Uber Việt Nam phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế!
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa gửi văn bản tới Công ty TNHH Uber Việt Nam nhằm góp ý về đề án xây dựng khung pháp lý cho hoạt động dịch vụ kết nối vận tải của doanh nghiệp, đồng thời yêu cầu công ty này phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nếu muốn kinh doanh tại Việt Nam.
Trước đó, Bộ Giao thông vận tải đồng ý để Uber xây dựng khung pháp lý cho hoạt động dịch vụ vận tải của hãng tại Việt Nam để báo cáo Chính phủ được thí điểm như với GrabTaxi. Tuy nhiên, lưu ý Uber cần thực hiện đúng việc đăng ký kinh doanh, các nghĩa vụ về thuế đối với Chính phủ Việt Nam nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo an toàn cho hành khách sử dụng dịch vụ của Uber.
Thông tin mới đây từ Bộ Giao thông vận tải cho biết, Bộ này đã trả lại đề án của Uber do trong đề án vẫn giữ quan điểm để công ty mẹ tại Hà Lan ký hợp đồng cung cấp dịch vụ và chịu trách nhiệm với các khách hàng, đối tác ở Việt Nam thay vì chuyển giao cho pháp nhân trong nước.
Muốn kinh doanh vận tải thì Uber Việt Nam phải đăng ký theo quy định và nộp thuế
Video đang HOT
Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch Đầu tư bày tỏ sự ủng hộ việc ứng dụng công nghệ trong kết nối vận tải vì cho rằng điều này đem lại lợi ích cho xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của ngành giao thông. Do đó, Bộ này ủng hộ sự cần thiết của đề án thí điểm và khung pháp lý cho hoạt động kết nối vận tải mà Uber đề xuất và đề nghị doanh nghiệp làm theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải cũng như tham vấn thêm ý kiến các Bộ Công an, Tài chính, Khoa học công nghệ…
Theo văn bản này của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ này khẳng định hiện công ty Uber chưa đăng ký ngành nghề kinh doanh là dịch vụ kết nối vận tải. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, theo đề án công ty mẹ Uber B.V tại Hà Lan sẽ đứng ra thực hiện các nghĩa vụ với các cơ quan Nhà nước và khách hàng tại Việt Nam là chưa phù hợp, vì vậy đề án cần điều chỉnh nghĩa vụ cho Công ty TNHH Uber Việt Nam thực hiện các nghĩa vụ, trong đó có nộp thuế theo pháp luật của Việt Nam.
Văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ, dịch vụ kết nối vận tải không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh hay là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, dịch vụ do Uber đề xuất là ngành nghề mới, chưa có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007, cũng như chưa chịu sự điều chỉnh của luật chuyên ngành là Luật Đường bộ 2008 hay các văn bản hướng dẫn.
Chưa hết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh, đây cũng là hoạt động kinh doanh mà Việt Nam chưa cam kết thực hiện theo phương thức cung cấp qua biên giới trong khuôn khổ cam kết WTO mà vẫn do pháp luật Việt Nam quản lý. Vì vậy, Bộ này cho rằng việc hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động kết nội dịch vụ vận tải là rất cần thiết.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng theo đề án của Uber đưa ra việc công ty mẹ Uber B.V tại Hà Lan sẽ đứng ra thực hiện các nghĩa vụ với các cơ quan Nhà nước và khách hàng tại Việt Nam là chưa phù hợp, vì vậy đề án cần điều chỉnh nghĩa vụ cho Công ty TNHH Uber Việt Nam thực hiện các nghĩa vụ, trong đó có nộp thuế theo pháp luật của Việt Nam.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Bộ Giao thông kiến nghị thí điểm dịch vụ kiểu Uber
Trước tình trạng nở rộ dịch vụ vận tải theo kiểu "taxi Uber", Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ cho phép thí điểm đề án ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối vận tải hành khách theo hợp đồng.
Theo Bộ GTVT, gần đây ở Việt Nam xuất hiện nhiều ứng dụng phần mềm hỗ trợ việc kết nối giữa hành khách và đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải giống kiểu Uber. Điều này phản ánh xu thế ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực GTVT của quốc tế và Việt Nam.
Tuy nhiên, những dịch vụ này cũng bộc lộ một số bất cập. Trong đó, nhiều trường hợp sử dụng phần mềm của tổ chức nước ngoài, không đăng ký hoạt động ở Việt Nam. Một số khác chưa được cấp phù hiệu "xe hợp đồng" cũng sử dụng phần mềm kết nối để chở khách. Điều này là không phù hợp với quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô.
Thanh tra giao thông (Sở GTVT TP HCM) ra quân xử phạt dịch vụ taxi Uber. Ảnh:H.C
Từ đó, Bộ kiến nghị cho phép thí điểm đề án ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối vận tải hành khách theo hợp đồng. Mục tiêu của đề ánnhằm kết nối dịch vụ vận tải dựa trên công nghệ thông tin và phù hợp với pháp luật; tạo tiền đề cho việc triển khai các ứng dụng công nghệ cho ngành vận tải, đặc biệt là sàn giao dịch vận tải; đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân, tiết kiệm thời gian và chi phí, cũng như xu hướng sử dụng thiết bị di động thông minh.
Bộ GTVT đề xuất, các đơn vị có giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng ôtô theo hợp đồng (khai thác ôtô dưới 9 chỗ được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và cấp phù hiệu xe hợp đồng). Đề án sẽ được thí điểm từ trong năm nay tại 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Khánh Hòa và kéo dài đến cuối năm 2018. Sau đó, Bộ sẽ phối hợp cùng với các đơn vị liên quan đánh giá kết quả thực hiện và đề xuất các giải pháp hoàn chỉnh chính sách về vận tải hành khách bằng ôtô.
Với mức phí thấp hơn khoảng 20% cước phí taxi thông thường, các hình thức kinh doanh dịch vụ taxi mới thông qua ứng dụng di động kết nối tài xế và hành khách đã thu hút được nhiều người dùng, nhưng cũng gây nhiều tranh cãi về tính pháp lý.
Hữu Nguyên
Theo VNE
Doanh nghệp taxi kiến nghị tạm dừng Taxi Uber và Grab Phương tiện taxi Uber và Grab đã tạo ra sự cạnh tranh không công bằng và lành mạnh với các doanh nghiệp vận tải taxi truyền thống. Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP Hà Nội, ông Nguyễn Anh Quân vừa có Công văn kiến nghị Chính phủ, Bộ GTVT, UBND TP Hà Nội và các đơn vị chức năng tạm dừng...