc Thái Minh cũng dẫn chiếu Kinh Tạng Nam Truyền (ảnh) nói có cõi ngạ quỷ, tâm linh.
Kinh Tạng Nam Truyền được Đại đức Thái Minh trích dẫn
Video đang HOT
Một trang trong cuốn sách được trích dẫn
Tối 21/3, Đại đức Thích Trúc Thái Minh livestream trên các kênh truyền thông Chùa Ba Vàng cho biết có cõi vong linh, có ngạ quỷ và có oan gia trái chủ.
Chiều hôm đó, Thượng toạ Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội PGVN có văn bản gửi Ban Trị sự Giáo hội PGVN tỉnh Quảng Ninh yêu cầu chấn chỉnh việc thuyết giảng vong linh báo oán tại Chùa Ba Vàng.
Thiện Tâm
Theo phatgiao.org.vn
Tướng Công an: Vụ "vong báo oán" ở chùa Ba Vàng có dấu hiệu hình sự
Trao đổi với PV Dân Việt, Thiếu tướng Lê Đình Luyện, nguyên Cục trưởng Cục An ninh xã hội (Bộ Công an) cho biết, trước đây khi còn ở chùa Phúc Khánh (Hà Nội), nhà sư Thích Trúc Thái Minh từng bị nhắc nhở vì chuyện liên quan đến dâng sao giải hạn.
Nhà sư Thích Trúc Thái Minh trụ trì chùa Ba Vàng (ảnh IT).
Liên quan đến sự việc lùm xùm xảy ra ở chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) gây xôn xao dư luận, Thiếu tướng Lê Đình Luyện nhìn nhận: Đây là vụ việc có dấu hiệu hình sự của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cơ quan điều tra cần làm rõ. Về trường hợp nhà sư Thích Trúc Thái Minh, theo Thiếu tướng Lê Đình Luyện, trước đây khi còn ở chùa Phúc Khánh, nhà sư này đã từng bị lực lượng an ninh Văn hóa nhắc nhở về chuyện "dâng sao giải hạn".
"Chuyện vong báo oán thì không diễn ra ở chùa Phúc Khánh và việc này không thể diễn ra ở Hà Nội được. Thời gian sau nhà sư Thích Trúc Thái Minh về trụ trì chùa Ba Vàng mới có chuyện lình xình như báo chí đã phanh phui. Không rõ đằng sau nhà sư này còn có ai nữa hay không", Thiếu tướng Luyện nói.
Bà Lê Thị Yến (ảnh IT).
Chuyện "vong báo oán" là hết sức nhảm nhí, hoang đường, nhưng tại sao vẫn có nhiều người nghe theo. Lý giải điều này nguyên Cục trưởng Cục An ninh xã hội cho rằng, xuất phát từ quan niệm của những người mê tín dị đoan nên họ dễ bị lợi dụng để trục lợi, còn đối với phật tử chân chính thì không ai lại đi lễ bái kiểu đó.
Vào tháng 8.2015, Ban Trị sự Phật giáo Quảng Ninh có Công văn số 125/CV - BTS gửi tới các cơ quan chức năng để phối hợp, giải quyết những dấu hiệu bất thường tại chùa Ba Vàng. Công văn nêu rõ: Quần chúng nhân dân phản ánh các vị sư tại chùa Ba Vàng lợi dụng phật tử Yến, cư trú tại Hạ Long thường xuyên quyến hóa nhân dân về chùa Ba Vàng cúng bắt ma, cúng oan gia trái chủ và thu tiền với số lượng lớn. Những dịp chùa Ba Vàng giảng Phật pháp, sau khi Đại đức Thích Trúc Thái Minh giảng pháp thì đều mời cô Yến lên giảng pháp cho Tăng, Ni, Phật tử nghe...
Qua vụ việc này cho thấy, các cấp các ngành ở địa phương đã buông lỏng quản lý, không nắm được tình hình. "Nếu như các cơ quan chức năng làm tốt công tác quản lý thì vụ việc ở chùa Ba Vàng đã sớm được phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Đáng ra việc như vậy không cần phải đến mức báo chí vào cuộc phanh phui", Thiếu tướng Luyện nói.
Nói về nguy hại của sự việc ở chùa Ba Vàng, Thiếu tướng Lê Đình Luyện cho biết: Trước hết nó gây phức tạp về trật tự an toàn xã hội, nhiều trường hợp gia đình mất tiền, mất của, các thành viên nảy sinh mâu thuẫn nhau. "Ở mức độ lớn hơn việc này gây ảnh hưởng đến uy tín của Giáo hội Phật giáo Việt Nam; thứ hai ảnh hưởng đến uy tín của chính quyền địa phương; thứ ba có thể sẽ bị lợi dụng, kích động để dẫn tới những sự việc lớn hơn, phức tạp hơn. Nếu không ngăn chặn xử lý ngay mà để kéo dài sẽ rất phức tạp", nguyên Cục trưởng An ninh Xã hội Lê Đình Luyện nói.
Ông nói thêm, vụ việc đại diện bên Giáo hội Phật giáo cũng đã lên tiếng bày tỏ quan điểm. Các cơ quan chức năng cần nhanh chóng xác minh và xử lý theo quy định của pháp luật. Đồng thời các ngành, các cấp phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cho người dân hiểu, không có những suy nghĩ kiểu mê tín dị đoạn dễ bị lợi dụng.
Trong một diễn biến mới, Chùa Ba Vàng thông báo với các phật tử việc tạm thời dừng các hoạt động "gọi vong" để cúng "oan gia trái chủ"
Đại đức Thích Trúc Thái Minh tên thật là Vũ Minh Hiếu (52 tuổi), quê xã Lâm Thao (Lương Tài, Bắc Ninh). Tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội), ông Minh ở lại trường làm giảng viên 5 năm, sau đó chuyển công tác về Viện Nghiên cứu chế tạo máy của Bộ Công Thương, được bầu làm Bí thư Đoàn.
Giữa năm 1998, ông cùng đạo tràng bắt xe vào thiền viện Trúc lâm Đà Lạt làm lễ phát bồ đề tâm và đến tập sự xuất gia tại chùa Diên Phúc (Hà Tây cũ). Sau hai tháng thực tập, giữa năm 1999, ông vào thiền viện Trúc lâm Đà Lạt xin xuất gia, lấy pháp danh là Thích Trúc Thái Minh.
Năm 2001, sư Minh quay ra Bắc, cùng góp sức xây dựng thiền viện Trúc lâm Yên Tử. Ông được Ban lãnh đạo thiền viện cử làm tri khách. Năm 2007, ông làm trụ trì chùa Ba Vàng (TP Uông Bí, Quảng Ninh) đến nay.
Theo Danviet
Vụ "vong báo oán" chùa Ba Vàng: Đòi ly hôn sau màn thỉnh vong Đơn xin ly hôn đã viết sẵn, cả 2 cũng đã cùng ký vào. Có lẽ, chỉ chậm một chút nữa thôi, gia đình anh Nguyễn Minh T và chị Nguyễn Thị S (Hải Dương) đã có một kết cục khác. Tất cả đều do những mâu thuẫn sau cuộc thỉnh vong tại chùa Ba Vàng... Nhân vật chia sẻ với phóng viên...