“UBND quận Long Biên sai phạm nghiêm trọng khi xác định nguồn gốc đất bị thu hồi”
“Nằm cùng 1 thửa đất, chỉ duy nhất một hộ được cấp “sổ đỏ” hưởng đền bù hơn 32 triệu/m2. 9 hộ còn lại nhận mức bèo bọt 32 nghìn đồng/m2 gây bức xúc, khiếu kiện kéo dài là do quận Long Biên sai phạm nghiêm trọng khi xác định nguồn gốc đất”, luật sư Trần Quang Khải phân tích.
Như báo Điện tử Dân trí đã đưa tin về Đơn kêu cứu của 09 hộ dân trú tại tổ 2, phường Đức Giang, quận Long Biên, TP Hà Nội phản ánh việc trong quá trình thu hồi đất UBND quận Long Biên đã có nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các hộ dân nơi đây.
Theo trình bày của các hộ dân thì vào những năm 80 của thế kỷ trước, các hộ dân được HTX Việt Hưng giao đất để sinh sống và sản xuất. Sau đó các hộ dân đã tự khai hóa thêm phần đất hai bên bờ mương phía sau nhà để xây thêm nhà ở cũng như tăng gia sản xuất. Trong suốt quá trình sử dụng cả hai phần đất này chưa bao giờ xảy ra tranh chấp, khiếu kiện, cũng như chưa bao giờ bị chính quyền địa phương xử phạt về bất cứ hành vi sử dụng đất hoặc xây dựng trên đất.
Ngày 03/4/2003, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1809/QĐ-UBND về việc thu hồi 2.639.783 m2 đất tại thị trấn Đức Giang và các xã Thượng Thanh, Việt Hưng, Gia Thụy, Giang Biên thuộc quận Long Biên để cải tạo chỉnh trang tuyến phố Ngô Gia Tự và xây dựng khu đô thị mới Việt Hưng. Thực hiện chủ trương này, căn cứ vào các Quyết định thu hồi đất cá biệt của UBND quận Long Biên, các hộ dân đã bàn giao diện tích đất nằm trong chỉ giới giải phóng mặt bằng đúng thời gian, tiến độ và kế hoạch. Mặc dù dự án đã chính thức thông xe vào ngày 19/5/2012, tuy nhiên đến nay vẫn còn một số hộ dân có đất bị thu hồi đất chưa được bồi thường, hỗ trợ thỏa đáng theo đúng quy định của pháp luật.
Cùng nguồn gốc sử dụng đất nhưng có gia đình được cấp GCNQSDĐ và được đền bù thỏa đáng, còn 9 hộ này thì không.
Sau đó, ngày 12/12/2012, UBND TP Hà Nội tiếp tục ban hành Quyết định số 5801/QĐ-UBND thu hồi 16.374,8 m2 đất tại phường Đức Giang, phường Việt Hưng quận Long Biên; giao 18.580,9 m2 đất tại phường Đức Giang, phường Việt Hưng cho UBND quận Long Biên để thực hiện dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn cầu Chui – cầu Đuống (phố Ngô Gia Tự). Quá trình thu hồi đất này đã có rất nhiều sai phạm nghiêm trọng, đặc biệt trong vấn đề xác định nguồn gốc đất và bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất, xâm phạm nghiêm trọng quyền, lợi ích hợp pháp của các hộ dân.
Trao đổi với PV Dân trí về nguồn gốc đất của 9 hộ dân nêu trên, luật sư Trần Quang Khải – Trưởng VPLS Tâm Phát khẳng định : “ D iện tích đất mà các hộ dân đ ã được giao cũng như diện tích đất các hộ dân tự khai hoang, sử dụng ổn định, lâu dài không tranh chấp từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX đến nay, đ ã làm nhà kiên cố và tạo lập một số tài sản khác gắn liền với đất , do vậy đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 50 Luật Đất đai 2003, vì thế không thể áp dụng mức bồi th ường 35.000 đồng/m2 được , vì mức giá bồi th ường mà UBND quận đưa ra chỉ là mức bồi thường chi phí hợp l ý đầu t ư vào đất và chỉ được áp dụng đối với đất nông nghiệp khác ngoài đất trồng lúa, trong khi đó đất bị thu hồi lại là đất ở, sử dụng ổn định lâu dài “
Luật sư Khải cho biết, tổng diện tích đất nói trên của các hộ dân đã bị thu hồi thành hai lần: lần đầu thu hồi phần diện tích đất được giao theo Quyết định số 1809/QĐ-UBND ngày 03/4/2003 của UBND TP Hà Nội; lần hai thu hồi diện tích đất tự khai hóa đã hơn 30 năm nay theo Quyết định 5801/QĐ-UBND ngày 12/12/2012 của UBND TP Hà Nội, đây chính làdiện tích đất còn lại sau khi UBND quận Long Biên thu hồi lần một để thực hiện cải tạo chỉnh trang tuyến phố Ngô Gia Tự và xây dựng khu đô thị mới Việt Hưng, công trình đã được hoàn thành ngày 19/5/2012.
Theo quy định của pháp luật, tại Khoản 4 Điều 50 Luật đất đai năm 2003 thì:
“ Điều 50. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất
…4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất”.
Căn cứ vào quy định trên, diện tích đất mà các hộ dân đang sử dụng là “đất không có các loại giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 50 nhưng đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15/10/1993″. Hơn nữa, theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyển sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai thì:
Video đang HOT
“ Điều 3. Đất sử dụng ổn định quy định tại Khoản 4 Điều 50 của Luật đất đai
1. Đất sử dụng ổn định quy định tại khoản 4 Điều 50 của Luật Đất đai là đất đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:
a) Đất đã được sử dụng liên tục cho một mục đích chính nhất định kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích đó đến thời điểm được cấp Giấy chứng nhận…
b) Trường hợp đất đã được sử dụng liên tục quy định tại điểm a khoản này mà có sự thay đổi về người sử dụng đất và sự thay đổi đó không phát sinh tranh chấp về quyền sử dụng đất”.
Diện tích đất mà các hộ dân phường Đức Giang bị UBND quận Long Biên thu hồi là đất đã sử dụng ổn định vào một mục đích nhất định kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng. Trong những năm qua, các hộ dân đã tiến hành kê khai, làm các thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, Đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các hộ dân lại không đượcUBND quận Long Biên chấp thuận. Và có một điểm đặc biệt bất thường là: trên khu đất có 13 hộ dân sinh sống với cùng thời gian, nguồn gốc sử dụng hơn 30 năm qua, nhưng khi đồng loạt làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì chỉ duy nhất có hộ ông Lê Ngọc Tân (số nhà 66) – một hộ liền kề nằm xen giữa 9 hộ dân nói trên – là được UBND quận Long Biên xác định đủ điều kiện và đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong khi các hộ dân còn lại chưa một hộ nào được cấp. Việc làm khó hiểunày đã gây nhiều bức xúc trong dư luận và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các hộ dân về việc xác định tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Luật sư Trần Quang Khải: “UBND quận Long Biên sai phạm nghiêm trọng khi xác định nguồn gốc đất bị thu hồi”.
Luật sư Khải khẳng định: “Rõ ràng UBND quận Long Biên đ ã xác định sai nguồn gốc và mục đích sử dụng đất, dẫn đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không chính xác, không công bằng cho các hộ dân”
Đa số phần diện tích đất bị thu hồi lần hai của các hộ dân phường Đức Giang, quận Long Biên được khai hoang bằng việc tôn tạo bờ mương ven đường để ở và phát triển kinh tế gia đình. Như vậy khi tiến hành phân loại đất để xác định loại đất, mục đích sử dụng đất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải căn cứ vào quy định Khoản 5 Điều 11 Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND TP. Hà Nội ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội để xác định, cụ thể: “Đối với trường hợp chưa có căn cứ quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này thì căn cứ vào hiện trạng sử dụng ổn định, UBND cấp huyện có trách nhiệm xác định loại đất, mục đích sử dụng đất”.
Như vậy, UBND quận Long Biên cần dựa vào hiện trạng sử dụng đất ổn định của thửa đất để xác minh loại đất, mục đích sử dụng đất. Đối với trường hợp của các hộ dân, UBND quận Long Biên cần căn cứ quy định tại Điều 10 Quyết định 108/2009/QĐ-UBND để xác định:
“ Điều 10. Căn cứ xác định đất sử dụng ổn định và thời điểm đất bắt đầu sử dụng ổn định đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ trước ngày 15/10/1993 quy định tại Khoản 5 Điều 7 của bản quy định này
1. Đất sử dụng ổn định trước 15/10/1993 là đất đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:
a) Đất đã được sử dụng liên tục cho một mục đích chính nhất định kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích đó đến thời điểm có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Trường hợp đất đã được sử dụng liên tục quy định tại điểm a khoản này mà có sự thay đổi về người sử dụng đất và sự thay đổi đó không phát sinh tranh chấp về quyền sử dụng đất”.
Có thể thấy, diện tích đất đã bị nhà nước thu hồi đã được các hộ dân sử dụng ổn định và lâu dài hơn 30 năm rồi. Kể từ khi bắt đầu sử dụng đã làm nhà ở kiên cố, được chính quyền địa phương đồng ý, thậm chí các nhà đãđược đánh số theo thứ tự của dãy phố, nghĩa là đã được chính quyền địa phương đưa vào diện quản lý ổn định; quá trình sinh sống không phát sinhtranh chấp với ai cũng như không có biên bản hay quyết định xử phạt vi phạm hành chính nào. Ngoài ra, một số hộ dân cũng đã thực hiện nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất cho nhà nước. Cho đến trước thời điểm bị thu hồi, khu vực này là khu vực nội thành thủ đô Hà Nội. Do vậy, có thể khẳng định diện tích đất bị thu hồi trên là đất ở, được sử dụng ổn định lâu dài và điều này phải được thể hiện trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại phần “Mục đích sử dụng: Đất ở đô thị”.
Quy định của pháp luật là như vậy, tuy nhiên, khi tiến hành xác minh nguồn gốc, mục đích sử dụng đất, UBND quận Long Biên lại không xác định theo hiện trạng sử dụng ổn định mà chỉ căn cứ vào việc các hộ dân đã tự ý khai hoang mà khi chưa có ý kiến của chính quyền địa phương. Cách xác định này là không có căn cứ, bởi nếu địa phương không đồng ý cho dân khai hoang thì tại sao trong suốt hơn 30 năm qua không tiến hành lập biên bản về việc vi phạm do sử dụng đất sai mục đích, do lấn chiếm, do xây dựng nhà ở và công trình khác trên đất này? Cách xác định của UBND quận Long Biênđồng thời cũng là sự phủ nhận công sức của các hộ dân trong việc tôn tạo, làm giàu thêm quỹ đất của nhân dân trong thực tế sử dụng và cải tạo đất.
Việc xác định cố tình không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đa số các hộ dân tại tổ 2, phường Đức Giang, quận Long Biên, TP Hà Nội, trong khi lại cấp “Sổ đỏ” cho duy nhất một hộ là hộ ông Lê Ngọc Tân (số nhà 66) – một hộ liền kề nằm xen giữa 9 hộ dân nói trên; việc xác định sai nguồn gốc đất đã dẫn đến việc áp dụng sai giá bồi thường thu hồi đất, tạo lên sự chênh lệch quá lớn giữa các hộ dân có cùng một nguồn gốc đất, cùng một thời gian sử dụng đất: một bên được bồi thường với đơn giá 32.400.000 đồng/1 m 2 trong khi các hộ dân còn lại chỉ được bồi thường với đơn giá 35.000 đồng/1 m 2 (thể hiện trong Quyết định 91/QĐ-UBND ngày 09/01/2014 của UBND quận Long Biên) , sau khi bị thu hồi đất đã được bố trí tái định cư đảm bảo ổn định cuộc sống. Đây là một điểm rất bất bình thường trong quá trình thu hồi đất, gây nhiều bức xúc cho các hộ dân.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.
Anh Thế
Theo dantri
UBND quận Long Biên đã "kháng lệnh" Tòa án
Sau 10 tháng mòn mỏi chờ đợi, gia đình bà Hoàn mới nhận được phương án bồi thường cho phần diện tích bị thu hồi theo bản án số 76/HCPT. Tuy nhiên, thêm một lần nữa gia đình liệt sĩ bức xúc khi phương án quận Long Biên đưa ra chưa đảm bảo quyền lợi.
Quyết định 7031/QĐ-UBND do ông Lê Anh Quân ký và ban hành
Qua nhiều tháng chờ đợi, với nhiều lần gửi đơn khiếu nại, ngày 31/10/2013, gia đình bà Nguyễn Thị Hoàn, trú tại 847 đường Ngô Gia Tự, phường Đức Giang, quận Long Biên đã nhận được Quyết định số 7031/QĐ-UBND ngày 30/10/2013, do ông Lê Anh Quân - Phó chủ tịch UBND quận Long Biên ký và ban hành về việc phê duyệt Phương án bồi thường, hỗ trợ đối với 2 hộ gia đình bị thu hồi đất là ông Nguyễn Gia Thúy, Nguyễn Văn Hồng (anh và em trai bà Hoàn).
Chưa kịp mừng vì được nhận phương án bồi thường, gia đình bà Hoàn lại phải tức tốc viết đơn khiếu nại Quyết định số 7031/QĐ-UBND khi nội dung Quyết định số 7031/QĐ-UBND có dấu hiệu trái pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Nội dung Quyết định số 7031 xác định: Tổng diện tích trong chỉ giới GPMB: 55,2m2; Tổng số tiền bồi thường hỗ trợ 2.053.092.499; S ố hộ được giao tái định cư: 02 hộ, diện tích đất giao tái định cư: 80m2. Theo ý kiến của gia đình bà Hoàn, nội dungQuyết định số 7031/QĐ-UBNDđi ngược chính quan điểm của UBND quận Long Biên thể hiện trong dự thảo phương án đã bị công dân khiếu nại trước đó .
Gia đình bà Hoàn cho rằng Quyết định số 7031/QĐ-UBND chưa đảm bảo đầy đủ quyền lợi hợp pháp của công dân
Cụ thể, ngày 3/7/2013, gia đình bà Hoàn nhận được dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Ngày 11/7/2013, bà Hoàn có đơn khiếu nại dự thảo phương án bồi thường tại UBND quận Long Biên và phường Đức Giang với nội dung: Chưa đền bù đúng, đủ diện tích đất bị thu hồi; Mức giá đền bù c hưa đúng theo quy định pháp luật hiện hành; Việc ban hành phương án bồi thường đối với 2 hộ gia đình không có quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt riêng của từng hộ gia đình .
Tại biên bản làm việc ngày 21/8/2013, UBND phường Đức Giang đã nhận đơn khiếu nại dự thảo của gia đình bà Hoàn, đồng thời hứa sẽ trình UBND quận xem xét giải quyết. Tuy nhiên, sau gần 4 tháng UBND quận Long Biên "ngâm" hồ sơ không giải quyết, mặc dù gia đình gửi hàng chục lá đơn kiến nghị giải quyết.
So với dự thảo, phương án bồi thường mà ông Lê Anh Quân - Phó chủ tịch UBND quận Long Biên vừa phê duyệt đã cắt giảm quyền lợi chính đáng của công dân. Đối với trường hợp gia đình ông Nguyễn Văn Hồng, mức bồi thường về công trình, vật kiến trúc, hỗ trợ di chuyển, chỗ ở... bị cắt giảm hơn 50 triệu đồng mà không đưa ra lý do vì sao cắt giảm? Hộ gia đình ông Nguyễn Gia Thúy cũng rơi vào tình trạng tương tự khi số tiền bị cắt giảm giữa phương án bồi thường chính thức và dự thảo là gần 82 triệu đồng.
Bản án số 76/HCPT ngày 6/12/2012 của Tòa án TP Hà Nội
Bản án số 76/HCPT ngày 6/12/2012 của TAND TP Hà Nội tuyên: Về diện tích đất bị thu hồi: UBND phường Đức Giang, UBND quận Long Biên xác định diệ n tích 27,3m2 đất theo biên bả n phúc tra ngày 12/ 5/2011 của tổ công tác là phần sân láng xi măng của gia đình ông Thúy...Vì vậy, Hội đồng bồi thường cần thiết phải thẩm định lại diện tích đất sử dụng thực tế của gia đình ông Thúy để đảm bảo tính chính xác và có căn cứ của số liệu và đảm bảo quyền, lợi ích hợ p pháp cho gia đình ông Thúy.
Đơn khiếu nại và kêu cứu gia đình bà Hoàn gửi báo Dân trí
Tuy nhiên,UBND quận Long Biên đã "kháng lệnh" Tòa án khi không thẩm định lại diện tích thu hồi. Việc này vi phạm Điều 247 Luật Tố tụng hành chính về việc không nghiêm túc thực thi bản án. Cố ý không chịu thừa nhận những sai phạm của mình đã được bản án của Tòa án làm rõ, từ đó tiếp tục đưa ra những nhận định trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của 2 gia đình thân nhân liệt sĩ.
Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp, trong đơn kêu cứu gửi báo Dân trí, gia đình bà Nguyễn Thị Hoàn đề nghị Chủ tịch UBND quận Long Biên xem xét lại nội dung Quyết định số 7031/QĐ- UBND ngày 30/10/2013, ra quyết địnhhủy bỏ quyết định nêu trên; Đề nghị Chủ tịch quận Long Biên chỉ đạo điều tra, xác minh các nội dung khiếu nại của công dân, điều tra những hành vi vi phạm pháp luật của các cán bộ trực tiếp thực hiện việc lập phương án bồi thường để xử lý nghiêm vi phạm theo quy định pháp luật.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Vũ Văn Tiến - Ngọc Cương
Theo Dantri
Thái Nguyên: "Cơ quan thi hành án khấu nợ tùy tiện là vi phạm pháp luật nghiêm trọng" "Việc làm kỳ lạ của Chi cục THADS TX Sông Công khi cưỡng chế thi hành án bằng cách khấu trừ tiền của cả một công ty vào nghĩa vụ trả nợ của riêng một cổ đông khiến cho doanh nghiệp khốn đốn là vi phạm pháp luật", luật sư Trương Quốc Hòe phân tích. Như báo Điện tử Dân trí đã đưa...