UBND huyện Kỳ Anh bị phê bình vì buông lỏng quản lý khoáng sản
Sáng 28.3, UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết ông Lê Đình Sơn, Phó chủ tịch UBND tỉnh này vừa ký công văn số 1043/UBND-CN1 về việc xử lý tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn huyện Kỳ Anh.
“Cát tặc” ngang nhiên đưa máy móc, ô tô vào khai thác cát trái phép trên sông Rào Trổ
Công văn nêu rõ: “nghiêm khắc phê bình UBND huyện Kỳ Anh vì đã buông lỏng quản lý nhà nước, thiếu trách nhiệm trong việc phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan xử lý tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn”.
Video đang HOT
UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Tài chính và UBND huyện Kỳ Anh cùng phối hợp xử lý dứt điểm tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn huyện Kỳ Anh và báo cáo cho UBND tỉnh trước ngày 30.3.
Trong trường hợp để tình trạng khai thác khoáng sản trái phép vẫn tái diễn trên địa bàn thì Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh và Chủ tịch UBND các xã liên quan phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.
Trước đó, như Thanh Niên đã phản ánh về nạn “cát tặc” hoành hành trên sông Rào Trổ, đoạn qua địa bàn các xã Kỳ Lạc, Kỳ Lâm, Kỳ Sơn, Kỳ Thượng (thuộc huyện Kỳ Anh) trong bài viết “Chủ tịch xã tiếp tay cho cát tặc”.
Sông Rào Trổ, đoạn qua địa bàn huyện Kỳ Anh bị móc ruột không thương tiếc
Theo người dân địa phương, sở dĩ “cát tặc” đưa được máy đào, máy múc vào móc ruột lòng sông Rào Trổ lấy cát trong một thời gian dài (hơn 2 năm nay) là có sự tiếp tay của chính quyền địa phương các xã liên quan và sự “nhắm mắt làm ngơ” của UBND huyện Kỳ Anh.
Sau khi báo đăng, ông Võ Tá Đinh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh cam kết sẽ cùng phối hợp với các cơ quan chức năng sớm xử lý dứt điểm tình trạng “cát tặc” hoành hành trên sông Rào Trổ, đoạn qua địa bàn huyện Kỳ Anh.
Theo TNO
Siêu bão Hải Yến: Hà Tĩnh di dời khẩn cấp 50.000 dân
Ngày 9.11, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có công văn hỏa tốc gửi các cơ quan chức năng liên quan, yêu cầu di dời hơn 14.000 hộ dân với hơn 50.000 nhân khẩu ở khu vực nguy hiểm tới nơi an toàn trước lúc siêu bão Hải Yến vào.
Người dân ở các khu vực nguy hiểm thuộc diện phải di dời khẩn cấp gồm: Kỳ Anh, Lộc Hà, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Thạch Hà và TP.Hà Tĩnh.
Cùng ngày, theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão Hà Tĩnh, hiện tại vẫn còn 112 phương tiện với gần 500 thuyền viên hoạt động trên biển, nhưng tất cả những người này đã nắm được thông tin về siêu bão đang đến gần, đang vào nơi trú ẩn an toàn.
Ngoài ra, trước diễn biến phức tạp của siêu bão Hải Yến, UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng đã chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai nhanh các phương án đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, hồ chứa thủy lợi, thủy điện và các công trình phòng chống lụt bão trên địa bàn.
Theo TNO
Hà Tĩnh đề nghị hỗ trợ 200 tỉ đồng khắc phục hậu quả bão Sáng 5.10, BCH Phòng chống lụt bão tỉnh Hà Tĩnh cho biết ông Trần Minh Kỳ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, vừa ký văn bản báo cáo về tình hình thiệt hại và công tác đối phó, khắc phục hậu quả do bão số 10 gây ra trên địa bàn tỉnh. Trước những thiệt hại nặng nề do bão số 10...