UBND Q.2 thua kiện, Gateway Thảo Điền phải trả đất lại cho dân
UBND quận 2 phải hủy bỏ quyết định thu hồi gần 700 m đất của 9 người dân thuộc dự án Gateway Thảo Điền do công ty Sơn Kim làm chủ đầu tư.
Sau 3 lần hoãn xử vì nhiều lý do thì hôm nay (ngày 22-6), TAND Q.2 đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hành chính giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Trường, bà Nguyễn Thị Trường (ở số 175 xa lộ Hà Nội, P.Thảo Điền, Q.2) khởi kiện quyết định hành chính của UBND Quận 2 thu hồi đất trái pháp luật để giao cho Công ty Cổ phần Bất động sản Sơn Kim (gọi tắt là Công ty Sơn Kim) làm chủ đầu tư dự án Gateway Thảo Điền.
Trước những chứng cứ không thể chối cãi của người dân đưa ra, TAND Q.2 đã tuyên buộc UBND Q.2 phải hủy bỏ quyết định thu hồi 675,7 m đất trái pháp luật đối với gia đình bà Nguyễn Thị Trường. Đồng nghĩa với việc dự án Gateway Thảo Điền của Công ty Sơn Kim phải trả đất lại cho người dân.
Tại buổi xét xử, bà Trường vẫn giữ nguyên quyết định khởi kiện, yêu cầu UBND Q.2 phải hủy bỏ quyết định thu hồi đất trái phép số 13672/2010. Theo bà Trường, sau khi nhận quyết định thu hồi đất trên bà đã khiếu nại, vì trước đó Công ty Sơn Kim vẫn chưa đến thỏa thuận bồi thường với gia đình bà, giờ UBND Q.2 thu hồi đất là không đúng quy định.
Thế nhưng, UBND Q.2 đã bác đơn khiếu nại của bà. Sau đó Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng Q.2 đã tiến hành cưỡng chế thu hồi đất gia đình bà. Phía Công ty Sơn Kim vẫn không thương lượng bồi thường. Bức xúc, bà nộp đơn khởi kiện UBND Q.2 đến TAND Q.2.
Trả lời Hội đồng xét xử, đại diện Công ty Sơn Kim phản bác ý kiến bà Trường, cho rằng trước đó, Công ty Sơn Kim có đến tiếp xúc thương lượng nhiều lần, nhưng gia đình bà Trường không chịu gặp. Có lần chính UBND P.Thảo Điền, Q.2 đã mời bà Trường đến văn phòng ủy ban cùng Công ty Sơn Kim thỏa thuận bồi thường, nhưng bà Trường không đến.
Tuy nhiên, tại phiên tòa đại diện UBND P.Thảo Điền cho hay không có mời bà Trường. Đối với thông tin Công ty Sơn Kim cho rằng có tiếp xúc với gia đình bà Trường nhiều lần. Khi Hội đồng xét xử truy hỏi bằng chứng, đại diện Công ty Sơn Kim đã không cung cấp được và thừa nhận chỉ đến tiếp xúc… miệng.
Trong khi đó, về phía UBND Q.2 tiếp tục cho rằng, đây là dự án Nhà nước thu hồi đất. Vì vậy, việc quận cưỡng chế thu hồi đất là đúng pháp luật. Tuy nhiên, Hội đồng xét xử cho rằng, trước khi cưỡng chế thu hồi đất, UBND Q.2 đã áp giá đất nông nghiệp mà không thẩm định giá thị trường để bồi thường cho gia đình bà Trường là sai.
Về phía bà Trường, bà cho rằng diện tích đất nói trên là thuộc quyền sở hữu của bà và 8 người con. Tuy nhiên, trong quyết định số 13672 được UBND quận 2 ban hành ngày 15/10/2010, chỉ đề cập đến bà mà không nói gì đến các con của mình.
Bên cạnh đó, luật sư của bà Trường cho rằng, dự án Gateway Thảo Điền là dự án nhà cao tầng kinh doanh, không thuộc diện dự án nhà nước giải tỏa. Mọi thỏa thuận đều là giữa gia đình bà và Công ty Sơn Kim, phía UBND Q.2 chỉ có thể đóng vai trò là đơn vị trung gian để hai bên thỏa thuận với nhau. Do đó, việc UBND quận 2 ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất của gia đình bà Trường là hoàn toàn trái luật.
Video đang HOT
Bà Trường vui mừng sau khi Tòa tuyên án.
Sau gần một ngày xét xử liên tục, Hội đồng xét xử đã kết luận, dự án Gateway Thảo Điền là dự án kinh doanh, đây là dự án đã được cơ quan chức năng có thông báo cho phép đầu tư năm 2008, được UBND TP.HCM phê duyệt đầu tư năm 2009. Tuy nhiên, thời điểm này, dự án chưa được xét duyệt bổ sung và đưa vào kế hoạch sử dụng đất.
Đến ngày 16-5-2014 dự án mới được duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 2011 – 2015. Đồng thời, tại văn bản 199, UBND TP.HCM đã quy định rõ, Công ty Sơn Kim có trách nhiệm hoàn tất thương lượng bồi thường, nhưng công ty lại không thực hiện việc này. Tất cả những bằng chứng công ty cung cấp cho tòa không thể hiện việc có thương lượng với người dân.
Về phía UBND Q.2 áp giá đất nông nghiệp để đền bù cho người dân mà không tiến hành thẩm định giá là sai quy định. Vì vậy, Hội đồng xét xử quyết định, buộc UBND Q.2 hủy bỏ quyết định số 13672 về việc thu hồi 675,7 m đất của gia đình bà Trường.
Như đã thông tin, năm 2008, bà Nguyễn Thị Trường và một số hộ dân ngụ tại phường Thảo Điền, quận 2 nhận được thông báo phần đất mà mình sỡ hữu sẽ bị giải tỏa để giao cho công ty Sơn Kim triển khai dự án Gatetway Thảo Điền.
Thời gian này, các hộ dân có đất nằm trong dự án đã được phía chủ đầu tư thỏa thuận đền bù với giá từ hơn 37 – 39 triệu đồng/ m. Tuy nhiên, riêng phần đất 675,7 m của bà và 8 hộ dân khác, nằm ở mặt tiền Xa lộ Hà Nội lại không thấy bóng dáng chủ đầu tư tới thương lượng giá cả.
Sự việc chưa được giải quyết thì bất ngờ đến ngày 15/10/2010, UBND Q.2 đã ban hành quyết định 13672/QĐ-UBND-TNMT về việc thu hồi diện tích đất nói trên để giao cho công ty Sơn Kim triển khai dự án.
Không đồng ý với quyết định này, bà Trường cùng 8 hộ dân đồng sở hữu mảnh đất đã làm đơn kiến nghị lên UBND quận 2 yêu cầu hủy quyết định trái luật nói trên nhưng bị UBND Q.2 bác đơn kiến nghị. Quá bức xúc, bà Trường và 8 hộ dân còn lại đã khởi kiện cơ quan này ra tòa.
Có thể nói, với kết quả mà Tòa án nhân dân quận 2 tuyên hôm nay, xét về mặt pháp lý, những “lùm xùm” xung quanh việc đền bù, thu hồi đất tại dự án Gateway Thảo Điền cơ bản đã rõ ràng. Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là những rắc rối xung quanh vụ việc này đã chấm dứt. Bởi, phần đất của gia đình bà Trường hiện đang được Công ty Sơn Kim sử dụng để triển khai dự án Gateway Thảo Điền.
Nếu Công ty Sơn Kim không thỏa thuận được với gia đình bà Trường để mua lại phần đất nói trên, người thiệt hại cuối cùng chính là những người đã mua căn hộ tại dự án này vì 675,7 m đất này phần lớn đều nằm ở mặt tiền xa lộ Hà Nội.
CA HUY
Theo_PLO
Người phụ nữ bị trói tay trong bao tải: Phi tang xác?
Trong vụ thi thể người phụ nữ bị trói tay trong bao tải, theo người chồng suy đoán kẻ ác muốn phi tang xác, thủ tiêu chứng cớ.
Người phụ nữ bị nhét trong bao tải, thuộc khu chung cư Vĩnh Lộc, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh là chị Phan Thị Ánh Hương (sinh năm 1975, tạm trú tại phường Thảo Điền, quận 2).
Bà Chu Thị Trọng, Trưởng ban điều hành khu phố phường Thảo Điền, quận 2 nơi chị Hương thuê trọ cho biết: "Chị Hương và gia đình sống khép kín, không có điều tiếng, không mâu thuẫn với ai. Hàng ngày chị đi chợ, đưa đón con, và 2 cháu, con của người em trai đi học.
Tranh thủ những lúc rảnh rỗi, chị đi làm móng chân móng tay cho khách quen. Cô ấy chết cả khu phố chúng tôi đều ngỡ ngàng".
Thương cha mẹ vất vả sớm tối, chị Hương vừa đi học nghề làm tóc vừa làm thêm kiếm tiền giúp cha mẹ trang trải cuộc sống và lo chi phí chữa bệnh cho em út bị nhiễm chất độc dioxin.
Bãi đất trống nơi phát hiện thi thể nạn nhân.
Năm 30 tuổi, chị kết hôn với anh Đặng Quốc Bảo (SN 1975, cùng quê Thừa Thiên - Huế). Hạnh phúc của anh chị như nhân đôi khi chị sinh được một bé trai là học sinh lớp 6.
Ngày khu dân cư nơi vợ chồng chị cùng cha mẹ, anh, em đang sinh sống, phường 2 Thảo Điền, bị giải tỏa, nhận được một số tiền đền bù, chị Hương bàn với chồng dành số tiền đó mua căn hộ hiện tại ở xã Vĩnh Lộc B, để cha mẹ già sinh sống, vợ chồng chị và hai người em vẫn thuê trọ ở phường Thảo Điền để bám trụ làm ăn.
Bà Tô Thị Diệu, mẹ đẻ chị Hương kể: Ngoài làm móng, mấy năm nay chị Hương còn cùng một số người bạn ở phường Thảo Điền góp hụi. Thời gian gần đây chị đứng ra làm "cái" (nhận tiền góp hụi từ các thành viên trong nhóm).
Vài ngày trước, có người chơi hụi nợ tiền nhưng không trả. Lần nào nó đến đòi người kia cũng nói nặng nói nhẹ khiến nó cũng bực tức to tiếng lại.
Người thân của chị Hương còn kể, số vợ chồng chị không được may, mấy ngày trước, trong khi làm móng cho khách, kẻ gian đã lấy mất chiếc xe máy của chị Hương.
Mẹ nạn nhân đau đớn kể thêm: "Mười mấy năm tích cóp, đến nay vợ chồng chúng nó mới đủ điều kiện mua trả góp 1 căn hộ phía trên căn hộ của cha mẹ.
"Giá của căn hộ là 436 triệu đồng, trả đợt 1 là 180 triệu đồng vào ngày 30/5, còn lại sẽ trả góp trong vòng 9 năm, nó gom sắp đủ rồi, ước mơ có căn nhà sắp thành hiện thực thì tai họa ập đến, nhà thì chưa có, tiền thì mất, mạng cũng chẳng còn...".
Anh Đặng Quốc Bảo đau đớn kể lại ngày vợ bị mất tích.
Anh Bảo không ngừng tự trách mình: "Vợ tui đi ra đường thường đeo một số đồ trang sức nhưng lúc phát hiện thi thể đều mất sạch, chiếc xe máy mới mua 1 ngày cũng không cánh mà bay... Nếu mọi chuyện thuận lợi thì đúng 4 giờ chiều hôm đó vợ chồng tui sẽ đi bán số vàng để góp vào trả tiền nhà mới đủ. Không ngờ chỉ vài tiếng đồng hồ mà vợ tui "đi" không bao giờ trở lại. Nếu hai vợ chồng tui bán số vàng sớm hơn có lẽ vợ tui đã không trở thành "miếng mồi" của kẻ thủ ác".
Anh suy đoán thêm: "Vợ tui là người đường hoàng, thường chỉ làm cho những mối quen, không đi làm đêm cũng chưa bao giờ đi làm ở khu vực khác ngoài phường Thảo Điền. Vậy mà xác vợ tui lại ở phường Thạnh Mỹ Lợi cách nhà khá xa? Chứng tỏ kẻ ác muốn phi tang, thủ tiêu chứng cớ.
Hôm đến nhận dạng thi thể vợ, thấy cô ấy bị giết hại dã man mà tui đau đớn từng nào lại càng thêm căm phẫn chừng ấy. Giờ gia đình tui chỉ biết trông chờ vào cơ quan điều tra...".
Lược theo CAND
Theo_Báo Đất Việt
Gia đình 17 năm trồng rau, nuôi gà trên tầng thượng Tận dụng không gian tầng thượng, ban công nhiều người dân ở Thủ đô đã tự trồng rau, nuôi gà... phục vụ bữa cơm an toàn mỗi ngày của gia đình. Đến thăm gia đình bà Trần Thị Toàn ở phương Xuân Tảo (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã có thâm niêm trồng rau khoảng 17 năm. Theo bà Toàn, gia đình bà...