UBND Hà Nội: Người dân ủng hộ thay thế cây
Lãnh đạo thành phố cho hay, việc thay thế 6.700 cây xanh được thực hiện trong 3 năm. Nhiều doanh nghiệp đã ủng hộ kinh phí và đa số nhân dân tại khu vực thay thế cây đồng thuận.
Chiều 18/3, UBND thành phố Hà Nội đã có công văn gửi các cơ quan báo chí thông tin về việc chặt hạ, thay thế cây xanh trên địa bàn. Theo văn bản này, từ kết quả rà soát để triển khai quy hoạch cây xanh, Sở Xây dựng đã kiến nghị thay thế 6.700 cây trong thời gian 3 năm (2015-2017), kinh phí 60 tỷ đồng.
Ngoài việc thay thế 6.700 cây xanh, thành phố Hà Nội cũng chặt hạ hàng trăm cây xanh để thi công các tuyến đường sắt đô thị. Ảnh: Phương Sơn.
Tuy nhiên, trong năm 2015 thành phố chưa bố trí kinh phí cho việc cải tạo, thay thế cây xanh. Tranh thủ thời tiết mùa xuân thuận lợi cho việc trồng cây và tránh mùa mưa bão, thành phố đã kêu gọi xã hội hóa. Một số doanh nghiệp đã hưởng ứng tham gia thay thế cây xanh trên 17 tuyến phố.
“Hầu hết nhân dân khu vực thay thế cây đồng thuận, ủng hộ. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn một số ý kiến khác nhau, thành phố sẽ tiếp tục chỉ đạo Sở Xây dựng tiếp thu, làm rõ và vận động để nhân dân hiểu, đồng thuận”, công văn nêu.
Cũng theo UBND Hà Nội, hiện toàn thành phố có khoảng 120.000 cây xanh bóng mát, với khoảng 70 loài được trồng trên gần 3.000 km đường đô thị, tỉnh lộ, quốc lộ. Các cây cổ thụ được trồng từ thời Pháp thuộc đã xuất hiện hiện tượng sâu mục, dễ đổ gãy trong mùa mưa bão. Trên một số tuyến đường tồn tại cây lâm nghiệp không phải cây đô thị (như cây keo)… Đây là cơ sở để Sở Xây dựng đề xuất chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh.
Võ Hải
Video đang HOT
Theo VNE
Động cơ máy bay Đài Loan kêu bất thường khi cất cánh
Nạn nhân sống sót trong vụ máy bay ATR-72 của Đài Loan đâm xuống sông Cơ Long kể lại những dự cảm bất thường ngay sau khi máy bay cất cánh.
Ngày 6/2, từ trên giường bệnh, một nạn nhân sống sót trong vụ máy bay của hãng hàng không Đài Loan TransAsia đâm xuống sông cho biết ông đã nghe thấy động cơ máy bay phát ra nhiều tiếng động bất thường ngay khi cất cánh.
Cụ ông 72 tuổi Huang Jin-sun cho hay ông đã nghi ngờ có điều gì đó chẳng lành ngay sau khi máy bay khởi động ở sân bay Đài Bắc. Ông kể lại: "Tôi nghe thấy tiếng động lạ ngay bên cạnh. Có cảm giác như động cơ máy bay hoạt động không ổn ngay sau khi cất cánh".
Ông Huang là một trong 15 người may mắn sống sót khi chiếc máy bay 2 động cơ ATR-72 chở theo 58 người đâm xuống sông Cơ Long hôm 4/2 khiến ít nhất 31 người chết và 12 người mất tích.
Cụ Huang (áo trắng) kể lại những dự cảm bất thường ngay khi máy bay cất cánh
Ông Huang kể rằng ông đã giúp đỡ 4 hành khách khác ngồi bên cạnh tháo dây an toàn và kịp thời thoát ra ngoài ngay sau khi chiếc máy bay lao xuống mặt nước, vỡ thành nhiều phần và bắt đầu chìm xuống.
"Tôi nhìn thấy nhiều người mắc kẹt bên trong máy bay và chết đuối. Nếu tôi không di chuyển nhanh để giúp 4 người xung quanh, chắc họ cũng chịu chung số phận".
Một quan chức hàng không Đài Loan cho biết sau khi cất cánh được vài phút, phi công đã phát tín hiệu khẩn cấp về đài kiểm soát không lưu: "Cấp cứu, cấp cứu, động cơ ngừng hoạt động".
Theo các chuyên gia hàng không, động cơ của máy bay ATR-72 có thể ngừng hoạt động khi nguồn cấp nhiên liệu bị gián đoạn hoặc xảy ra trục trặc trong quá trình đốt cháy nhiên liệu, hoặc có thể bị các vật thể lạ xâm nhập vào động cơ.
Mặc dù vậy, Cục Hàng không Dân dụng Đài Loan vẫn từ chối đưa ra những phỏng đoán về nguyên nhân gây ra vụ tai nạn cho đến khi dữ liệu hộp đen được phân tích hết.
Theo hãng hàng không TransAsia, chiếc máy bay ATR-72 trên mới chỉ được đưa vào hoạt động chưa đầy một năm, và một trong những động cơ của nó đã được hãng Pratt & Whitney (Canada) thay thế hồi tháng Tư năm ngoái vì một trục trặc trong động cơ nguyên bản.
Trong một đoạn video được người dân ghi lại, có vẻ như động cơ bên trái của chiếc máy bay đã ngừng hoạt động trong khi chiếc máy bay chao đảo giữa những tòa nhà cao tầng, sau đó nghiêng hẳn sang bên trái, quệt cánh vào một cây cầu vượt và đâm xuống sông Cơ Long.
Chiếc máy bay nghiêng hẳn sang bên trái, quệt vào cây cầu vượt trước khi lao xuống sông
Đến ngày hôm nay, lực lượng cứu hộ Đài Loan vẫn chưa thể tìm thấy hết những người mất tích. Thợ lặn cảnh sát Cheng Ying-chih cho biết hoạt động tìm kiếm dưới nước gặp nhiều khó khăn do tầm nhìn hạn chế và nhiệt độ dưới nước quá thấp khiến các thợ lặn chỉ có thể hoạt động tối đa 1 giờ.
Nhiều gia đình nạn nhân cũng đã kéo đến bờ sông để làm các nghi lễ cầu siêu cho những người đã khuất, trong đó có thân nhân của 31 nạn nhân đến từ Trung Quốc đại lục.
Chính quyền Đài Loan đã ra tuyên bố về vụ thảm kịch này, trong đó nhấn mạnh: "Vụ tai nạn hàng không không chỉ gây vô vàn đau thương cho các gia đình mà còn ảnh hưởng đến lòng tin của du khách đối với ngành du lịch Đài Loan. Chúng ta phải cải thiện toàn diện các điều kiện an toàn sau thảm kịch này".
ATR-72 là loại máy bay hiện đại nhất được sản xuất bởi ATR, một công ty liên doanh giữa Airbus và công ty hàng không vũ trụ Ý Alenia Aermacchi. Hiện nay trên toàn thế giới đang có khoảng 1.200 chiếc ATR-72 đang hoạt động.
Đây là thảm kịch hàng không thứ hai trong chưa đầy một năm nay của hàng không Đài Loan. Hồi tháng 7 năm ngoái, một chiếc máy bay ATR-72 khác cũng đã đâm xuống đất khi cố hạ cánh trong thời tiết mưa bão, khiến 48 hành khách trên máy bay thiệt mạng.
Cục Hàng không Dân dụng Đài Loan đã tạm thời cấm toàn bộ 22 máy bay ATR-72 của 2 hãng hàng không Đài Loan để kiểm tra toàn diện hệ thống nhiên liệu và động cơ sau vụ tai nạn thảm khốc trên sông Cơ Long.
Theo Trí Dũng (Guardian / Danviet.vn)
Hà Nội muốn nghiêm cấm việc đu dây vượt sông Trước tình trạng tại một số xã của thành phố người dân phải đu dây qua sông, lãnh đạo UBND Hà Nội vừa yêu cầu Sở Giao thông xử lý việc vượt sông bằng dây treo, kiên quyết cấm lưu thông nếu nguy cơ mất an toàn... Những kiểu vượt sông nguy hiểm giữa lòng Hà Nội Thời gian gần đây, báo chí...