UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu làm rõ trách nhiệm chậm thu nộp quỹ phòng chống thiên tai
Thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh và 2 huyện Cẩm Xuyên, Hương Khê là 4 địa phương có tỷ lệ thấp trong thu nộp quỹ phòng, chống thiên tai.
Đoàn kiểm tra công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh khảo sát hiện trường đê hữu sông Lam (Xuân Phổ)
Theo báo cáo của Cơ quan Quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh về kết quả thực hiện Quỹ phòng, chống thiên tai, đến nay, thành phố Hà Tĩnh mới đạt 23%, thị xã Hồng Lĩnh đạt 36%, Cẩm Xuyên đạt 41%, Hương Khê đạt 42%.
Trước thực trạng này, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản yêu cầu chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức rà soát, kiểm tra, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc chậm thu, nộp quỹ phòng, chống thiên tai trong thời gian qua;
Đồng thời xây dựng phương án, giải pháp thực hiện và triển khai thu quỹ trong thời gian tới đảm bảo kế hoạch được giao theo đúng quy định, báo cáo UBND tỉnh (qua Sở NN&PTNT – cơ quan quản lý quỹ) trước ngày 29/5/2020.
Nếu địa phương nào thu đạt tỷ lệ thấp thì chủ tịch UBND địa phương đó chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh và UBND tỉnh.
Trận lốc xoáy chiều 11/5 làm tốc mái 140 nhà dân trên địa bàn Hương Khê
UBND tỉnh cũng giao Sở NN&PTNT, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh thường xuyên kiểm tra, rà soát nội dung báo cáo, phương án, giải pháp thực hiện của các địa phương, báo cáo đề xuất UBND tỉnh nội dung chỉ đạo, xử lý đối với các địa phương thực hiện chưa nghiêm túc theo đúng quy định.
Giao Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh (Sở NN&PTNT) chủ trì, phối hợp các Sở: Tài chính, KH&ĐT, Cơ quan quản lý Quỹ tỉnh và đơn vị liên quan rà soát, tham mưu để xuất trích nguồn Quỹ Phòng, chống thiên tai (khoảng 15 tỷ đồng) để hỗ trợ sửa chữa các công trình cấp bách, mua sắm vật tư thiết yếu phục vụ cho công tác phòng, chống thiên tai trước mùa mưa lũ.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Hoàng Hiệp: Thành công nhờ dự báo đúng, chỉ đạo sớm
"Mùa hạn mặn 2019-2020 xảy ra tại ĐBSCL lớn nhất và kéo dài nhất từ trước đến nay.
Video đang HOT
Tuy nhiên, do chúng ta dự báo sớm, đúng và chủ động các giải pháp nên thiệt hại đã giảm ở mức tốt nhất có thể"- Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Hoàng Hiệp trả lời về công tác phòng chống thiên tai, hạn mặn.
Hoàn toàn chủ động
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Hoàng Hiệp.
Theo dự báo tới cuối tháng 4, hạn mặn tại ĐBSCL sẽ kết thúc, nhưng thực tế cho thấy đến nay vẫn còn hạn mặn. Thứ trưởng có thể cho biết sự bất thường này gây tác động như thế nào tới sản xuất nông nghiệp?
- Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy hạn mặn năm nay có 3 đặc điểm chính: Đến sớm so với trung bình nhiều năm hơn 1 tháng; vào rất sâu, trung bình tới 70km; rút chậm. Bình thường giữa tháng 4 là hết mặn nhưng năm nay, dự báo phải giữa tháng 5, khi có mưa thượng nguồn về mới giảm hạn mặn. Đây là những điểm bất thường.
Tuy nhiên, với những kinh nghiệm đúc rút được trong mùa hạn mặn năm 2016, năm nay chúng ta hoàn toàn chủ động, dự báo đúng và sớm. Ngay từ tháng 9/2019 đã bắt đầu triển khai một loạt giải pháp phòng chống hạn mặn với sự chủ động cao nhất. Trong đó, ở 8 tỉnh ven biển đã đẩy vụ lúa đông xuân lên sớm từ nửa tháng tới 1 tháng, do đó thiệt hại đã giảm thấp nhất có thể.
Ước tính tổng diện tích lúa bị giảm năng suất từ 30-70% khoảng gần 60.000ha; trong đó một số diện tích mất 100% không cho thu hoạch. Riêng diện tích cây ăn trái gần như không bị ảnh hưởng. Có khoảng 60.000 hộ dân bị thiếu nước nhưng không đến mức không có nước sạch sử dụng. Nước cho sản xuất nông nghiệp có xáo trộn, nhưng do người dân đã chủ động tích nước nên thiệt hại không quá lớn.
Theo Bộ NNPTNT, thiệt hại do hạn mặn năm nay đã được giảm xuống đến mức thấp nhất nhờ dự báo và chỉ đạo sớm.
Mức độ thiệt hại của năm nay so với mùa hạn mặn 2015-2016 là rất thấp. Đó là do khách quan, hay do đã có giải pháp ứng phó tốt, thưa Thứ trưởng?
- Đúng vậy, đó là do chúng ta đã đúc kết được nhiều bài học quý khi xác định phải tìm cách thích ứng, sống chung với hạn mặn, biến đổi khí hậu (BĐKH). Thứ nhất là bài học chủ động. BĐKH và tính dị thường của thời tiết chắc chắn ngày càng khó dự báo, nếu không chủ động thì không thể ứng phó. Dự báo sớm thì mới có giải pháp hiệu quả.
Thứ 2, bên cạnh sự chủ động của người dân, chính quyền thì phải kết hợp nhiều giải pháp công trình, phi công trình; giải pháp ngắn hạn và dài hạn. Đây là bài học lớn, thực tế từ hạn mặn năm nay có thể thấy nhờ đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình hạn mặn, đưa vào sử dụng mà sự ảnh hưởng đã giảm rõ rệt.
Cùng với chủ động, có dự báo sớm, hiện nay hầu như tỉnh nào trong vùng cũng có đập tạm ngăn mặn, ví dụ như ở Kiên Giang đầu tư mấy chục tỷ đồng để làm 197 đập tạm. Trước khi nước mặn đến các đập tạm này đã tích được nước ngọt, do đó cơ bản Kiên Giang không có hộ dân bị thiếu nước ngọt.
Ông vừa nói chúng ta có cả giải pháp ngắn hạn và dài hạn, vậy đến khi nào thì ĐBSCL kiểm soát được hạn mặn?
- Hiện Bộ NNPTNT đang đầu tư 11 công trình chống hạn mặn, trong đó 5 công trình đã đưa vào sử dụng sớm hơn dự kiến từ 5 - 14 tháng, còn lại giai đoạn 2 sẽ đẩy mạnh xây dựng các công trình còn lại, ưu tiên trước hệ thống công trình Cái Lớn, Cái Bé để điều tiết hạn mặn cho toàn bộ phần Hậu Giang, Tiền Giang, với khoảng 1 triệu ha cây ăn trái được bảo vệ.
Với những vùng cần mặn, chúng ta cũng có thể pha loãng để nuôi tôm, vì nước quá mặn tôm cũng không sống được, hết mùa mặn thì chúng ta lại trồng lúa. Riêng với bán đảo Cà Mau, bằng mọi giải pháp phải chuyển được nước ngọt cho vùng này. Hiện Cà Mau là nơi gặp nhiều khó khăn do chưa chủ động được nước ngọt.
Với các giải pháp điều tiết nguồn nước hợp lý, cố gắng năm 2025 sẽ khắc phục cơ bản tình trạng hạn mặn; phấn đấu đến năm 2030 giải quyết được vấn đề này.
Tinh thần 4 tại chỗ
Các chuyên gia cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến hạn mặn ngày càng khốc liệt là do vùng thượng nguồn tích nước. Vậy theo Thứ trưởng, chiến lược sử dụng nước cho khu vực này cần ưu tiên giải pháp gì?
- Câu chuyện này chúng ta đã bàn đến từ lâu, và đã tới lúc phải đặt ra bài toán về an ninh nguồn nước. Đây là an ninh phi truyền thống, có không ít cuộc chiến xảy ra trên thế giới bắt nguồn từ nguồn nước.
Trong đó có 2 vấn đề, đó là chủ động đảm bảo cân đối và nước không bị ô nhiễm. Với ĐBSCL, 1 năm lượng nước về khoảng 350 tỷ m3, trong đó 2/3 từ sông Mekong, 1/3 từ nước mưa... Trong khi nhu cầu nước trong 1 năm của vùng này chỉ khoảng 20 tỷ m3, vậy tại sao lại để thiếu nước?
Chuyện tưởng như vô lý này có nguyên do từ hiện tượng thời tiết cực đoan. Ngay từ đầu nguồn sông Mekong năm nay cũng ít mưa, nước thượng nguồn cũng bị hạn chế; cộng với BĐKH, nước biển dâng cao khiến mặn vào sâu trong đất liền và không rút ra được.
Chúng ta có lo lắng về dòng chảy bởi các hồ thủy điện, nhưng đáng lo nhất chính là vấn đề chuyển nước. Các nước thượng nguồn sẽ tăng lấy nước về cho sản xuất. Khi đó, lượng nước về đồng bằng sẽ giảm. Nguy cơ lớn nhất chính là sạt lở, do lượng phù sa bị giữ lại ở thượng nguồn. Chưa kể, thuỷ điện tích nước sẽ giữ lại lượng thuỷ sản, thuỷ sinh, gây mất cân bằng sinh thái".
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp
Hiện đã vào mùa mưa bão, vậy trong những tháng còn lại của năm, Bộ NNPTNT đã có giải pháp gì chuẩn bị ứng phó với BĐKH, thiên tai có thể xảy ra?
- Từ 15-22/5, Bộ NNPTNT sẽ triển khai tuần lễ phòng chống thiên tai. Tuy nhiên, do năm nay có dịch Covid-19 nên chúng tôi đã đề nghị các địa phương có hình thức tổ chức tuần lễ hiệu quả, thiết thực, với chủ đề: Phòng chống thiên tai chủ động từ cấp xã, trên tinh thần 4 tại chỗ là hiệu quả nhất, lấy lực lượng xung kích cơ sở làm mục tiêu chính.
Chứng kiến từ đầu năm 2020 đến nay thì các hiện tượng cực đoan còn dày đặc hơn năm 2019. Điều chúng tôi muốn nói, đó là yếu tố dị thường cực đoan của thời tiết ngày càng rõ. Đó chính là BĐKH.
Để phòng chống thiên tai trong bối cảnh BĐKH, thời tiết dị thường đó, chủ trương chung là đề nghị địa phương nâng cao tính chủ động thì sẽ thành công. Năm nay, cũng là lần đầu tiên Ban Bí thư ban hành chỉ thị về phòng chống thiên tai, yêu cầu toàn bộ hệ thống chính trị cùng vào cuộc, tránh chủ quan lơ là lại xảy ra những chuyện giá như...
Chủ đề năm nay là nâng cao tinh thần xung kích ở địa phương, nhưng một số nơi chưa thống nhất mô hình, vậy Bộ điều hành phối hợp thế nào để phòng chống thiên tai hiệu quả?
- Lực lượng phòng chống thiên tai hiện chưa đồng đều, nhiều địa phương có tên nhưng không có người làm. Kể cả ở những chỗ có đủ lực lượng thì cũng chưa có đủ trang thiết bị, chưa được trang bị kỹ năng. Dù Luật Phòng chống thiên tai đã có, nhưng chúng tôi vẫn xác định chỉ đạo lực lượng tại chỗ là chính, kết hợp với lực lượng vũ trang. Đây chính là lực lượng xung kích, đảm bảo tiêu chí tức thời để thích ứng với các tình huống bất ngờ xảy ra.
Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Tập trung phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, rãnh áp thấp có trục ở khoảng từ 24 - 26 độ vĩ bắc đang bị áp cao lục địa ở phía bắc nén và đẩy dịch dần xuống phía nam. Nông dân xã An Lão, huyện Bình Lục (Hà Nam) phun thuốc phòng trừ sâu bệnh trên lúa. Ảnh: MẠNH...