‘Uber Trung Quốc’ sẵn sàng triển khai dịch vụ xe tự lái đón khách
Didi Chuxing không ngần ngại chia sẻ tham vọng muốn đưa cả dịch vụ này ra bên ngoài Trung Quốc.
Ông lớn dịch vụ gọi xe Trung Quốc Didi Chuxing lên kế hoạch sẽ bắt đầu sử dụng xe tự hành để đón khách tại Thượng Hải và hi vọng có thể mở rộng ra nhiều khu vực khác ở Trung Quốc vào năm 2021.
Một chiếc xe tự hành của Didi Chuxing. (Ảnh: Reuters)
Dịch vụ này theo đó sẽ cho phép hành khách gọi xe thông qua ứng dụng Didi có thể lựa chọn xe tự hành để sử dụng, theo những gì Giám đốc Công nghệ Didi Chuxing Zhang Bo chia sẻ tại Hội thảo Trí tuệ Nhân tạo Thế giới mới đây.
Những chiếc xe tự lái nằm trong chương trình thử nghiệm này sẽ vẫn có một tài xế là con người đi kèm. Ông Zhang Bo tiết lộ sẽ có hơn 30 dòng xe khác nhau được đưa vào chương trình thử nghiệm, tất cả đều được trang bị khả năng xe tự hành Level-4. Điều đáng nói là những chuyến xe tự lái thử nghiệm sẽ hoàn toàn iễn phí.
Ông Zhang tiết lộ với báo giới rằng Didi đang có kế hoạch sẽ triển khai dịch vụ trong một vài tháng tới, tuỳ thuộc vào việc hãng này cần có thêm một số giấy phép. Trước đó, Didi Chuxing đã nhận được giấy phép từ giới chức Thượng Hải để thử nghiệm những chiếc xe tự lái của mình trên đường phố.
Video đang HOT
Xe tự hành đang là cuộc đua được rất nhiều ông lớn công nghệ quan tâm. (Ảnh: The Verge)
Didi hi vọng sẽ triển khai dịch vụ xe tự lái tại ba thành phố Trung Quốc là Bắc Kinh, Thượng Hải và Thâm Quyến cho tới năm 2020, trước khi đưa nó ra bên ngoài lãnh thổ nước này một năm sau đó. Didi cũng đang hợp tác cùng Toyota Motor Corp về công nghệ xe tự hành.
Đầu tháng này, Reuters cho biết Didi đã tách riêng mảng xe tự hành của mình thành một công ty riêng để tập trung vào nghiên cứu và đang tìm kiếm những hợp tác sâu rộng hơn với các nhà sản xuất ô tô.
Các ông lớn công nghệ như Baidu Inc (Trung Quốc) hay Waymo (Alphabet) và nhiều nhà sản xuất ô tô truyền thống khác cũng đang tăng tốc trong cuộc đua triển kahi xe tự hành. Hồi tháng 12 năm ngoái, Waymo đã bắt đầu đón khách trong xe tự hành trong một khu vực rộng khoảng 160 km ở bốn thành phố ở Mỹ, đưa Mỹ vượt lên trước trong cuộc đua thú vị này.
Theo Saostar.vn
Báo Nhật Nikkei chỉ ra cách VinFast sớm đạt doanh số 'khủng' ngay năm đầu tiên bán ra thị trường
Chúng tôi giới thiệu bài viết của tác giả Tomoya Onishi đăng tải trên tờ Nikkei ngày 27/8, nói về bước đi mới nhất của VinFast là bắt tay với FastGo để tăng doanh số trong và ngoài nước.
Vingroup, tập đoàn đầy tham vọng của Việt Nam, gần đây đã chính thức bổ sung mảng sản xuất xe hơi vào danh mục kinh doanh với thương hiệu VinFast. Họ đang tiến tới việc cung cấp xe cho chính phủ, đồng thời đem đến ưu đãi cho các tài xế lái xe dịch vụ muốn mua một chiếc xe mới.
VinFast bắt đầu bàn giao xe cho khách hàng vào tháng 6, hai năm sau thời điểm thành lập. Hãng cho biết đã nhận được hơn 10.000 đơn đặt hàng từ trước khi xe bắt đầu lăn bánh khỏi dây chuyền lắp ráp.
Ngoài khách hàng cá nhân, VinFast Fadil còn hướng tới doanh nghiệp vận tải, dịch vụ.
Tam Chanh, một chuyên gia chính trị và phân tích thị trường của Việt Nam nhận định, lượng khách hàng từ chính phủ và doanh nghiệp có thể giúp VinFast đạt doanh số 15.000 xe trong năm đầu tiên. Chính phủ Việt Nam mới đây cũng đã giới thiệu các ưu đãi để hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô nội địa phát triển.
" VinFast sẽ là một trong những người hưởng lợi lớn", ông Chanh nói thêm.
Cần nhớ, VinFast hiện là nhà sản xuất ô tô duy nhất của Việt Nam.
Chuyên gia Thái Lan chỉ ra chiến lược khôn ngoan để công nghiệp ô tô Việt Nam cạnh tranh trong khu vực và đường đi của VinFast
Báo Trung Quốc hoài nghi về khả năng thành công của VinFast
Thời báo châu Á: Với VinFast, Việt Nam sẽ chiếm ngôi vua sản xuất ô tô ĐNA từ tay Thái Lan
Đầu tháng 8/2019, Vingroup tuyên bố họ hợp tác với FastGo - đơn vị cung cấp ứng dụng gọi xe - để qua đó hỗ trợ tài chính tới khoảng 1.000 tài xế mua xe VinFast để hoạt động dịch vụ. Sự hợp tác sẽ bắt đầu vào tháng 9 cùng năm.
Thỏa thuận tài chính này sẽ cho phép các tài xế mua một chiếc VinFast Fadil với khoản thanh toán trả trước 20% giá niêm yết. VinFast Fadil là một chiếc hatchback sử dụng động cơ 1.4L có giá khởi điểm khoảng 450 triệu đồng (19.400 USD).
Những tài xế FastGo mua VinFast Fadil sẽ được độc quyền chờ và nhận khách ở các khu phức hợp của Vingroup tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Tính riêng tại Hà Nội, Vingroup có 10 khu phức hợp lớn bao gồm nhà ở, khách sạn, văn phòng và các cơ sở khác. Có thể kể tới 8 trung tâm thương mại Vincom, 41 siêu thị Vinmart, 19 trường học Vinschool, 4 bệnh viện Vinmec và 1 khu nghỉ dưỡng Vinpearl.
Trong khi đó, FastGo sẽ giảm giá 50% cho khách hàng đặt chuyến với điểm đến hoặc đi từ các vị trí nêu trên của Vingroup tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Sự hợp tác giữa FastGo và VinFast kỳ vọng sẽ mang lại khách hàng cho các dịch vụ của Vingroup. Đồng thời giúp những khách hàng tiềm năng có cơ hội tiếp xúc với xe hơi VinFast.
Không chỉ Fadil, các mẫu Lux cũng sẽ tham gia vào hợp tác đầy tiềm năng này và được gọi với tên FastLux.
Sự hợp tác cũng cho phép FastGo thuê 500 xe từ VinFast. Lô hàng đầu tiên với khoảng 200 xe Fadil sẽ được bàn giao vào cuối năm nay theo tiết lộ từ truyền thông trong nước.
Vingroup đã đầu tư khoảng 3,5 tỷ USD vào nhà máy ô tô của mình đặt tại thành phố cảng phía bắc Hải Phòng. Ban đầu, VinFast dự kiến sẽ sản xuất 250.000 xe mỗi năm (doanh số bán xe chở khách của Việt Nam đạt mức 276.000 vào năm 2018). Mục tiêu cuối cùng của VinFast là đạt mốc sản xuất 500.000 xe mỗi năm.
Mục tiêu đó vẫn còn một chặng đường dài. Để đi đầu, Vingroup rất muốn khai thác thị trường nước ngoài. Ông Võ Quang Huệ, phó giám đốc điều hành của Vingroup, phụ trách dự án VinFast, từng xác nhận với truyền thông trong nước rằng VinFast sẽ được xuất khẩu sang Nga. Tuy vậy, ông từ chối tiết lộ thời điểm cụ thể.
Nguyễn Hữu Tuất, người sáng lập và là Giám đốc điều hành của FastGo, chia sẻ với Nikkei Asian Review rằng những lái xe FastGo đang đạt được những thỏa thuận tiềm năng về việc cung cấp xe VinFast cho doanh nghiệp của FastGo tại Myanmar, nơi công ty đã hoạt động từ tháng 12.
VinFast cũng đang trao đổi với chính phủ Việt Nam về việc thay thế ô tô trong cơ quan nhà nước bằng cách mua và cho thuê các mẫu xe VinFast. Theo một báo cáo, chính phủ đã chi hơn 1 nghìn tỷ đồng mua 1.081 xe trong năm 2017. Việt Nam hiện có hơn 39.400 phương tiện công cộng với tổng trị giá hơn 1 tỷ USD. Trong đó, xe công vụ chủ yếu sử dụng dòng xe Toyota và những thương hiệu nước ngoài khác. Song, hãng xe Việt phủ nhận thông tin này.
Theo Trí Thức Trẻ
Xe tự lái Jaguar Land Rover sẽ được thiết kế như một rạp chiếu phim 3D Thương hiệu xe sang tới từ Anh quốc cho hay đang phát triển màn hình hiển thị 3D trên ô tô tự lái. Màn hình 3D sẽ xuất hiện trên các dòng xe Jaguar Land Rover trong tương lai Hầu hết các màn hình hiển thị trên ô tô ngày nay đều là dạng 2D nhưng Jaguar Land Rover đang tìm cách tiến...