UBND huyện Đăk Glei… “ém” thông tin?
Liên quan đến sự việc vỡ đập thuỷ điện Đăk Mek 3, ông Đỗ Sum, Chánh văn phòng UBND huyện Đăk Glei (Kon Tum) cho biết: Sau 4 ngày (từ 22 đến 26-11) huyện mới biết vụ việc trên qua báo chí. Sự việc xảy ra trên địa bàn nhưng chính quyền huyện lại “không” nắm được vụ việc. Tuy nhiên, ông Lê Bá Thanh, Giám đốc Công ty Cổ phần thủy điện Hồng Phát Đăk Mek, chủ đầu tư công trình lại khẳng định: “Khi sự cố xảy ra, ngay lập tức chúng tôi đã báo cáo với Cơ quan Công an huyện và Viện kiểm sát nhân dân huyện do có tai nạn chết người. Chúng tôi cũng đề nghị lực lượng y tế huyện Đăk Glei hỗ trợ”.
Đại diện doanh nghiệp cho biết thêm: Ngay trong đêm 22-11, đơn vị cũng báo cáo Chủ tịch UBND huyện, ông Nguyễn Phúc Phận. Theo như ông Thanh, thì rõ ràng sự việc đã được báo với các ban, ngành trong huyện cũng như người đứng đầu chính quyền huyện . Như vậy UBND huyện Đăk Glei “ém nhẹm” thông tin vụ vỡ đập ngay từ đầu khiến UBND tỉnh Kon Tum rất bị động trong việc xử lý vụ việc? Chỉ khi báo chí lên tiếng vào ngày 22-11 thì phải đến 27-11 (5 ngày sau khi sự việc xảy ra), Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Kon Tum do Sở Công Thương chủ trì mới về Đăk Glei để tiếp cận hiện trường. Ngoài ra, theo phản ánh của người dân, trước đó công trình đã có dấu hiệu bị nứt ở nhiều đoạn thân đập… mặc dù vậy, dường như chính quyền Đăk Glei cũng không quan tâm đến công trình thuỷ điện trên.
Trong khi đó, tất cả nỗ lực của nhiều nhà báo nhằm tiếp cận ông Nguyễn Phúc Phận, Chủ tịch UBND huyện Đăk Glei đều bị từ chối. Khi tới huyện vào trưa 26-11, một số phóng viên đề nghị gặp lãnh đạo UBND huyện thì được ông Đỗ Sum báo rằng đồng chí Chủ tịch về tỉnh họp. Tuy nhiên, theo ghi nhận của các phóng viên tác nghiệp tại hội nghị này thì lãnh đạo tỉnh tham dự là ông Trịnh Xuân Lộc, Phó Chủ tịch UBND huyện Đăk Glei. Vậy, Chủ tịch UBND huyện Đăk Glei đã không có động thái nào để nắm tình hình của sự cố vỡ đập thủy điện Đăk Mek 3 sau khi sự việc xảy ra. Chính quyền đã để mặc cho chủ đầu tư tự khắc phục hậu quả, không cử cán bộ đến giám sát, theo dõi. Sự việc trên chỉ dừng lại khi đoàn liên ngành của tỉnh vào làm việc.
Sáng 29-11, UBND tỉnh Kon Tum tiến hành tổ chức họp báo về vụ việc trên.
Theo ANTD
"Xe húc" đổ đập thủy điện: Ém thông tin?
5 ngày sau sự cố tường thượng lưu đập tràn thủy điện Đăk Mek 3 (xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum) vỡ vụn vì "bị xe ben tông phải", phóng viên có dịp "mục sở thị" cảnh tan hoang nơi đây.
Đập thủy điện thành đống đổ nát
Ngày 27/11, cùng đi với đoàn công tác liên ngành của tỉnh Kon Tum, kiểm tra hiện trường vụ vỡ đập thủy điện Đăk Mek 3, chúng tôi chứng kiến sự ngổn ngang, hoang tàn nơi đây.
Video đang HOT
Sau 5 ngày xảy ra sự cố, không khí làm việc trên công trường thủy điện rất vắng lặng, hầu như không có bóng dáng lực lượng thi công. Chỉ còn 2 chiếc máy đào đang dọn dẹp lại đống đổ nát ở vai đập bên trái. Mảng tường bê tông phía thượng lưu con đập bị đổ sập, nằm chỏng chơ.
Các phóng viên cùng tham gia giám sát hiện trường với cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum
Men theo đống đổ nát trên thân đập, chúng tôi thấy bên trong lõi bờ đập, chỉ có một ít đá nhỏ, còn lại phần lớn là đất. Những mảng bê tông dày đến 1,5m bị gãy vụn, nhưng bên trong không có nhiều cốt thép.
Thủy điện Đăk Mek 3 nằm ở vùng hẻo lánh dưới chân núi Ngọc Linh, cách trung tâm huyện vùng sâu Đăk Glei chừng 40km. Do địa hình núi cao, đèo dốc hiểm trở nên rất ít người biết về thông tin ở công trường này.
Vô tình chứng kiến cảnh vỡ đập tràn thuỷ điện Đăk Mek 3, ông A Thít, người dân ở xã Đăk Choong lo lắng: "Phần nhiều chúng tôi đều có ruộng nằm dọc hai bên bờ con suối Đăk Mi. Vào ngày mùa này, bà con các làng đều phải xuống ruộng thu hoạch lúa. Nếu chẳng may thuỷ điện đã tích nước, đập tràn vỡ tan như vậy, chắc bà con mình chết chìm dưới dòng nước dữ".
Tường thượng lưu đập tràn xây mỏng manh, dễ vỡ
Báo cáo với đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Kon Tum vào trưa ngày 27/11, ông Lê Bá Thanh (Giám đốc Công ty CP thuỷ điện Hồng Phát - Đăk Mek, chủ đầu tư đồng thời là đơn vị thi công công trình thuỷ điện Đăk Mek 3) cho biết: chiều tối 22/11, tại công trường thuỷ điện Đăk Mek 3, khi xe tải hiệu Đông Feng BKS 43C-00890 của Công ty TNHH Thái Sơn chở đất đá đổ trên thân đập, đã va vào tường thượng lưu đập tràn. Cú va chạm này đã làm cả đoạn đập tràn dài 60m, cao gần 20m ngã đổ, vỡ vụn, đổ ập xuống suối đang chảy xiết.
Các nhân chứng có mặt tại hiện trường cho hay, anh Nguyễn Quốc Hùng (28 tuổi, quê Đại Lộc, Quảng Nam, công nhân lái xe của Công ty TNHH Thái Sơn) mới làm việc trên công trường được 3 ngày. Khi đập thủy điện vỡ, anh Hùng đứng ngay phía sau xe tải, đã rơi xuống suối cùng chiếc xe. Nạn nhân tử vong ngay sau đó.
Sau nhiều giờ tìm kiếm, đến 7 giờ 15 phút sáng 23/11, thi thể anh Hùng mới được tìm thấy. Đơn vị thi công đã tổ chức đưa nạn nhân về quê an táng.
Ngày 26/11, Công an huyện, Viện KSND huyện Đăk Glei đã vào công trường thuỷ điện Đăk Mek 3 tiến hành khám nghiệm hiện trường, điều tra làm rõ vụ việc.
Hoang tàn công trường thủy điện Đăk Mek 3, sau cú va chạm của xe ben với thân đập
"Ém" thông tin?
Trả lời các cơ quan báo chí tại công trường, ông Lê Bá Thanh nói rằng chủ đầu tư công trình thuỷ điện Đăk Mek 3 đã báo cáo kịp thời với các ngành chức năng của huyện Đăk Glei về vụ vỡ đập. Nhưng ông Trịnh Xuân Lộc, Phó Chủ tịch UBND huyện Đăk Glei khẳng định đến sáng 26/11 mới biết (!?).
Sau khi nhận được thông tin về sự cố, lãnh đạo huyện Đăk Glei đã cử lãnh đạo Văn phòng UBND huyện, cùng các ngành chức năng vào hiện trường để kiểm tra vụ việc nghiêm trọng này.
Theo thông tin chúng tôi có được, tai nạn lao động gây chết người xảy ra vào ngày 22/11. Tuy nhiên, đến tận ngày 26/11, sau khi xác nạn nhân đã được đưa về quê an táng, UBND tỉnh Kon Tum và một số cơ quan hữu quan mới nhận được báo cáo từ phía chủ đầu tư.
Trở lại với nguyên nhân sự cố vỡ đập, ông Lê Bá Thanh lý giải: do khối lượng đất, đá đổ lèn vào quá lớn và đổ dồn dập trong đợt cao điểm thi công nên đập không chịu nổi. Khi có lực tác động bên ngoài vào, đập tràn sập đổ...
Ông Lê Bá Thanh, Chủ đầu tư công trình thuỷ điện Đăk Mek nói với báo giới: không phải đập tràn thuỷ điện bị vỡ (!)
Một điều rất khó hiểu là lực chiếc xe va chạm mạnh đến đâu mà cả thân đập đồ sộ với khoảng 700m3 bê-tông lại sập dễ dàng đến thế? Với thực tế đã diễn ra, nhiều khả năng công trình thủy điện này đang có vấn đề trong khâu thiết kế và thi công.
Chiều 27/11, trả lời báo chí về vụ việc vỡ đập thuỷ điện Đăk Mek 3, ông Bùi Văn Cư, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Kon Tum, trưởng đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh cho hay, sự cố trên, Sở Công Thương không được chủ đầu tư báo cáo. Thông tin sở có được là từ nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng.
Cận cảnh tường thượng lưu đập tràn bị gãy đổ
Dù chủ đầu tư không thừa nhận vỡ đập, nhưng quan sát trực quan tại hiện trường, đoàn công tác liên ngành khẳng định đập đã bị ngã đổ, vỡ nát và xảy ra chết người. Với vai trò trưởng đoàn liên ngành, ông Cư sẽ báo cáo bằng văn bản với UBND tỉnh Kon Tum vào ngày 28/11. Trong đó, sẽ tham mưu cho UBND tỉnh lựa chọn một đơn vị có tư cách pháp nhân, có năng lực để thực hiện kiểm định công trình thủy điện Đăk Mek 3. Sau khi kiểm định xong, tỉnh sẽ đưa ra phương án xử lý đối với chủ đầu tư công trình.
Ngày 27/11, đoàn công tác liên ngành tỉnh Kon Tum cũng yêu cầu chủ đầu tư công trình thuỷ điện Đăk Mek 3 phải nộp hồ sơ chất lượng công trình về Sở Xây dựng trước ngày 8/12 tới để kiểm tra, theo dõi.
Theo 24h
Tiêu hủy 300 kg thịt lậu Khoảng 1 giờ sáng ngày 29.11, Đoàn kiểm tra liên ngành TP.Biên Hòa (Đồng Nai) đã bất ngờ kiểm tra lò mổ heotại số nhà C 338, tổ 13-KP 3, P.Long Bình, do ông Lê Cường Toàn (quê Đồng Nai) làm chủ. Cơ quan chức năng phát hiện bên ngoài lò mổ được ngụy trang giống như 1 trại nuôi heo, nhưng bên...