UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo kịp thời phát hiện, xử lý triệt để các ổ dịch sốt xuất huyết
Từ đầu năm 2019 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 105.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 10 trường hợp tử vong. Tại Hà Tĩnh, đến nay, đã có 35 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 3,5 lần so với năm 2018) nhưng chưa có trường hợp tử vong.
Cán bộ Viện dịch tễ Trung ương và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh điều tra bọ gậy tại Lộc Hà.
Để tiếp tục tăng cường và nâng cao chất lượng công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết, không để xảy ra tử vong do bệnh Dengue, UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế tăng cường giám sát, phát hiện sớm và xử lý triệt để các ổ dịch; tổ chức tốt việc thu dung, phân loại và điều trị bệnh nhân;
Đảm bảo điều trị tại chỗ những trường hợp nhẹ, không chuyển tuyến khi không đúng chỉ định nhằm hạn chế quá tải ở bệnh viện tuyến trên, hạn chế lây nhiễm chéo và tử vong.
Phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo tổ chức ít nhất 3 chiến dịch lớn diệt lăng quăng (bọ gậy) ngay từ tháng 9/2019 đến hết năm; kiện toàn và duy trì hoạt động thường xuyên của đội ngũ cộng tác viên, đội xung kích phòng, chống sốt xuất huyết; tổ chức phun hóa chất diệt muỗi trên diện rộng tại các khu vực nguy cơ cao và các địa điểm tập trung đông người như: chợ, trường học, bệnh viện…
Video đang HOT
Thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát, chỉ đạo phòng, chống dịch sốt xuất huyết tại các điểm nóng, các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch, hỗ trợ tuyến dưới trong công tác phòng, chống dịch.
Sở TT&TT chủ trì phối hợp với Sở Y tế tổ chức các chiến dịch truyền thông nhằm vận động mọi người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch ngay tại hộ gia đình với thông điệp “không có lăng quăng, không có sốt xuất huyết”; hướng dẫn người dân cách tự xử lý các dụng cụ chứa nước, các biện pháp diệt muỗi và phòng tránh muỗi đốt;
Phối hợp với Sở Y tế tăng cường việc cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí, thường xuyên đăng tải các thông tin liên quan về dịch bệnh, khuyến cáo phòng, chống dịch trên các phương tiện thông tin đại chúng được người dân biết và chủ động phòng chống, không hoang mang, lo lắng.
Phun hoá chất phòng chống sốt xuất huyết là một trong những giải pháp quan trọng
Sở TN&MT tăng cường chỉ đạo triển khai công tác vệ sinh môi trường, phối hợp với Sở Y tế và UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng (bọ gậy), diệt muỗi trên địa bàn toàn tỉnh.
UBND các huyện, thành phố, thị xã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo về phòng, chống sốt xuất huyết, phát huy hiệu quả sự phối hợp giữa các ban, ngành, MTTQ, các tổ chức chính trị – xã hội và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn trong công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết; gắn việc phòng, chống các dịch bệnh và bệnh sốt xuất huyết với thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, xây dựng gia đình văn hóa và các phong trào khác tại địa phương, đơn vị;
Chủ trì phối hợp với Sở Y tế triển khai mạnh mẽ chiến dịch diệt lăng quãng/bọ gậy tại các khu vực có nguy cơ cao; giao trách nhiệm cho UBND các xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ chỉ đạo và huy động các tổ chức chính trị – xã hội tham gia triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường, đảm bảo tất cả các hộ gia đình tại vùng có nguy cơ phải được kiểm tra, giám sát các bể nước, dụng cụ chứa nước, các vật dụng, đồ phế thải… là nơi sinh sản của muỗi để tiến hành các hình thức loại bỏ và tiêu diệt bọ gậy; có biện pháp xử phạt đối với tổ chức, cá nhân không hợp tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết…
Theo baohatinh
Bình Thuận: Số ca mắc bệnh sốt xuất huyết tăng nhanh
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Thuận, từ tháng 7 đến nay, số ca mắc bệnh bắt đầu tăng nhanh, trung bình mỗi tuần có hơn 200 ca mắc.
Bệnh sốt xuất huyết đang bùng phát trong cả nước. Ảnh: Bùi Văn Lanh
Bệnh sốt xuất huyết tại tỉnh Bình Thuận xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát mạnh vào mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 11 hằng năm. Từ đầu năm 2019 đến nay, toàn tỉnh Bình Thuận ghi nhận hơn 3.500 trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue. Số ca mắc tăng gấp 5,6 lần so với cùng kỳ năm 2018.
Trong tháng 8/2019, Bình Thuận có một trường hợp ở thị xã La Gi tử vong do bệnh sốt xuất huyết, nâng số trường hợp tử vong do sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay là 2 người. Trước đó, đã có một ca tử vong tại huyện Tánh Linh vào tháng 3/2019.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Thuận dự báo bệnh sốt xuất huyết sẽ còn tiếp tục bùng phát, vì vậy, Sở Y tế tỉnh Bình Thuận đã chỉ đạo các Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện ngay 3 chiến dịch lớn diệt lăng quăng, bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết trên địa bàn toàn tỉnh từ nay đến cuối năm. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật theo dõi sát tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, triển khai phun hóa chất chủ động và diệt lăng quăng diện rộng, khống chế bệnh tại các phường, xã có nguy cơ cao. Bên cạnh đó, Trung tâm phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức tập huấn công tác điều trị sốt xuất huyết Dengue, công tác giám sát bệnh nhân, côn trùng, xử lý ổ bệnh, kỹ năng truyền thông... cho tuyến cơ sở.
Để phòng bệnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Thuận khuyến cáo người dân cần phong chông muôi bằng cách ngủ màn kể cả ban ngày, mặc quần áo dài tay cho trẻ, có thể dùng hương (nhang) xua muỗi, kem chống muỗi hoặc bình xịt muỗi cá nhân tại hộ gia đình.
Cùng với đó, mỗi gia đình nên chủ động dọn dẹp vệ sinh môi trường sống xung quanh như thu gom, lật úp, các dụng cụ chứa nước không cần thiết, những dụng cụ chứa nước phải có nắp đậy và cọ rửa thường xuyên... Khi có dấu hiệu mắc bệnh sốt xuất huyết, người dân cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được hướng dẫn theo dõi, chăm sóc, điều trị theo phác đồ, tuyệt đối không được tự điều trị tại nhà./.
Khánh Vy
Theo cpv.org.vn
Xuất hiện ổ dịch sốt xuất huyết tại xã Xuân Phú (Thọ Xuân) Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tại thôn Đồng Cốc, xã Xuân Phú (Thọ Xuân) đã ghi nhận một ổ dịch sốt xuất huyết. Đây là ổ dịch sốt xuất huyết đầu tiên trong năm 2019 trên địa bàn tỉnh. Ca bệnh mắc sốt xuất huyết đầu tiên tại thôn Đồng Cốc, xã Xuân Phú được phát hiện...